Giai đoạn 1959 - 1961 các nhà khoa học đến từ Liên Xô đã tiến hành nghiên cứu tình hình nhiễm ký sinh trùng trên các loài cá nước mặn ở Việt Nam. Năm 1988 - 1989, hai nhà khoa học Sey (Tiệp Khắc cũ) và Moravec (Hungari) đã nghiên cứu tình hình nhiễm sán lá, giun tròn, giun đầu móc ở một số loài cá nước ngọt của nước ta (Hà Ký, 1968) [10].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Hình 1.5. Phân bố tình hình nhiễm sán lá gan Clonorchis/Opisthorchis
ở Việt Nam tính đến năm 2002
(Nguồn: Nguyễn Văn Đề, 2004) [38]
Giai đoạn 1960-1968, Hà Ký đã tiến hành điều tra ký sinh trùng trên 16 loài cá nước ngọt nuôi trên miền Bắc Việt Nam, tác giả đã công bố số lượng 120 loài ký sinh trùng, trong đó có 41 loài mới, 01 giống mới, 01 họ phụ mới đối với khoa học bệnh trên thủy sản (Hà Ký, 1966 [1]; 1968 [10]).
Năm 1976 tác giả Nguyễn Thị Muội và cs (1976) đã tiến hành điều tra giun đầu móc ở một số loài cá sống trong môi trường nước ngọt ở Đồng bằng Bắc bộ, kết quả cho biết hầu hết các loài cá nước ngọt ở khu vực điều tra đều mang ký sinh trùng giun đầu móc.
Theo tác giả Bùi Quang Tề (1984) [16] đã điều tra khu hệ ký sinh trùng ký sinh trên sáu loài cá chép được nuôi ở khu vực Đồng bằng Bắc Bộ. Tác giả
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Phan Thị Vân và cs (2007) [20] cũng nghiên cứu các loại sán lá truyền qua cá trên hệ thống sông Hồng của miền Bắc cho biết ngoài sán lá gan nhỏ
Clonorchis sinensis được tìm thấy còn có nhiều loài sán lá khác trên các loại
cá. Từ năm 1981 - 1985, Nguyễn Thị Muội và Đỗ Thị Hòa (1986) [14] đã tiến hành điều tra thành phần giống loài ký sinh trùng sống ký sinh trên cá nước ngọt của các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên nước ta. Kết quả nghiên cứu đã phát hiện và phân loại được 117 loài ký sinh trùng, trong đó lớp sán đơn chủ
(Monogenea) chiếm số lượng loài đáng kể so với tổng số loài ký sinh trùng
trên cá nước ngọt.
Tác giả Nguyễn Văn Đề (2004) [38] cho biết trong các điều tra giai đoạn 1976 - 2000 trên 15 tỉnh thành ở Việt Nam tỷ lệ nhiễm sán lá gan trên người do giống Clonorchis hoặc Opisthorchis gây ra rất cao dao động từ 0,2 - 37,5%, trung bình 21%. Tỷ lệ nhiễm cao nhất ở các tỉnh Nam Định: 3 - 37,5%; Phú Yên: 36,9%; Bắc Giang: 16,3%; Ninh Bình 20 - 30%; Hà Tây 16%; thấp nhất là Thái Bình 0,2% và Hà Giang 0,6%. Trong đó tỷ lệ nhiễm ở nam giới cao gấp 3 lần nữ giới, người lớn cao hơn trẻ em và cao nhất ở giai đoạn tuổi 40 - 50 chiếm 50,2 - 51,6%. Điều này cho thấy người dân có thói quen ăn cá chưa chín kỹ hoặc ăn gỏi cá là thói quen không tốt và làm tăng tỷ lệ nhiễm sán lá gan. Điều tra cũng cho biết giống sán lá gan phổ biến ở các tỉnh miền Bắc nước ta trong đó chủ yếu là loài sán C. sinensis, giống
Opisthorchis phổ biến ở các tỉnh miền Nam nước ta.
