Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tự đánh giá trường trung học phổ thông tỉnh thái nguyên (Trang 79)

8. Cấu trúc luận văn

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả

Trong quá trình thực hiện, cải tiến và hoàn thiện HĐ TĐG phải đảm bảo tính hiệu của các biện pháp.

Chỉ đạo thực hiện HĐ TĐG đòi hỏi phải có sự đầu tƣ các nguồn lực xác định, do vậy cần đến những chi phí về vật chất, tinh thần cho các lực lƣợng tham gia thực hiện. Hơn nữa, các biện pháp đề xuất nhằm mục đích làm cho công tác này tốt hơn, không các biện pháp đề xuất gây tốn kém, ít hiệu quả. Vì vậy, khi lựa chọn và đề xuất các biện pháp cần chú trọng đến tính khả thi, hiệu quả của các biện pháp. Tí n h h i ệ u q u ả c ủ a các biện pháp QLHĐ TĐG thể hiện ở các phƣơng diện:

- Các biện pháp đề xuất phải phù hợp, khả thi, thuận lợi khi thực hiện. - Các biện pháp đề xuất phải thiết thực với việc nâng cao chất lƣợng giáo dục nhà trƣờng ở các khía cạnh: quản lý, dạy và học,...

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu, chất lượng giáo dục và đào tạo

Mục tiêu hƣớng tới của HĐ TĐG là: nắm đƣợc thực trạng, tìm ra nghuyên nhân và đề xuất các giải pháp để nâng cao CLGD. Nhƣ vậy, xét cho đến cùng mục tiêu của QLHĐ TĐG là để góp phần nâng cao CLGD&ĐT. Kết quả GD là kết quả tổng hợp của các HĐGD mà có. Nó bao trùm toàn bộ hoạt động của nhà trƣờng và của các tổ chức đoàn thể khác trong trƣờng học. Điều này không có nghĩa là tạo ra sự chồng chéo về công việc, sự trùng lắp

hoặc sự lấn sân nào đó giữa bên này với bên kia hoặc ngƣợc lại. Vấn đề đặt ra là cần đảm bảo tính mục tiêu, CLGD& ĐT nhằm tạo ra lực tổng hợp, lực đó không triệt tiêu nhau mà nó tƣơng tác, hỗ trợ cho nhau. Nó đủ mạnh, nhằm giành đƣợc kết quả tốt nhất cho HĐGD trong nhà trƣờng.

3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống

Các biện pháp nâng cao hiệu quả QLHĐ TĐG cần mang tính hệ thống, tạo điều kiện cho CBQL, GV nâng cao năng lực TĐG một cách khoa học, liên tục và có hệ thống. Qua đó góp phần nâng cao hiệu quả TĐG của bản thân nói riêng và nhà trƣờng nói chung. Qua đó, góp phần nâng cao CLGD&ĐT của nhà trƣờng nhằm đáp ứng nhu cầu của ngƣòi học và toàn xã hội.

3.2. Các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động tự đánh giá trƣờng trung học phổ thông tỉnh Thái Nguyên trƣờng trung học phổ thông tỉnh Thái Nguyên

3.2.1. Nâng cao nhận thức về hoạt động tự đánh giá nhà trường cho cán bộ quản lý, giáo viên

a. Mục tiêu

- Nâng cao nhận thức về HĐ TĐG của GV cho CBQL, GV nhằm làm cho CBQL, GV nhà trƣờng nhận thức đầy đủ về vai trò, tầm quan trọng của HĐ TĐG của GV đối với việc hoàn thiện năng lực bản thân, nâng cao CL công tác QL, CLGD của trƣờng học.

- Giúp cho CBQL, GV thấy đƣợc trách nhiệm của mình trong hiện trạng GD của nhà trƣờng qua từng điểm mạnh, điểm yếu của mỗi tiêu chí.

b. Nội dung

- Nâng cao nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của HĐ TĐG của GV và nhà trƣờng.

