Nội dung quản lý

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tự đánh giá trường trung học phổ thông tỉnh thái nguyên (Trang 38)

8. Cấu trúc luận văn

1.4.3.Nội dung quản lý

1.4.3.1. Quản lý công tác lập kế hoạch hoạt động TĐG

Lập kế hoạch là quá trình xây dựng các mục tiêu và xác định các nguồn lực, quyết định cách tốt nhất để thực hiện các mục tiêu đã đề ra. Đây là công việc đầu tiên trong quá trình QLHĐ TĐG của nhà trƣờng. Bởi lẽ, kế hoạch gắn liền với việc lựa chọn và tiến hành các chƣơng trình HĐ TĐG trong thời gian sắp tới của nhà trƣờng.

Quản lý công tác lập kế hoạch HĐ TĐG là quá trình Hội đồng TĐG lãnh đạo, chỉ đạo CBQL, GV và nhân viên xây dựng kế hoạch TĐG của nhà trƣờng và của bản thân trong khoảng thời gian nhất định.

Lập kế hoạch HĐ TĐG trƣờng THPT bao gồm các bƣớc sau: - Đánh giá thực trạng TĐG

- Dự đoán, dự báo tình hình

- Xác định mục tiêu, yêu cầu công việc - Xác định nội dung công việc

- Xác định thời gian, địa điểm, ngƣời thực hiện - Xác định phƣơng pháp thực hiện

- Xác định phƣơng pháp kiểm tra, ĐG - Xác định nguồn lực thực hiện

1.4.3.2. Quản lý công tác tổ chức hoạt động tự đánh giá

- Hoàn thiện tổ chức bộ máy thực hiện.

- Tuyển chọn giáo viên, sắp xếp theo năng lực và công việc cụ thể. - Phân công trách nhiệm và liên đới trách nhiệm.

1.4.3.3. Quản lý công tác chỉ đạo hoạt động tự đánh giá

- để duy trì kỉ luật, kỉ cƣơng.

- ƣớng dẫn, thuyết phục, khích lệ.

1.4.3.4. Quản lý công tác kiểm tra HĐ ĐG

- Thông báo kế hoạch kiểm tra, ĐG. - Tổ chức lực lƣợng kiểm tra, ĐG. - Thiết lập tiêu chuẩn.

- Kiểm tra. - ĐG.

- Công khai kết quả kiểm tra, ĐG. - Các giải pháp điều chỉnh.

- Hoàn thiện QLHĐ TĐG của nhà trƣờng.

1.4.4. Phương pháp quản lý

1.4.4.1. Phương pháp tâm lý - giáo dục

Phƣơng pháp tâm lí - GD là những cách thức tác động của Hội đồng TĐG nhằm biến những yêu cầu của Hội đồng TĐG thành nghĩa vụ tự giác bên trong, thành nhu cầu của CBQL, GV và nhân viên trong nhà trƣờng.

Đặc trƣng của phƣơng pháp tâm lí - GD:

- Là sự tác động tới nhận thức, tƣ tƣởng, tình cảm, lòng tự trọng và tinh thần trách nhiệm của mỗi thành viên trong nhà trƣờng, biến ý chí của Hội đồng TĐG thành ý chí và nguyện vọng của cá nhân thông qua những tác động tâm lí, trên cơ sở tôn trọng ý kiến và nguyện vọng của mỗi cá nhân.

- Thể hiện tính dân chủ trong HĐQL của ngƣời lãnh đạo. Ngƣời lãnh đạo một mặt tổ chức GD nâng cao nhận thức về nhiệm vụ và trách nhiệm của mỗi thành viên trong nhà trƣờng, mặt khác phải có sự hiểu biết sâu sắc tâm tƣ nguyện vọng của mỗi CBQL, GV và nhân viên, tôn trọng ý kiến của họ và xây dựng đƣợc bầu không khí lành mạnh cởi mở trong nhà trƣờng.