Theo tổng kết của Bùi Quang Tề và các cộng sự từ nghiên cứu ký sinh trùng của một số tác giả trong và ngoài nước, cho đến nay (2001) ở Việt Nam đã điều tra nghiên cứu ký sinh trùng trên 103 loài cá nước ngọt và nước lợ thuộc 31 họ, phát hiện và phân loại được 366 loài ký sinh trùng thuộc 128 giống, 18 lớp. Trong đó có 1 họ phụ, 2 giống và 78 loài mới đối với công tác nghiên cứu khoa học. Nhiều nhất là lớp sán lá đơn chủ (Monogenea) phát
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
hiện 103 loài chiếm 28,14%; đứng thứ hai là lớp bào tử sợi (Cnidosporidea) gặp 46 loài chiếm 12,5%, lớp sán lá song chủ (Trematoda/ Nematoda) đứng thứ ba gặp 45 loài chiếm 12,30%. Các tác giả cũng cho biết rằng nhiều loài ký sinh trùng được tìm thấy trên cá với tỷ lệ nhiễm cao và nguyên nhân của tỷ lệ tử vong lớn, đặc biệt là giai đoạn cá hương và cá giống (Bùi Quang Tề, 2001 [18]; Hà Ký và Bùi Quang Tề, 2001 [11]).
Giai đoạn 2001 đến 2010 có nhiều nghiên cứu khoa học có giá trị về lĩnh vực ký sinh trùng trên thủy sản nói chung và sán lá song chủ trên cá nước ngọt nói riêng. Công bố của Bùi Quang Tề (2001) [18] khi tiến hành nghiên cứu ký sinh trùng trên cá nước ngọt Đồng bằng sông Cửu Long và các giải pháp phòng trị chúng. Tác giả nghiên cứu trên 3.217 cá thể của 41 loài cá kinh tế nước ngọt Đồng bằng sông Cửu Long đã phát hiện 157 loài ký sinh trùng, 70 giống, 46 họ, 27 bộ thuộc 12 lớp, 8 ngành. Trong số 157 loài đã ký sinh trùng đã công bố, có 121 loài lần đầu tiên phát hiện ở Việt Nam.
Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Đề và cs (2003) [4] đã xác định được 6 loài cá nước ngọt là ký chủ trung gian thứ hai của sán lá gan và tỷ lệ nhiễm của chúng như sau: cá mè trắng là 44,5%; cá rô đồng 32%; cá chép 25%; cá diếc 15,6%; cá trôi 13,3% và cá trắm cỏ 13,9%.
Tác giả Lê Ngọc Quân (2005) [15] đã tiến hành kiểm tra 205 cá thể bao gồm 130 cá rôhu và 75 cá mè trắng tại Nam Định cho biết tỷ lệ nhiễm ấu trùng metacercaria trên cá mè trắng và rôhu lần lượt là 47% và 33%. Trong đó vây cá là cơ quan được phát hiện nhiễm ấu trùng nhiều nhất trên cơ thể cá, lần lượt là 41,3 và 13,1%. Tác giả cũng phát hiện ấu trùng của 6 loài sán lá song chủ ký sinh bao gồm: H. Taichui; H. Pumilio; H. Yokogawai;
Procerovum sp.; Exorchis sp. và Centrocestus formosanus; sáu loài sán lá
song chủ này được định loại thuộc 2 bộ, 3 họ, 3 phân họ và 4 giống. Trong đó 3 loài thuộc giống Haplchis là nguyên nhân gây bệnh sán lá cho người có tỷ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
lệ nhiễm và cường độ nhiễm cao hơn giống khác được phát hiện.
Nghiên cứu của Nguyễn Văn Đề và cs (2007) [5] khi điều tra tình hình nhiễm sán lá gan qua cá ở hồ Thanh Trì (Hà Nội) và hồ Vị Xuyên (TP Nam Định) cho biết. Trong bốn loại cá mè, cá chép, cá trắm và cá rô phi đều nhiễm ấu trùng sán lá ruột nhỏ cả giai đoạn mới nuôi và giai đoạn thu hoạch. Giai đoạn thu hoạch nhiễm ấu trùng sán với tỷ lệ cao nhất, tại hồ Thanh Trì tỷ lệ nhiễm chung là 6,5% với cường độ nhiễm trung bình là 0,423 ấu trùng/cá; tại hồ Vị Xuyên tỷ lệ nhiễm chung là 5,72% với cường độ nhiễm trung bình là 0,246 ấu trùng/cá. Thành phần ấu trùng thu được là Haplorchis pumilio và
Centrocestus formosanus ở hồ Thanh Trì; Haplorchis pumilio và Haplorchis
taichui tại hồ Vị Xuyên.
