Các chỉ tiêu theo dõi

Một phần của tài liệu nghiên cứu tình hình nhiễm ấu trùng sán lá song chủ trên cá chép và cá trắm cỏ tại thái nguyên (Trang 40 - 83)

- Chiều dài (cm); khối lượng (gram) của cá chép và cá trắm cỏ qua các giai đoạn cá bột, cá hương, cá giống và cá thịt.

- Tỷ lệ và cường độ nhiễm ấu trùng sán lá song chủ (ấu trùng/cá) trên cá chép các giai đoạn (cá bột, cá hương, cá giống và cá thịt) và trên các cơ quan.

- Tỷ lệ và cường độ nhiễm ấu trùng sán lá song chủ (ấu trùng/cá) trên cá trắm cỏ các giai đoạn (cá bột, cá hương, cá giống và cá thịt) và trên các cơ quan.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

2.5. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.5.1. Phương pháp thu thập mẫu

- Thu thập mẫu cá nghiên cứu: Cá chép (Cyprinus cappio) và cá trắm

cỏ (Ctenopharyngodon idellus).

- Thời điểm thu mẫu tính từ khi cá mới nở: Cá bột thu mẫu giai đoạn từ 3 - 10 ngày tuổi; cá hương thu mẫu giai đoạn từ 20 - 35 ngày tuổi; cá giống thu giai đoạn từ 45 - 70 ngày tuổi; cá thịt thu mẫu thời điểm đánh bắt thu hoạch cá khi kết thúc nuôi.

- Số lượng các mẫu cá: + Cá chép: Cá bột: 150 con. Cá hương: 150 con. Cá giống: 120 con. Cá thịt: 160 con. + Cá trắm cỏ: Cá bột: 150 con. Cá hương: 150 con. Cá giống: 120 con. Cá thịt: 160 con. Tổng số mẫu cá: 1160 con.

2.5.2. Phương pháp tiêu cơ

- Cân, đo kích thước từng cá thể và ghi lại. Lấy một ít thịt từ các phần khác nhau của cá (như: đầu, mang, cơ, vây và vẩy). Mẫu phụ từ toàn bộ cá được kiểm tra một lần.

- Nghiền mỗi mẫu cơ riêng biệt bằng cối chày sứ. Cá nhỏ có thể được nhóm lại và nghiền cùng với nhau, nghiền 10 - 20 g mẫu các phần khác nhau.

- Sức đề kháng của ấu trùng với nhiệt độ và muối.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

(8 ml HCl + 6 g Pepsin (1:10.000) trong 1000 ml nước cất (tuỳ theo khối lượng mẫu có thể dùng cốc đong lớn hơn và chứa nhiều dung dịch tiêu cơ hơn, dung dịch tiêu cơ nên ngập quá 1/3 thể tích mẫu).

- Trộn đều và đặt trong tủ ấm 37oC trong 2 - 3 giờ (hoặc lâu hơn cho những phần cứng như vây và vẩy) thỉnh thoảng khuấy đều.

- Thêm 50 ml nước , lắc đều và để lắng. Sau đó lọc qua lưới lọc 1 x 1 mm và rửa với 0.86% muối, rồi để lắng cho đến khi phần cặn lắng xuống để dễ quan sát.

- Loại bỏ phần nổi một cách nhẹ nhàng và giữ lại phần lắng cặn. - Lặp lại 7 đến 8 lần cho đến khi chất lắng trở lên trong.

- Chuyển chất lắng mỗi lần một lượng nhỏ vào trong đĩa Petri chứa 0,85% muối. Xoay nhẹ đĩa Petri bằng tay sao cho các chất lắng tập trung vào giữa. Dùng Pipette loại bỏ phần nhẹ nổi bên trên mặt.

- Quan sát trên và định loại metacercaria trên kính hiển vi với độ phóng đại 10x40.

- Tách riêng metacercaria và đặt trong một đĩa Petri nhỏ.