- Tổ chức cho các thành viên trong đơn vị học tập, thảo luận về các văn bản pháp qui và bàn biện pháp thực hiện HĐ TĐG; thảo luận xây dựng mục tiêu, kế hoạch của HĐ, góp ý cho các chủ trƣơng quyết định của Hội đồng TĐG đối với mọi HĐ TĐG của nhà trƣờng. Những thông tin phản hồi giúp Hội đồng TĐG xem xét và điều chỉnh HĐQL.

- Xây dựng bầu không khí sƣ phạm, đoàn kế nhất trí, gắn bó với tập thể lao động của mình.

Tóm lại, phƣơng pháp tâm lí - GD tác động tới tƣ tƣởng, tình cảm, lòng tự trọng và tự tin trong mỗi con ngƣời, có tác dụng động viên khuyến khích họ làm việc hết mình, tạo điều kiện để họ bộc lộ hết khả năng của mình trong quá trình làm việc. Vận dụng thành công phƣơng pháp tâm lí - GD sẽ mang lại hiệu quả cao trong HĐ TĐG của nhà trƣờng.

1.4.4.2. Phương pháp tổ chức- hành chính

Phƣơng pháp tổ chức - hành chính là sự tác động trực tiếp của Hội đồng TĐG tới CBQL, GV và nhân viên bằng các mệnh lệnh, chỉ thị hoặc quyết định QL.

QL theo phƣơng pháp tổ chức - hành chính có nghĩa là Hội đồng TĐG thực hiện đúng quyền hạn, trách nhiệm của mình, và đảm bảo sự cân đối giữa hai mặt đó. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Trong QLGD -

.

- Đặc trƣng của phƣơng pháp tổ chức - hành chính:

Là sự tác động hành chính mang tính chất đơn phƣơng. Các văn bản, mệnh lệnh do Hội đồng TĐG của nhà trƣờng ban hành mang tính chất bắt buộc.

Tính chất bắt buộc này bao gồm:

+ Là sự bắt buộc đối với CBQL, GV và nhân viên qua sự tác động trực tiếp của Hội đồng TĐG.

+ Là sự bắt buộc trong tổ chức bộ máy nhƣ việc phân công, phân nhiệm, phân cấp, phân quyền giữa các tổ chức và các thành viên của nhà trƣờng.

+ Là sự bắt buộc trong QL thông qua việc xây dựng và giữ gìn kỉ luật, nề nếp lao động trong tổ chức.

- Phƣơng pháp tổ chức - hành chính đƣợc cấu thành từ ba yếu tố khác nhau dƣới dây:

+ Ban hành các văn bản pháp qui.

+ Ra các quyết định mệnh lệnh hành chính.

+ Kiểm tra việc chấp hành các văn bản pháp qui, các mệnh lệnh hành chính. - Phƣơng pháp tổ chức - hành chính đƣợc thực hiện thông qua việc:

+ Xây dựng qui chế, nội qui hoạt động của tổ chức, bộ phận, cá nhân và phải cƣơng quyết thực hiện.

+ Tổ chức phổ biến các văn bản pháp qui của ngành, các quyết định, mệnh lệnh của ngƣời lãnh đạo trong toàn tổ chức. Ngƣời lãnh đạo không chỉ truyền đạt thông tin, mà có trách nhiệm giải thích, yêu cầu chấp nhận các quyết định và hành động để thực hiện chúng.

+ Tổ chức kiểm tra việc thực hiện các văn bản pháp qui, các quyết định QL thông qua kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột xuất công việc của các thành viên trong tổ chức, trên cơ sở đó giúp đỡ các thành viên thực hiện tốt hơn nhiệm vụ của mình, đồng thời có thể điều chỉnh các quyết định QL cho phù với thực tiễn, nếu cần phải có hình thức xử phạt đối với những ai cố tình không tuân thủ các văn bản pháp qui, các quyết định QL.