- Nâng cao nhận thức về thực trạng TĐG của CBQL, GV trong trƣờng nói riêng, thực trạng TĐG của nhà trƣờng nói chung.

c. Cách thức thực hiện

- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến thƣờng xuyên trong các phiên họp giao ban hàng tuần đến CBQL, GV về vị trí vai trò, mục đích, nhiệm vụ, tiến độ thực hiện của HĐ TĐG của GV và trách nhiệm của cá nhân và nhà trƣờng trong quá trình tổ chức thực hiện.

- Hội đồng TĐG của nhà trƣờng thực hiện tuyên truyền, nâng cao nhận thức của CBQL, GV trong đơn vị thông qua sinh hoạt chuyên môn.

- Cung cấp đầy đủ các văn bản, tài liệu về HĐ TĐG của GV tại thƣ viện, văn phòng nhà trƣờng để CBQL, GV sẵn sàng tìm hiểu để cập nhật kiến thức.

- Đƣa lên trang mạng internet nhà trƣờng (nếu có) các văn bản, tài liệu cùng báo cáo TĐG nhằm mở rộng cơ hội cho mọi ngƣời nghiên cứu HĐ TĐG.

- Kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền, các lực lƣợng GD trong và ngoài nhà trƣờng hỗ trợ các nguồn lực để thực hiện kế hoạch cải tiến chất lƣợng nhằm nâng cao chất lƣợng hiệu quả HĐGD.

d. Điều kiện để thực hiện biện pháp

Để thực hiện có hiệu quả biện pháp này cần có các điều kiện sau:

- Phải xây dựng kế hoạch, nội dung, biện pháp tuyên truyền phù hợp, có hiệu quả.

- Hội đồng TĐG phải có tinh thần trách nhiệm, kỹ năng tuyên truyền, phổ biến.

- Nâng cao ý thức tự giác của đội ngũ CBQL, GV của nhà trƣờng.

3.2.2. Bồi dưỡng nâng cao năng lực tự đánh giá và năng lực đánh giá nhà trường cho đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên

a. Mục tiêu

Bồi dƣỡng nâng cao năng lực TĐG cho đội ngũ CBQL, GV nhằm nâng cao kiến thức và kĩ năng TĐG. Qua đó, góp phần nâng cao CL TĐG của CBQL, GV nói riêng và của nhà trƣờng nói chung.

b. Nội dung

Tập huấn cho CBQL, GV kĩ năng kiểm tra, ĐG các HĐ dạy học và GD của bản thân, của đồng nghiệp và nhà trƣờng.

c. Cách thức thực hiện

- Thƣờng xuyên kiểm tra, ĐG kiến thức, kĩ năng TĐG của CBQL, GV và nhân viên trong trƣờng.

- Nâng cao năng lực QL của các đồng chí tổ trƣởng, nhóm trƣởng chuyên môn, bí thƣ đoàn trƣờng, thƣ ký và các đồng chí trong Hội đồng TĐG của nhà trƣờng, lấy đó làm cơ sở đề xuất việc bồi dƣỡng, bố trí và sử dụng cán bộ hợp lý để đạt hiệu quả cao hơn thực hiện công việc.

- Cử CBQL, GV tham gia các lớp tập huấn, hội thảo bồi dƣỡng nâng cao năng lực TĐG do các cấp QLGD tổ chức.

- Mời chuyên gia về trƣờng, mở các lớp bồi dƣỡng kiến thức, kĩ năng về HĐ TĐG cho Hội đồng TĐG, CBQL, GV và nhân viên.

- Tạo điều kiện cho Hội đồng TĐG, đội ngũ CBQL, GV và nhân viên đều đƣợc học tập, bồi dƣỡng kỹ thuật, quy trình TĐG.

- Tổ chức các hội nghị, hội thảo chuyên đề để rút ra những kinh nghiệm TĐH bổ ích, thiết thực phù hợp với bản thân và nhà trƣờng.

