Mối quan hệ giữa các biện pháp đề xuất

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tự đánh giá trường trung học phổ thông tỉnh thái nguyên (Trang 86)

8. Cấu trúc luận văn

3.3.Mối quan hệ giữa các biện pháp đề xuất

Để HĐ TĐG của CBQL, GV và nhân viên đƣợc linh hoạt và mềm dẻo, trong quá trình triển khai HĐ TĐG, mỗi cá nhân và Hội đồng TĐG cần áp dụng các biện pháp trên vào trong quản lý. Các biện pháp trên có mối quan hệ thống nhất và bổ sung cho nhau, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình QLHĐ TĐG đạt hiệu quả cao. Trong đó “Nâng cao nhận thức về hoạt động tự đánh giá cho cán bộ quản lý, giáo viên” là biện pháp có tính chất tiền đề, bởi nhận thức đúng đắn sẽ có thái độ và hành động phù hợp. “Bồi dƣỡng nâng cao năng lực tự đánh giá cho đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên” là biện pháp mang tính then chốt. CBQL, GV và nhân viên là những ngƣời quyết định CL HĐ TĐG của bản thân và nhà trƣờng. “Tăng cƣờng hiệu quả kiểm tra, giám sát hoạt động tự đánh giá của giáo viên, tổng kết và đúc rút kinh nghiệm” và “Quản lý tốt kế hoạch cải tiến chất lƣợng giáo dục đề ra trong Báo cáo tự đánh giá” là những biện pháp quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả HĐ TĐG. Biện pháp “Có chế độ đãi ngộ phù hợp cho ngƣời thực hiện công tác tự đánh giá nhà trƣờng” tạo động lực cho CBQL, GV và nhân viên tích cực thực hiện HĐ TĐG của bản thân và nhà trƣờng.

Nhƣ vậy, các biện pháp trên không mâu thuẫn hay cản trở tác dụng của nhau mà luôn bổ sung, tạo tiền đề cho nhau, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả HĐ TĐG của cá nhân và đơn vị. Qua đó góp phần nâng cao CL, hiệu quả HĐ TĐG.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tự đánh giá trường trung học phổ thông tỉnh thái nguyên (Trang 86)