1.4.4.3. Phương pháp kinh tế

Phƣơng pháp kinh tế là sự tác động một cách gián tiếp tới CBQL, GV và nhân viên bằng cơ chế kích thích lao động thông qua lợi ích vật chất, để họ tích cực tham gia công việc chung và thực hiện tốt nhiệm vụ đƣợc giao.

Việc sử dụng đòn bẩy kinh tế trong QL đảm bảo sự HĐ độc lập, có định hƣớng đối với mỗi ngƣời, nó thúc đẩy họ chủ động làm việc có hiệu quả mà không cần có sự giám sát, bắt buộc của những tác động hành chính.

Phƣơng pháp này có đặc điểm cơ bản là dựa trên các phƣơng pháp tính toán kinh tế có tuân theo các qui luật kinh tế. Trong QLGD, ngƣời ta cũng sử dụng phƣơng pháp hạch toán kinh tế để tính toán vốn đầu tƣ, giá thành đào tạo,… áp dụng các chỉ tiêu, định mức lao động, các biện pháp khuyến khích vật chất thông qua các chế độ về tiền lƣơng, tiền thƣởng,…

Sự tác động tới lợi ích vật chất của CBQL, GV và nhân viên có ý nghĩa quyết định tới tính tích cực lao động của họ. Lao động nhiều với năng suất cao, chất lƣợng tốt sẽ đƣợc trả công nhiều, về thực chất đó là sự kích thích vật chất cho cá nhân và tập thể.

Bản thân sự kích thích vật chất cũng chứa đựng yếu tố cổ vũ về tinh thần, đó là sự thừa nhận của tập thể đối với kết quả lao động của mỗi ngƣời.

- Thực hiện phƣơng pháp kinh tế:

Tổ chức xây dựng hệ thống các tiêu chuẩn, định mức cho từng loại HĐ trong nhà trƣờng.

Tổ chức bộ máy theo dõi quá trình thực hiện, cuối mỗi đợt tổ chức bình bầu, đánh giá phân loại lao động, thƣởng phạt theo chế độ đã qui định.

Tổ chức đánh giá phân loại lao động phải đảm bảo tính công khai, công bằng và dân chủ.

- Để thực hiện phƣơng pháp kinh tế có hiệu quả, đòi hỏi các CBQL phải nghiên cứu, nắm vững các vấn đề về kinh tế GD để có những quyết định, những biện pháp QL đúng đắn.

1.4.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động tự đánh giá trường THPT

- .

+ Tại nhiều nhà trƣờng, cơ sở GD, Ban giám hiệu nhà trƣờng và GV chƣa có nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của HĐTĐG. Do đó, chƣa có sự quan tâm đúng mức đến HĐ này.

+ TĐG vừa là trách nhiệm vừa là nghĩa vụ của nhà trƣờng. Tuy nhiên, lãnh đạo một số trƣờng chƣa ý thức đƣợc vấn đề này, chƣa có sự chủ động, tích, cực, tự giác trong TĐG. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Một bộ phận không nhỏ đội ngũ GV xem nhẹ quá trình TĐG hay chƣa chuyên tâm thực hiện quá trình này. Vì vậy, HĐ TĐG đôi khi còn mang tính hình thức, chƣa mang lại hiệu quả nhƣ mong muốn.

-

+ Năng lực TĐG của đội ngũ CBQL, GV còn hạn chế. Yếu tố này ảnh hƣởng không nhỏ đến CL và hiệu quả HĐTĐG.

+ Tại các Sở GD&ĐT, đội ngũ CB chuyên trách cho HĐ này phần lớn là CB kiêm nhiệm, chƣa có nhiều kinh nghiệm trong kiểm tra và ĐG.

- Công tác tự đánh giá trong KĐCLGD là công tác hoàn toàn mới, đƣợc triển khai và thực hiện với thời gian tƣơng đối gấp rút nên ít nhiều cũng dẫn đến những thiếu sót trong quá trình tự đánh giá KĐCLGD ở cơ sở.