- Đếm số lượng metacercaria của mỗi loài sán. Bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh. Để chắc chắn việc định loại metacercaria nên cảm nhiễm vào động vật thí nghiệm .

2.5.3. Định loại Metacercaria

Để phân loại được metacercaria, dựa vào đặc điểm hình thái thu riêng những ấu trùng có hình dạng tương tự vào trong các đĩa Petri nhỏ.

Chuyển metacercaria sang lam kính, nhỏ một giọt glycerine + lactic acid (1:1), đậy lamen và quan sát hình thái chi tiết dưới kính hiển vi có độ phóng đại lớn (10 x 40 trở lên).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Những dấu hiệu phân loại quan trọng là:

- Dạng ấu trùng và không phải là ấu trùng.

- Các giác bám, kích thước giác và kích cỡ ấu trùng. - Hình dạng và kiểu tuyến bài tiết.

- Cơ quan sinh sản.

(Nguồn: Dự án FIBOZOPA) * Phá nang metacercaria

Thường rất khó xác định đến mức giống của metacercaria trong khi chúng vẫn ở dạng nang. Ép metacercaria giải phóng khỏi nang trứng ra ngoài (excystment), việc này có thể làm tăng khả năng quan sát các đặc điểm hình thái, đặc biệt những đặc điểm được mô tả dưới đây, những đặc điểm quan trọng trong phân loại.

Đôi khi ép rất nhẹ nang metacercaria dưới lam men với nước hoặc nước muối sinh lý có thể làm vỡ được nang của Metacercaria. Một kỹ thuật khác mà có thể làm là làm vỡ nang với đầu kim nhỏ thao tác dưới kính hiển vi.

* Cố định metacercaria

Bào nang sán được làm sạch mô và chất nhờn, chuyển vào lam kính có giọt nước. Xem dưới kính giải phẫu, dùng dùi nhọn cẩn thận tách lớp vỏ ngoài và vỏ trong của bào nang để lấy ấu trùng ra. Cố định, nhuộm ấu trùng và sán trưởng thành giống nhau. Để sán không hoạt động cho sán vào đãi lồng hoặc lam kính có giọt nước hơ nóng đến 60 - 700C. Định hình bằng cách đè ép giữa hai phiếm kính nhỏ cồn 700

vào giữa 2 phiến kính giữ sán ở trạng thái đó trong thời gian 10 - 20 phút tùy vào kích thước và độ dày của sán. Ngoài ra cũng có thể dùng Formol 4% hoặc 10% để cố định. Bảo quản trong cồn hoặc formol.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

2.6. Xử lý số liệu

2.6.1. Tỷ lệ nhiễm

Tỷ lệ nhiễm ấu trùng sán lá song chủ được tính toán bằng công thức sau:

Tỷ lệ nhiễm (%) =

Tổng số cá nhiễm

Metacercaria x 100

Tổng số cá kiểm tra

2.6.2. Cường độ nhiễm

- Cường độ nhiễm ấu trùng sán lá song chủ trung bình trên cơ thể được tính toán bằng công thức như sau:

Cường độ nhiễm TB (ấu trùng/cá) = Tổng số metacercaria tìm thấy Tổng số cá nhiễm metacercaria - Cường độ nhiễm ấu trùng sán lá song chủ trung bình trên các bộ phận được tính toán bằng công thức như sau:

Cường độ nhiễm trên cơ/mang/vây (ấu trùng/cá) =

Tổng số metacercaria tìm thấy trên cơ/mang/vây Số cơ/mang/vây của cá nhiễm metacercaria

Cường độ nhiễm Min, Max

- Cường độ nhiễm nhỏ nhất (Min): Số lượng metacercaria ít nhất trên cá thể hoặc cơ, mang, vây.

- Cường độ nhiễm lớn nhất (Max): Số lượng metacercaria nhiều nhất trên cá thể hoặc cơ, mang, vây.