- Tăng cƣờng tổ chức thăm quan, học tập mô hình QL tiên tiến, trao đổi kinh nghiệm với các nhà trƣờng trong và ngoài tỉnh.

- Xây dựng phong trào tự học tập, tự bồi dƣỡng, coi đây là mũi nhọn chiến lƣợc để nâng cao năng lực QL, trình độ TĐG của đội ngũ CBQL, GV và nhân viên. Đồng thời cũng cần xây dựng cơ chế, chính sách động viên kịp thời, thoả đáng cho những cá nhân, tập thể thực hiện tốt. Đây là một hình thức bồi dƣỡng quan trọng, khai thác đúng sẽ đem lại hiệu quả tốt.

d. Điều kiện để thực hiện biện pháp

-Hội đồng TĐG phân công nhiệm vụ cho CBQL, GV và nhân viên phù hợp với năng lực của mỗi cá nhân.

- Các thành viên trong Hội đồng TĐG tự giác, tích cực, chủ động thực hiện có hiệu quả HĐ TĐG của bản thân.

- Cung cấp đầy đủ thông tin, tài liệu cho CBQL, GV và nhân viên tự học, tự nghiên cứu kiến thức, kĩ năng về HĐ TĐG.

- Nâng cao ý thức, tinh thần trách nhiệm của đội ngũ CBQL, GV và nhân viên trong nhà trƣờng về HĐ TĐG.

3.2.3. Quản lý tốt kế hoạch cải tiến chất lượng giáo dục đề ra trong Báo cáo tự đánh giá

a. Mục tiêu

- Thông qua TĐG, Hội đồng TĐG, CBQL, GV so sánh hiện trạng của bản thân và đơn vị với tiêu chí của từng tiêu chuẩn ĐG, từ đó xác định điểm mạnh để tiếp tục phát huy, nhân rộng và chỉ ra điểm yếu để có hƣớng khắc phục qua việc xây dựng và thực hiện kế hoạch cải tiến chất lƣợng.

- Thực hiện QL có hiệu quả kế hoạch cải tiến CL để nâng cao CLHĐ TĐG, qua đó, góp phần quan trọng trong mục tiêu nâng cao CLGD của cá nhân và nhà trƣờng.

b. Nội dung và cách thực hiện

- Nhà trƣờng xây dựng kế hoạch cải tiến CL cụ thể, có tính khả thi, trong đó chỉ rõ: Những vấn đề cần khắc phục, thứ tự ƣu tiên, thời gian thực hiện, thời hạn hoàn thành, các nguồn lực hỗ trợ để thực hiện.

- Xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện của các bộ phận thuộc phạm vi quản lý. Kết thúc học kỳ, năm học có ĐG kết quả đạt đƣợc, rút kinh nghiệm cụ thể.

c. Điều kiện thực hiện

- Tạo đƣợc sự đồng thuận của tất cả các cá nhân và tổ chức trong nhà trƣờng trong việc thực hiện kế hoạch cải tiến chất lƣợng.

- Các thành viên trong Hội đồng TĐG tự giác, tích cực, chủ động thực hiện có hiệu quả HĐ TĐG của bản thân.

- Cung cấp đầy đủ thông tin, tài liệu cho CBQL, GV và nhân viên tự học, tự nghiên cứu kiến thức, kĩ năng về HĐ TĐG.

3.2.4. Tăng cường hiệu quả kiểm tra, giám sát hoạt động tự đánh giá của giáo viên, tổng kết và đúc rút kinh nghiệm

a. Mục tiêu

Tăng cƣờng việc kiểm tra, đánh giá HĐ TĐG của GV nhằm ghi nhận thực trạng; phát hiện nguyên nhân và đề xuất những giải pháp để cải thiện thực trạng. Qua đó góp phần nâng cao chất lƣợng HĐ TĐG của cá nhân và đơn vị.

b. Nội dung

- Thông báo kế hoạch kiểm tra, đánh giá. - Tổ chức lực lƣợng kiểm tra, đánh giá. - Thực hiện hoạt động kiểm tra, đánh giá. - Công khai kết quả.