- Có những thông tin minh chứng phục vụ cho công tác TĐG CL của đơn vị mà trƣớc đây ngành GD không quy định nên Hội đồng TĐH vừa TĐG song song với việc bổ sung hoàn thiện các thông tin minh chứng đó.

- Về kinh phí và hệ thống văn bản chỉ đạo, cơ chế, chính sách khuyến khích các HĐTĐG còn hạn chế, do đó chƣa thực sự khuyến khích đƣợc CBQL, GV tham gia vào HĐ này.

- Kinh phí cấp cho hoạt động TĐG đƣợc quy định tại Điều 33 của Quy định về quy trình và chu kỳ KĐCL cơ sở GDPT đƣợc ban hành kèm theo Quyết định số 83/2008/QĐ.BGD- ĐT ngày 31/12/2008 của Bộ trƣởng Bộ GD& ĐT nhƣng trong thực tế chƣa thực hiện nên các trƣờng gặp nhiều khó khăn để chi cho các hoạt động có liên quan đến công tác TĐG, KĐCLGD.

Tóm lại, theo UNESCO, để ĐG CLGD phải dựa trên 4 yếu tố: mục tiêu, giá trị, tầm nhìn, kỹ năng. Theo Phó giáo sƣ Trần Kiều, nguyên Viện trƣởng Viện Khoa học giáo dục cho rằng, nguyên nhân là do Việt Nam chƣa có một đội ngũ các nhà khoa học ĐGCLGD chuyên nghiệp. Phƣơng thức và kỹ thuật đánh giá lạc hậu, nội dung ĐG còn phiến diện, quan điểm đánh giá cũng chƣa thống nhất. [16]

Kết luận chƣơng 1

1. TĐG là quá trình trƣờng tự xem xét, nghiên cứu trên cơ sở các tiêu chuẩn ĐG CLGD do Bộ GD&ĐT ban hành để báo cáo về tình trạng chất lƣợng, hiệu quả hoạt động ĐT, nghiên cứu khoa học, nhân lực, cơ sở vật chất và các vấn đề liên quan khác làm cơ sở để trƣờng tiến hành điều chỉnh các nguồn lực và quá trình thực hiện nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn đã quy định. TĐG nhằm làm rõ thực trạng, quy mô và CL, hiệu quả của HĐĐT của nhà trƣờng.Qua đó giúp nhà QL có cái nhìn hoàn chỉnh về nhà trƣờng; xác định và so sánh, TĐG theo các tiêu chuẩn, chuẩn mực KĐ đã công bố; thúc đẩy xây dựng và phát triển hệ thống đảm bảo CL bên trong; Phân tích làm rõ điểm mạnh, điểm yếu; thời cơ và thách thức của nhà trƣờng. Trên cơ sở đó đề xuất những biện pháp kiến nghị nhằm nâng cao CLGD.

2. Tự ĐG là một khâu trong HĐ KĐCLGD của một nhà trƣờng. TĐG đòi hỏi tính khách quan, trung thực và công khai.

3. Nội dung của TĐG : Thu thập đƣợc những thông tin về nhà trƣờng, cơ sở ĐT; tiến hành tổ chức lấy ý kiến TĐG của CBQL, GV về CL, hiệu quả GD&ĐT; điều tra, thăm dò, lấy ý kiến ĐG của các cấp học cao hơn và chính quyền địa phƣơng về ngƣời học tốt nghiệp ra trƣờng, về tình hình việc làm, về khả năng tự tạo việc làm, tự thân lập nghiệp;...

4. Quy trình TĐG bao gồm: Thành lập Hội đồng TĐG; xác định mục đích, phạm vi TĐG; đăng kí đƣợc KĐ; xây dựng kế hoạch TĐG; thu thập, xử lý và phân tích các thông tin, minh chứng; ĐG mức độ đạt đƣợc theo từng tiêu chí; viết báo cáo TĐG và công bố báo cáo TĐG. Quy trình KĐCLGD gồm: TĐG của cơ sở GDPT; Đăng ký KĐCLGD của cơ sở GDPT; ĐGN và ĐG lại (nếu có) và công nhận cơ sở GDPT đạt tiêu chuẩn CLGD và cấp giấy chứng nhận KĐCLGD.

