Tăng cường đầu tư về tài chính – tín dụng cho hoạt động xuất nhập khẩu

Một phần của tài liệu Tác động của tự do hóa thương mại đối với xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam (Trang 86 - 88)

5. Kết cấu của đề tài

4.2.4. Tăng cường đầu tư về tài chính – tín dụng cho hoạt động xuất nhập khẩu

lâm, thủy sản, nhiên liệu và khoáng sản đã đến ngưỡng, trong khi giá xuất khẩu không còn thuận lợi, thì tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu phụ thuộc nhiều vào tăng trưởng của nhóm hàng công nghiệp và công nghiệp chế biến – đây là nhóm hàng có tiềm năng phát triển và thị trường thế giới có nhu cầu, trong đó một số mặt hàng như điện tử và linh kiện máy tính, điện thoại di động là những mặt hàng có tốc độ tăng trưởng cao trong thời gian qua và hứa hẹn tiếp tục mang lại kim ngạch xuất khẩu lớn trong thời gian tới.

4.2.4. Tăng cường đầu tư về tài chính – tín dụng cho hoạt động xuất nhập khẩu khẩu

Triển khai hiệu quả Nghị định số 75/2011/NĐ-CP ngày 30/8/2011 của Chính phủ về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của nhà nước, tạo điều kiện hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn với lãi suất ưu đãi của Ngân hàng Phát triển Việt Nam. Đẩy mạnh hoạt động bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong việc tiếp cận vốn.

Riêng đối với nhóm công nghiệp, loại bỏ dự án đầu tư chế biến sâu từ quặng khoáng sản (sản xuất fero hợp kim sắt, kim loại màu, bột màu đioxit) ra khỏi danh mục các dự án được vay vốn tín dụng đầu tư. Bởi vì, các dự án đầu tư chế biến sâu từ quặng khoáng sản là các dự án thương mại nên đề nghị vay vốn tại các ngân hàng thương mại theo cơ chế tín dụng thương mại.

- Tiến tới xóa bỏ rào cản vay vốn ngân hàng của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh và sự can thiệp của chính quyền đến hoạt động của các ngân hàng nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đều có cơ hội bình đẳng trong việc vay vốn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Thực hiện cơ chế tín dụng Nhà nước hỗ trợ cho các dự án đầu tư phát triển không phân biệt tính chất sở hữu, đặc biệt là cho các dự án đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, phục vụ xuất khẩu.

- Cắt giảm chi phí tiếp thị và cước phí vận tải để khuyến khích các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp tham gia xuất khẩu.

- Thực hiện chính sách lãi suất theo cơ chế thị trường và duy trì ổn định tỷ giá hối đoái thực tế từng bước tiến hành theo hướng thả nổi có điều tiết và tự do hóa có chọn lọc. Nhà nước cần áp dụng tỷ giá hối đoái thích hợp với từng đối tượng xuất nhập khẩu và khu vực thị trường, như chế độ tỷ giá hối đoái theo hướng khuyến khích đối với các mặt hàng khuyến khích xuất khẩu, và áp dụng chế độ tỷ giá hối đoái theo hướng hạn chế đối với các mặt hàng cần hạn chế xuất khẩu.

Tùy thuộc vào tình hình thực tế ở từng thời kỳ mà vận dụng công cụ tỷ giá hối đoái và lãi suất ngân hàng một cách sáng tạo, linh hoạt, khôn khéo để đẩy nhanh quá trình tự do hóa thương mại và tiến tới hội nhập quốc tế.

- Thiết lập hệ thống bảo hiểm xuất khẩu để tránh những rủi ro cho các nhà xuất khẩu, tạo điều kiện kích thích xuất khẩu và tăng tài trợ xuất khẩu. Để giúp cho các doanh nghiệp có tiềm năng phát triển xuất khẩu mà không có điều kiện tiếp cận nguồn vốn của ngân hàng vì không có tài sản thế chấp, cần phải tăng cường và củng cố các nội dung hoạt động của Qũy hỗ trợ xuất khẩu, đồng thời mở rộng diện mặt hàng được hỗ trợ xuất khẩu. Qũy hỗ trợ xuất khẩu sẽ bảo lãnh các khoản vay, cung cấp các khoản tín dụng để doanh nghiệp có thể bán hàng trả chậm cho nước ngoài.

- Đối với chính sách thuế: Chính sách thuế cần là công cụ định hướng và hỗ trợ phát triển các ngành hàng có lợi thế cạnh tranh. Đối với những ngành hàng này cần được bảo trợ ở mức cao nhất, biểu thuế cần đơn giản, ít mức thuế suất, tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý thuế mà vẫn khuyến khích doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sản xuất. Đối với các mặt hàng nhập

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

khẩu có ý nghĩa quan trọng cho quá trình sản xuất – xuất khẩu sau này nên áp dụng chế độ miễn thuế nhập khẩu đối với các loại tư liệu sản xuất quan trọng trong một thời gian dài để tạo ra sức chuyển biến mới trong các nhóm hàng chủ yếu.

Chính sách thuế cần được bổ sung thêm quy định về các mức thuế nhập khẩu khác nhau như mức thuế phổ thông, mức thuế ưu đãi chung, mức thuế ưu đãi đặc biệt để chống lại những thủ đoạn cạnh tranh không lành mạnh của nước ngoài.

Có giải pháp xử lý hợp lý đối với việc ân hạn thời hạn nộp thuế, đặc biệt là đối với nguyên liệu nhập khẩu để phục vụ sản xuất, gia công hàng xuất khẩu, góp phần giảm bớt khó khăn cho doanh nghiệp.

Các bộ, ngành tập trung triển khai thực hiện có hiệu quả các giải pháp về việc miễn, giảm, gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền sử dụng đất cho các doanh nghiệp, hộ kinh doanh và cá nhân theo Nghị quyết số 13/NQ-CP ngày 10/5/2012 của Chính phủ và Nghị quyết của kỳ họp thứ 3 Quốc hội Khóa XIII về miễn, giảm thuế.

Một phần của tài liệu Tác động của tự do hóa thương mại đối với xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam (Trang 86 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)