Do đặc tính cá sống trong môi trường nước nên việc trị bệnh là rất phức tạp, khó khăn, tốn kém và ít có hiệu quả đặc biệt là trị các bệnh do sán lá song chủ gây ra. Sán lá song chủ có quá trình phát triển rất phức tạp, để hoàn thiện vòng đời chúng phải trải qua nhiều ký sinh chủ do đó việc nghiên cứu vòng đời sán lá song chủ sẽ giúp chúng ta đưa các đề xuất ngăn sự lây nhiễm
metacercaria trên cá.
Cá giống là giai đoạn mà sán gây tác hai lớn nhất, với tỷ lệ và cường độ nhiễm cao chúng dễ gây cho cá chết hàng loạt. Tuy nhiên ở giai đoạn cá thịt chúng ít gây ảnh hưởng hơn cho cá mà chủ yếu là nguồn lây bệnh cho người và động vật khi sử dụng cá chua được nấu kỹ. Do đó việc phòng ngừa sự nhiễm metacercaria trên cá giống vừa làm giảm thiệt hại cho người nuôi vừa góp phần giảm mối nguy về vệ sinh và an toàn thực phẩm cho con người và động vật.
Qua nghiên cứu cho thấy ở giai đoạn cá bột, 100% cá không nhiễm
metacercaria ở cả 2 loài cá như vậy cá chỉ bị nhiễm sán khi chúng đưa ra ao
ương và gặp mộ số yếu tố cơ bản: (1) Có trứng sán từ các ký chủ cuối cùng như người ăn gỏi cá, lợn, chó, mèo… ăn cá sống thải qua phân, phân được đưa trực tiếp xuống ao nuôi. (2) Trong ao nuôi có các ký chủ trung gian của sán như ốc để trứng sán có thể phát triển qua các giai đoạn ấu trùng. (3) Ấu trùng cercaria bơi lội tự do sau khi thoát khỏi cơ thể ốc theo nguồn nước lây vào các ao ương. (4) Nguồn cá hương lấy về ương đã bị nhiễm metacercaria.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
tích một số yếu tố rủi ro có nguy cơ lây nhiễm metacercaria cho cá, qua nghiên cứu cũng như kinh nghiệm của các nhà khoa học về bệnh học Thủy sản và biện pháp phòng bệnh tổng hợp chúng tôi đều xuất một số biện pháp ngăn chặn sự lây nhiễm metacercaria trên cá giống.