5 TĐG: Nhận thức và mối quan tâm về

vai trò của công tác TĐG của lãnh đạo và tập thể GV chƣa cao, chƣa có nhiều kinh nghiệm để triển khai các hoạt động TĐG. Nguồn lực (nhân lực, tài chính, cơ sở vật chất…) c nhiều hạn chế, còn gặp nhiều khó khăn khi triển khai thực hiện các hƣớng dẫn chung của Bộ GD&ĐT,...

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỰ ĐÁNH GIÁ TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH THÁI NGUYÊN

2.1. Khái quát về khảo sát thực trạng

2.1.1. Vài nét về khách thể khảo sát

2.1.1.1. Trường THPT Ngô Quyền

Trƣờng THPT Ngô Quyền đƣợc thành lập ngày 20/ 11/ 1966 (lúc đó lấy tên trƣờng cấp 3 Đồng Hỷ), sau đổi tên thành trƣờng THPT Ngô Quyền (theo Quyết định số 336/QĐ-UBND, ngày 21/2/2000 của UBND tỉnh Thái Nguyên. Qua gần 47 năm với hơn 10 nghìn HS theo học và đã tốt nghiệp ra trƣờng.

- Quy mô trƣờng THPT Ngô Quyền năm học 2013- 2014 Về HS: có 1265 HS đƣợc phân thành Ban Cơ bản có 30 lớp Số lƣợng đội ngũ CBQL, GV và nhân viên: 75 ngƣời - Về cơ sở vật chất nhà trƣờng.

Có 30 phòng học, 6 phòng chức năng; 17 phòng thuộc khối văn phòng Nhà trƣờng có 75 máy tính, 10 ti vi, 09 đầu đĩa, 01 máy chiếu Overhead và 7 máy chiếu projector.

Song song với việc phát triển về quy mô, chất lƣợng giáo dục của nhà trƣờng ngày một nâng cao đƣợc thể hiện qua tỷ lệ học sinh lên lớp, tỷ lệ học sinh khá giỏi, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT và đƣợc vào các trƣờng đại học, cao đẳng. Tuy nhiên, trƣớc yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nƣớc, ngành giáo dục nói chung, Trƣờng THPT Ngô Quyền nói riêng đang phải đối mặt với những khó khăn và thách thức mới, nhất là tình trạng chất lƣợng giáo dục chƣa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn hiện nay.

2.1.1.2. Trường THPT Dương Tự Minh

Trƣờng THPT Dƣơng Tự Minh đƣợc thành lập ngày 24 tháng 02 năm 1972. Qua 42 năm xây dựng và phát triển, nhà trƣờng đã trải qua nhiều mô hình trƣờng, số HS, số lớp, đội ngũ CBQL, GV và nhân viên, cơ sở vật chất nhà trƣờng ngày càng lớn mạnh.

- Quy mô trƣờng THPT Dƣơng Tự Minh năm học 2013-2014: + Tổng số: 21 lớp ban cơ bản

+ Tổng số HS: 653

+ Tổng số CBQL, GV và nhân viên: 56 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Cơ sở vật chất nhà trƣờng gồm 21 phòng học, 02 phòng tin học, 03 phòng thực hành Vật lý, Hóa học, Sinh học, 01 khu nhà hiệu bộ, 01 nhà giáo dục thể chất, có sân chơi bãi tập.

Tóm lại, Trƣờng THPT Dƣơng Tự Minh đã phát triển về quy mô, CLGD cũng ngày một nâng cao. Tuy nhiên trƣớc yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc nhà trƣờng cũng đang phải đối mặt với những khó khăn và thách thức mới, đặc biệt là tình trạng CL chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tự đánh giá trường trung học phổ thông tỉnh thái nguyên (Trang 38)