- Hoàn thiện quản lý hoạt động chuyên môn.

c. Cách thức thực hiện

- Thiết lập tiêu chuẩn

- Kiểm tra: Kiểm tra là quá trình ngƣời ta dùng các phƣơng pháp khác nhau để thu thập thông tin về hiệu quả hoạt động. Kiểm tra sẽ cung cấp thông tin, những dữ liệu làm cơ sở cho việc đánh giá.

- Đánh giá bao gồm:

+ Đo lƣờng: Kết quả kiểm tra đƣợc ghi nhận bằng một số đo dựa vào những quy tắc đã đƣợc tính toán trƣớc. Thông thƣờng kết quả kiểm tra đƣợc ghi nhận bằng điểm số theo thang điểm (5 bậc, 10 bậc,...) dựa trên các tiêu chí, biểu điểm đã đƣợc xác định trƣớc đó. Nhƣ vậy, điểm số là kí hiệu gián tiếp phản ánh trình độ, năng lực của từng cá nhân, đơn vị. Điểm số chỉ có ý nghĩa về mặt định tính (tốt, khá, trung bình,...) và mặt định dạng (thứ tự cao thấp của đối tƣợng trong tập hợp). Điểm số không có ý nghĩa về mặt định lƣợng.

+ Lƣợng giá: Dựa vào số đo, đoàn kiểm tra đƣa ra những thông tin ƣớc lƣợng về trình độ của cá nhân, đơn vị. Lƣợng giá là bƣớc trung gian giữa đo và đánh giá. Mặc dù nó làm sáng tỏ hơn nữa trình độ của đối tƣợng nhƣng chƣa

phản ánh đƣợc thực chất năng lực của đối tƣợng đó. Lƣợng giá bao gồm: Lƣợng giá theo chuẩn (là sự so sánh tƣơng đối với chuẩn trung bình chung của tập hợp) và lƣợng giá theo tiêu chí(là sự đối chiếu với những tiêu chí đã đề ra).

+ Đánh giá: Khâu đánh giá đòi hỏi đoàn kiểm tra phải đƣa ra những nhận định, những phán đoán về thực chất trình độ chuyên môn của cá nhân, đơn vị trƣớc vấn đề kiểm tra, đề xuất đƣợc những quyết định thích hợp để cải thiện trình độ của cá nhân, đơn vị.

- Ra quyết định: Là khâu cuối cùng của quá trình đánh giá. Dựa vào định hƣớng đã nêu trong phần đánh giá, công đoàn và chính quyền phải đƣa ra đƣợc những quyết định cụ thể để giúp đỡ cá nhân, đơn vị tiếp tục phát huy mặt mạnh; khắc phục những hạn chế, thiếu sót về chuyên môn của mình.

- Các giải pháp điều chỉnh: trên cơ sở kết quả kiểm tra, đánh giá của đoàn thanh tra, công đoàn và chính quyền có các giải pháp điều chỉnh kịp thời để đảm bảo chất lƣợng quản lý hoạt động chuyên môn.

d. Điều kiện thực hiện

- CBQL, GV tham gia công tác kiểm tra, ĐG phải có kiến thức, kĩ năng và kinh nghiệm thực hiện công tác này

- Công tác kiểm tra, đánh giá phải đảm bảo công khai, công bằng và minh bạch.

- Kết quả kiểm tra. đánh giá phải đƣợc công khai và nhận đƣợc phản hồi tích cực từ cá nhân, đơn vị trong trƣờng.

- Hội đồng TĐG có sự khen thƣởng phù hợp đối với mỗi cá nhân và đơn vị có thành tích cao trong hoạt động chuyên môn; cũng nhƣ phê bình, khiển trách, kỉ luật cá nhân, đơn vị có sai phạm khi thực hiện hoạt này.

