Hoàn thiện hệ thống pháp luật và cơ chế chính sách

Một phần của tài liệu Tác động của tự do hóa thương mại đối với xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam (Trang 79 - 83)

5. Kết cấu của đề tài

4.2.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật và cơ chế chính sách

Trước hết, cần hoàn thiện, xây dựng và đồng bộ hoá hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp theo hướng bảo hộ có điều kiện và có thời hạn đối với những ngành sản xuất còn non trẻ, tạo ra một sân chơi bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hoá xuất khẩu trên thị trường thế giới.

Cơ chế quản lý Nhà nước về xuất khẩu hàng hoá là một trong những yếu tố đặc biệt quan trọng đối với phát triển xuất khẩu; cơ chế càng phù hợp thì càng có vai trò tích cực phát triển xuất khẩu, nếu không phù hợp thì sẽ kìm hãm phát triển.

Quá trình đổi mới cơ chế xuất khẩu, nhập khẩu trong những năm qua là quá trình nghiên cứu, tìm tòi, sáng tạo, vừa làm vừa học, vừa tham khảo kinh nghiệm của các nước. Sau 25 năm đổi mới, cơ chế quản lý nhà nước về xuất khẩu về cơ bản đã chuyển đổi theo cơ chế thị trường, định hướng xã hội chủ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

nghĩa, từng bước hội nhập với nền kinh tế - thương mại quốc tế, nhưng vẫn còn một số hạn chế nhất định. Do đó cần có sự đổi mới để cơ chế xuất, nhập khẩu thực sự là nhân tố tích cực đẩy mạnh xuất khẩu. Sau đây là một số giải pháp chủ yếu:

- Chính phủ và các bộ, ngành tiếp tục tập trung chú trọng phát triển, tăng trưởng cả về chất và lượng các loại hàng hóa, sản phẩm xuất khẩu có thế mạnh cũng như các hàng hóa, sản phẩm chế biến và có giá trị gia tăng cao nhằm giảm dần sự phụ thuộc về tỷ trọng vào xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm, thủy hải sản và năng lượng khoáng sản.

- Sự phục hồi ngoài dự kiến của Hoa Kỳ và một số nền kinh tế khác; sự vững vàng trong đối phó với khủng hoảng nợ công tại Euzone và tiếp tục duy trì phát triển cao của các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển.

- Đàm phán thương mại để tạo hành lang pháp lý cho doanh nghiệp. Đàm phán thương mại bao gồm: Đàm phán mở cửa thị trường mới; Đàm phán để tiến tới thương mại cân bằng với những thị trường mà ta thường xuyên nhập siêu; Đàm phán để thống nhất hóa các tiêu chuẩn vệ sinh, an toàn thực phẩm, tiêu chuẩn kỹ thuật và đàm phán để nới lỏng các hàng rào phi thuế quan.

Ngoài việc đàm phán mở cửa thị trường mới, nước ta cũng cần phấn đấu giảm nhập siêu để tiến tới cân bằng cán cân thương mại một cách hợp lý. Công tác thị trường xuất khẩu và thị trường nhập khẩu cần được gắn kết chặt chẽ với nhau dể tăng cường sức mạnh đàm phán quốc tế, và góp phần chuyển dần nhập khẩu của các doanh nghiệp từ thị trường nhập siêu sang thị trường xuất siêu.

Tăng cường thu thập và phổ biến thông tin về thị trường nước ngoài, từ cơ chế chính sách đến dự báo xu hướng cung – cầu, giá cả hàng hóa, dịch vụ.

- Tiếp tục đẩy mạnh và đổi mới, cải tiến các hoạt động xúc tiến thương mại nhằm giúp các doanh nghiệp Việt Nam trong việc tìm kiếm đối tác, mở

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

rộng thị trường xuất khẩu; Đa dạng hóa mặt hàng xuất khẩu để phát triển thêm các mặt hàng xuất khẩu mới có tiềm năng. Tập trung các hoạt động xúc tiến thương mại có hiệu quả như tổ chức, tham gia hội chợ triển lãm trong và ngoài nước, thông tin thương mại, đào tạo nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm xúc tiến thương mại. Thúc đẩy mở rộng thị trường xuất khẩu sang các khu vực ít bị tác động của khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế. Năm 2012 Cục xúc tiến thương mại xác định 8 thị trường trọng điểm đối với xúc tiến thương mại định hướng xuất khẩu là: Mỹ, châu Âu, Trung Quốc, Nhật Bản, ASEAN, Ấn Độ, châu Phi, Trung Đông - Nam Á. Việc xúc tiến thương mại thành công ở các thị trường này sẽ giúp hoàn thành mục tiêu xuất khẩu 108 tỷ USD năm 2012. Công tác xúc tiến thương mại đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc quảng bá các sản phẩm Việt Nam ra nước ngoài mà đây là nhiệm vụ quan trọng bậc nhất đối với cơ quan chức năng như Cục xúc tiến thương maị (Bộ Công thương), Phòng thương mại và công nghiệp VN, các tham tán thương mại của Việt Nam tại các nước.

