5. Kết cấu của đề tài
4.1.3. Phát huy sức mạnh nội lực
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Việc xây dựng và phát triển nền kinh tế quốc dân Việt Nam trước đây một phần dựa vào các nước trong phe XHCH, đặc biệt là Liên Xô. Xong từ năm 1990, sau khi Liên Xô sụp đổ và các nước XHCN bị tan rã, làm cho hệ thống chính trị, kinh tế khủng hoảng, chúng ta mất đi chỗ dựa quan trọng đó. Để có thể đứng vững và phát triển, nhanh chóng đưa nước ta thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu thì việc phát huy mạnh mẽ ý chí tự lực và lợi thế của đất nước cực kỳ to lớn. Mặt khác, trong thời đại ngày nay, cuộc cách mạng khoa học công nghệ đang diễn ra như vũ bão, nhiều nước trên thế giới và khu vực có sự biến đổi nhanh chóng, phi thường. Do đó, cần khai thác sức mạnh của thời đại về mọi mặt: thành tựu khoa học công nghệ, nguồn vốn to lơn bên ngoài, kinh nghiệm quản lý tiên tiến, thị trường rộng lớn,… Thực hiện điều đó chính là sử dụng sức mạnh bên ngoài, biến nguồn lực bên ngoài thành nguồn lực trong nước để nhân lên sức mạnh bên trong.
Trong điều kiện tình hình thế giới diễn biến phức tạp, việc mở rộng sự hợp tác toàn diện với nước ngoài, với các tổ chức quốc tế để khai thác sự giúp đỡ của quốc tế cần phải có những chính sách mềm dẻo, khôn khéo và điều chỉnh kịp thời, phù hợp với tình hình cụ thế trong từng thời kỳ và phải có cách làm thông minh, sang tạo.
Nước ta có những lợi thế nhất định trong sự trao đổi và phân công lao động quốc tế (về con người, tài nguyên, vị trí địa lý). Vì vậy, cần vận dụng tốt quy luật lợi thế, khai thác có hiệu quả nhất các nguồn lợi thế đó để phát triển mạnh mẽ kinh tế đối ngoại, góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển, đưa nước ta thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu.
Như vậy, việc phát triển cao độ sức mạnh nội lực kết hợp với sức mạnh thời đại là một nhân tố đảm bảo cho sự thắng lợi của công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế ở nước ta.