3.2.5. Có chế độ đãi ngộ phù hợp cho người thực hiện công tác tự đánh giá nhà trường

a. Mục tiêu

Đƣa biện pháp QL con ngƣời thực hơn, chế độ đãi ngộ phù hợp với công sức, trí tuệ và sự cống hiến của mỗi ngƣời làm HĐ TĐG sẽ gắn với trách nhiệm và hiệu quả công việc đƣợc giao.

b. Nội dung và cách thực hiên

- Trong hội nghị CB công chức đầu năm cần thống nhất chế độ đãi ngộ cho ngƣời làm công tác TĐG nhà trƣờng vào quy chế chi tiêu nội bộ của cơ quan.

- Trong kế hoạch hoạt động của Hội đồng TĐG cần định mức công việc cụ thể, phù hợp với năng lực, đảm bảo công bằng cho mỗi ngƣời. Kết thúc mỗi giai đoạn cần chi trả chế độ kịp thời theo quy chế chi tiêu đã xây dựng.

* Điều kiện thực hiện

- Nhà trƣờng trong kế hoạch thu chi ngân sách cần phân bổ một lƣợng tài chính cho HĐ TĐG.

- Công khai, minh bạch, chế độ đãi ngộ cho ngƣời thực hiện công tác TĐG.

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp đề xuất

Để HĐ TĐG của CBQL, GV và nhân viên đƣợc linh hoạt và mềm dẻo, trong quá trình triển khai HĐ TĐG, mỗi cá nhân và Hội đồng TĐG cần áp dụng các biện pháp trên vào trong quản lý. Các biện pháp trên có mối quan hệ thống nhất và bổ sung cho nhau, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình QLHĐ TĐG đạt hiệu quả cao. Trong đó “Nâng cao nhận thức về hoạt động tự đánh giá cho cán bộ quản lý, giáo viên” là biện pháp có tính chất tiền đề, bởi nhận thức đúng đắn sẽ có thái độ và hành động phù hợp. “Bồi dƣỡng nâng cao năng lực tự đánh giá cho đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên” là biện pháp mang tính then chốt. CBQL, GV và nhân viên là những ngƣời quyết định CL HĐ TĐG của bản thân và nhà trƣờng. “Tăng cƣờng hiệu quả kiểm tra, giám sát hoạt động tự đánh giá của giáo viên, tổng kết và đúc rút kinh nghiệm” và “Quản lý tốt kế hoạch cải tiến chất lƣợng giáo dục đề ra trong Báo cáo tự đánh giá” là những biện pháp quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả HĐ TĐG. Biện pháp “Có chế độ đãi ngộ phù hợp cho ngƣời thực hiện công tác tự đánh giá nhà trƣờng” tạo động lực cho CBQL, GV và nhân viên tích cực thực hiện HĐ TĐG của bản thân và nhà trƣờng.

Nhƣ vậy, các biện pháp trên không mâu thuẫn hay cản trở tác dụng của nhau mà luôn bổ sung, tạo tiền đề cho nhau, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả HĐ TĐG của cá nhân và đơn vị. Qua đó góp phần nâng cao CL, hiệu quả HĐ TĐG.

3.4. Khảo sát về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp

Qua nghiên cứu cứu cơ sở lý luận về QLHĐ TĐG của GV trƣờng THPT ở tỉnh Thái Nguyên. Qua phân tích, đánh giá thực trạng chúng tôi đƣa ra 5 biện pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả về QLHĐ TĐG của GV trƣờng THPT . Các biện pháp đó bao gồm:

Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức về hoạt động tự đánh giá nhà trƣờng cho cán bộ quản lý, giáo viên.

Biện pháp 2: Bồi dƣỡng nâng cao năng lực tự đánh giá cho đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên.

Biện pháp 3: Quản lý tốt kế hoạch cải tiến chất lƣợng giáo dục đề ra

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tự đánh giá trường trung học phổ thông tỉnh thái nguyên (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)