2.6.3. Xử lý số liệu

Các số liệu thu được trong nghiên cứu đều tiến hành xử lý thống kê sinh vật học, sử dụng phần mềm Microsoft Excel ANOVA và Minitab 13.31.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chƣơng 3

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. Kết quả nghiên cứu kích thƣớc và khối lƣợng cá chép và cá trắm cỏ qua các giai đoạn

3.1.1. Kết quả nghiên cứu chiều dài của cá chép và cá trắm cỏ

Chúng tôi tiến hành khảo sát tổng số 1160 con cá về chiều dài cơ thể, trong đó: 300 con cá bột, 300 con cá hương, 240 con cá giống, 320 con cá thịt, thuộc hai loài cá Trắm cỏ và cá Chép. Các mẫu cá thu thấp tại địa bàn hai huyện Phú Bình và Phú Lương của tỉnh Thái Nguyên. Kết quả nghiên cứu chiều dài của cá chép và cá trắm cỏ qua các giai đoạn phát triển được trình bày qua bảng 3.1 như sau:

Bảng 3.1. Kết quả nghiên cứu chiều dài của cá chép và cá trắm cỏ

(Đơn vị: cm)

Loài Giai đoạn N (con) Phú Bình Phú Lương P(Sig.)

Trắm cỏ Cá bột 75 0,67  0,018 0,68  0,02 0,531 Cá hương 75 2,28  0,05 2,27  0,03 0,935 Cá giống 60 7,54  0,06 7,58  0,04 0,602 Cá thịt 80 30,09  0,08 30,51  0,15 0,018 Cá chép Cá bột 75 0,65  0,015 0,68  0,018 0,223 Cá hương 75 2,51  0,06 2,41  0,05 0,160 Cá giống 60 8,21a  0,11 7,53b  0,05 0,000 Cá thịt 80 25,09  0,46 25,93  0,29 0,128 Qua bảng ta thấy chiều dài của cá chép và cá trắm cỏ qua các giai đoạn tuân theo quy luật sinh trưởng và phát triển của vật nuôi. Giai đoạn cá bột chiều dài của cá trắm và cá chép tương đương nhau lần lượt là 0,67 cm và 0,65 cm (huyện Phú Bình) 0,68cm (huyện Phú Lương).

Giai đoạn cá hương kích thước của cá trắm cỏ và cá chép dao động từ 2,27 - 2,51 cm. Về kích thước cá giai đoạn cá hương tương đương nhau, tuy

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

nhiên về đặc điểm bên ngoài đã có thể phân biệt được cá trắm và cá chép thông qua hình dạng cơ thể, mắt, mang, đuôi… Giai đoạn cá giống kích thước của cá trắm cỏ dao động từ 7,54 - 7,58 cm; kích thước của cá chép dao động từ 7,53- 8,21 cm. Đối với cá chép giai đoạn cá giống thu thập mẫu trên địa bàn huyện Phú Bình có chiều dài lớn hơn cá giống trên địa bàn huyện Phú Lương. Sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Chúng tôi cho rằng bà con nông dân trên địa bàn huyện Phú Bình có nhiều kinh nghiệm về xử lý ao nuôi và kỹ thuật chăm sóc cá, mặt khác Phú Bình lại là địa phương có truyền thống nuôi cá từ lâu.

Kích thước cá trắm cỏ giai đoạn nuôi thịt sau khi đánh bắt và thu hoạch dao động từ 30,09 - 30,51 cm; cá chép có chiều dài thấp hơn tại Phú Bình và Phú Lương lần lượt là 25,09 và 25,93 cm (P>0,05).

3.1.2. Kết quả nghiên cứu khối lượng của cá chép và cá trắm cỏ

Bên cạnh nội dung nghiên cứu kích thước của các mẫu cá chép và cá trắm cỏ, chúng tôi đồng thời tiến hành khảo sát khối lượng của chúng. Kết quả nghiên cứu về khối lượng cá chép và cá trắm cỏ qua các giai đoạn được trình bày thông qua bảng 3.2 như sau:

Bảng 3.2. Kết quả nghiên cứu khối lƣợng của cá chép và cá trắm cỏ

(Đơn vị: gram)

Loài Giai đoạn N (con) Phú Bình Phú Lương P(Sig.)