Trong bối cảnh kinh phí xúc tiến thương mại còn hạn chế, cần có định hướng tập trung hoạt động xúc tiến thương mại vào một số thị trường trọng điểm, thị trường tiềm năng, tránh dàn trải để nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến thương mại. Thúc đẩy các hoạt động giao thương trực tuyến giữa doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp nước ngoài để tăng cường việc tiếp xúc giữa các doanh nghiệp, giúp giảm chi phí giao dịch. Tăng cường hỗ trợ về công tác thông tin, dự báo nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp tìm kiếm khách hàng mới, thị trường mới, mở rộng thị trường xuất khẩu; thường xuyên theo dõi, cập nhật tình hình diễn biến giá cả, tiến độ xuất khẩu các mặt hàng, những biến động của thị trường thế giới, có cảnh báo sớm nguy cơ hàng xuất khẩu của Việt Nam bị kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp, tự vệ để chủ động đối phó, ngăn chặn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Phát triển nhanh hệ thống phân phối hàng Việt Nam trên các thị trường trọng điểm, gắn với đẩy mạnh sự tham gia vào mạng sản xuất, các chuỗi giá trị toàn cầu theo từng ngành sản phẩm xuất khẩu chủ lực gắn với phát triển nhanh và tham gia kết nối mạng lưới logistics toàn cầu để nâng cao sự chủ động và hiệu quả xuất khẩu. Đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền phổ biến, hướng dẫn doanh nghiệp cách tiếp cận với các thị trường mới, đồng thời tận dụng triệt để ưu đãi thông qua các FTA, tận dụng tốt các điều kiện thuận lợi về tiếp cận thị trường và cắt giảm thuế quan ngày càng sâu hơn của các đối tác để đẩy mạnh xuất khẩu và nâng cao hiệu quả xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang các thị trường đã ký FTA. Thúc đẩy việc trao đổi và ký kết các thỏa thuận cấp Chính phủ/cấp Bộ về việc xuất khẩu các mặt hàng như gạo, xi măng, phân bón… cho các nước có nhu cầu lớn gắn với việc hỗ trợ lãi suất, bảo lãnh tín dụng….

- Việt Nam còn phải thực hiện cải cách hành chính trong đó quan trọng nhất là cải cách thủ tục hải quan và thuế. Mặc dù trong thời gian qua ngành Hải quan đã có những nỗ lực đáng kể trong việc cải cách thủ tục như đưa vào áp dụng việc thông quan điện tử. Nhưng vẫn còn nhiều vấn đề giữa Hải quan, doanh nghiệp và cơ quan quản lý. Đã có nhiều doanh nghiệp xuất khẩu phản ánh việc liên quan đến hoàn thuế giá trị gia tăng cho những đơn hàng xuất khẩu của họ. Vì đối với những hàng hóa xuất khẩu mà nguồn nguyên liệu phải nhập khẩu thì từ khi thực hiện việc kê khai thủ tục hải quan đến khi thực hiện việc giao hàng có thể xảy ra các chệnh lệch giữa việc khai thuế ban đầu với lô hàng thực giao do những lý do khách quan như chí phí bốc xếp, thuê container…dẫn đến sai sót không đáng kể, chênh lệch 1-2% đã bị cơ quan hải quan từ chối hoàn thuế.

- Các Bộ, ngành, địa phương chủ động phối hợp, nghiên cứu xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ tiêu thụ nông sản, thủy sản có lượng hàng hóa lớn như gạo, thủy sản, cà phê, hạt tiêu, hạt điều và một số ngành khác như dệt

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

may, da giày…, nghiên cứu xây dựng chính sách tạm trữ để ổn định giá, chủ động nguồn hàng cho xuất khẩu. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu nguyên liệu.

Một phần của tài liệu Tác động của tự do hóa thương mại đối với xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam (Trang 79 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)