Bên cạnh đó Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I (Việt Nam) và Đại học Copenhagen (Đan Mạch) hợp tác triển trai dự án “Ký sinh trùng gây bệnh có nguồn gốc thủy sản ở Việt Nam” giai đoạn I (2004 - 2007) và đang thực hiện giai đoạn II (2008 - 2012) (FIBOZOPA, 2008) [7]. Trong các hợp phần báo cáo của dự án cho biết sán lá gan nhỏ C. sinenesis và một số loại sán lá thuộc họ teterophyid đã nhiễm phối hợp với nhau tại Nam Định; tiến hành điều tra trên người thấy 51,5% người nhiễm C. sinenesis và có đến 54,5% số người nhiễm phối hợp hai loại sán lá, số người nhiễm một loại sán lá chỉ có 9% (Đỗ Trung Dũng, 2008) [3]. Cũng tại Nam Định kết quả thấy tỷ lệ nhiễm sán lá truyền qua cá là 64,9% bao gồm sán lá gan nhỏ và sán lá ruột nhỏ. Sán lá gan nhỏ nhiễm qua cá ở Nam Định và Nghệ An được phân lập chủ yếu là Clonorchis sinenesis, ngoài ra còn có Haplorchis pumilio, H.
taichui, H. yokogawai và Stellantchasmus falcatus (Nguyễn Văn Đề và cs,
2008) [6]. Trong một báo cáo khác cho biết trong các loài cá giống thì cá trắm cỏ là loài nhiễm ấu trùng sán lá gan C. sinenesis nhiều nhất 60,9% cá rohu 24,2%; mrigal 21,5%; mè trắng 25,8% và cá chim trắng ít nhất 8% (Phan Thị Vân và cs, 2008) [20].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Tác giả Trương Thị Hoa và Nguyễn Ngọc Phước (2009) [8] nghiên cứu cường độ nhiễm ấu trùng sán lá song chủ trên cá chép và cá trắm cỏ tại Thừa Thiên Huế cho biết. Ba loài metacercariae được xác định là Centrocestus
formosanus; Clonorchis sinensis và Haplorchis taichui, tỷ lệ nhiễm ấu trùng
metacercariae trên cá chép là 65,4% và cá trắm cỏ là 55,8%. Ấu trùng C.
sinensis chủ yếu ký sinh trong cơ của cá, tỷ lệ nhiễm C. sinensis trên cá chép
là 27,5% và trên cá trắm là 24,6%.
Như vậy ở Việt Nam các nghiên cứu về sán lá song chủ mới bước đầu thống kê được tình hình nhiễm ấu trùng sán lá song chủ trên một số loài cá nước ngọt. Qua đây cho thấy (1) Hầu hết các loài cá nước ngọt ở các hệ thống sông, hồ của nước ta đều bị nhiễm ký sinh trùng; (2) Ấu trùng sán lá song chủ
Clonorchis sinensis ký sinh trên cơ các loài cá và lây cho người thông qua ăn
cá sống (gỏi) hoặc cá nấu chưa chín kỹ gây bệnh trên gan; (3) Cá chép và cá trắm cỏ đều bị nhiễm ấu trùng sán lá song chủ C. sinensis, tuy nhiên cường độ nhiễm và tỷ lệ nhiễm ở mỗi khu vực khác nhau lại khác nhau; (4) Cần có những nghiên cứu đầy đủ, toàn diện về mức độ nhiễm ấu trùng sán lá song chủ trên cá chép và cá trắm cỏ nói chung và các loài cá nước ngọt nói riêng ở nhiều địa phương để có những giải pháp hạn chế lây truyền sán lá gan từ cá sang người.