Trắm cỏ Cá bột 75 0,09  0,003 0,10  0,012 0,530 Cá hương 75 0,18  0,006 0,16  0,003 0,001 Cá giống 60 5,22  0,03 5,23  0,006 0,720 Cá thịt 80 1135,8  25,0 1162,6  21,3 0,415 Cá chép Cá bột 75 0,087  0,002 0,085  0,002 0,588 Cá hương 75 0,17  0,05 0,17  0,05 0,513 Cá giống 60 4,64  0,10 4,77  0,02 0,236 Cá thịt 80 521,9  10,3 522,8  8,51 0,948

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Kết quả nghiên cứu cho thấy khối lượng cá chép và cá trắm cỏ tăng dần qua các giai đoạn, tuân theo quy luật sinh trưởng và phát triển của vật nuôi. Giai đoạn cá bột khối lượng của cá trắm cỏ dao động từ 0,09 - 0,10 g. So sánh hai địa bàn nghiên cứu chúng tôi thấy sự sai khác không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Đối với cá chép khối lượng cá bột thấp hơn cá trắm, ở Phú Bình và Phú Lương lần lượt là 0,087 g và 0,085 g.

Giai đoạn cá hương khối lượng cá chép và cá trắm cỏ dao động từ 0,16 - 0,18g. Khối lượng cá trắm cỏ giai đoạn cá hương trên địa bàn Phú Bình lớn hơn mẫu cá thu thập trên địa bàn Phú Lương lần lượt là 0,18 g và 0,16 g (P<0,05). Cá chép giai đoạn cá giống có khối lượng dao động từ 4,64 - 4,77 g; cá trắm cỏ giai đoạn giống có khối lượng lớn hơn cá chép dao động từ 5,22 - 5,23 g. Qua đó ta thấy giai đoạn cá hương và cá giống đã có sự khác biệt về đặc điểm hình thái cũng như khối lượng cơ thể.

Giai đoạn thu hoạch kết thúc thời gian nuôi thịt cá chép có khối lượng thấp hơn nhiều so với cá trắm cỏ, dao động từ 521,9 - 522,8 g. Còn cá trắm có khối lượng lớn hơn dao động từ 1135,8 - 1162,6 g. Điều này cho thấy nuôi cá trắm cỏ có năng suất cao và mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với nuôi cá chép. Tuy nhiên thực tế bà con nông dân thường nuôi ghép hai đối tượng cá này cùng nhau để tận dụng thức ăn và diện tích ao nuôi. Các mẫu chúng tôi thu thập thông thường kết thúc thời gian nuôi từ 8 - 12 tháng tuổi.

3.2. Tình hình nhiễm metacercaria trên cá chép và cá trắm cỏ tại Thái Nguyên

3.2.1. Tỷ lệ nhiễm metacercaria trên cá chép và cá trắm cỏ

Để đánh giá tình hình nhiễm ấu trùng sán lá song chủ (metacercaria) trên cá chép và cá trắm cỏ tại Thái Nguyên, chúng tôi đã tiến hành thu thập mẫu và nghiên cứu sự tồn tại của ấu trùng sán lá song chủ. Kết quả nghiên cứu tỷ lệ nhiễm metacercaria được trình bày qua bảng 3.3 như sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 3.3. Tỷ lệ nhiễm metacercaria trên cá chép và cá trắm cỏ Chỉ tiêu theo dõi ĐVT Cá chép Cá trắm cỏ Tổng số

Số mẫu cá Mẫu 580 580 1100

Mẫu nhiễm metacercaria Mẫu 210 464 674

Tỷ lệ % 36,15 80,00 58,10

Cƣờng độ Ấu trùng/mẫu 1 - 20 1 - 30 1 - 25 Chúng tôi nghiên cứu tổng số 1160 mẫu cá thu thập trên hai địa bàn huyện Phú Bình và huyện Phú lương, bao gồm cá chép và cá trắm cỏ sinh trưởng qua các giai đoạn. Kết quả cho thấy 36,15% mẫu cá chép phát hiện nhiễm ấu trùng metacercaria. Các mẫu cá trắm cỏ có tỷ lệ nhiễm ấu trùng sán lá song chủ cao hơn nhiều so với mẫu cá chép 80%. Tính chung cho các mẫu cho thấy có tơi 58,10% mẫu cá phát hiện ấu trùng sán lá song chủ, với mức độ phát hiện từ 1 - 25 ấu trùng/mẫu cá.

3.2.2. Thành phần và sự phân bố metacercaria trên địa bàn nghiên cứu

Kết quả nghiên cứu thành phần của ấu trùng sán lá song chủ

metacercaria trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên được thể hiện qua bảng 3.4:

Bảng 3.4. Thành phần loài và sự phân bố metacercaria ký sinh trên cá tại hai huyện Phú Lƣơng, Phú Bình tỉnh Thái Nguyên

TT Thành phần loài metacercaria Phân bố

Phú Lương Phú Bình 1 Haplorchis pumilio ++ ++ 2 Haplorchis taichui ++ ++ 3 Procerovum sp. + + 4 Centroestus formosanus ++ +++ 5 Clonorchis sinensis + +

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Qua bảng 3.4 chúng tôi thấy có tổng số 5 loài ấu trùng sán lá song chủ ký sinh trên cá. Trong đó loài C. formasanus tập trung với số lượng lớn nhất, đặc biệt trên địa bàn huyện Phú Bình. Loài C. sinensis tìm thấy với số lượng ít nhất ở cả hai địa bàn nghiên cứu.

3.3. Tình hình nhiễm metacercaria trên cá chép

3.3.1. Mức độ nhiễm metacercaria trên cá chép qua các giai đoạn

Chúng tôi tiến hành phân tích 580 mẫu cá chép các giai đoạn sinh trưởng: cá bột, cá hương, cá giống và cá thịt. Kết quả phân tích cho thấy trừ cá chép giai đoạn cá bột không phát hiện ấu trùng metacercaria, còn lại cá chép ở ba giai đoạn đều phát hiện ấu trùng sán lá song chủ với mức độ khác nhau. Kết quả nghiên cứu thể hiện qua bảng 3.5.

Kết quả phân tích chúng tôi nhận xét thấy các mẫu phát hiện ấu trùng sán phân thành hai loài chính H. pumilio và C. formosanus. Cả hai loài này đều là sán lá ruột, chúng có chu kỳ phát triển phức tạp, qua nhiều ký chủ để hoàn thiện vòng đời. Các mẫu đều phát hiện ấu trùng sán ký sinh trên hai cơ quan chính đó là mang cá và cơ cá chép.

Bảng 3.5. Tỷ lệ và cƣờng độ nhiễm metacercaria trên các giai đoạn phát triển của cá chép

Địa điểm Metacercaria quan Cá hương Cá giống Cá thịt TL (%) (ấu trùng/cá) TL (%) (ấu trùng/cá) TL (%) (ấu trùng/cá) Phú Lƣơng H. pumilio Cơ 23,3 1,2±0,41 26,7 1,4±0,47 22,7 1,2±0,31 C. formosanus Mang 21,7 1,5±0,74 18,3 1,4±0,49 14,0 1,5±0,46 Phú Bình H. pumilio Cơ 20,0 1,2±0,43 43,3 1,8±1,0 45,3 1,6±0,7 C. formosanus Mang 38,3 1,3±0,47 28,3 1,3±0,45 36,3 1,8±0,6

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Tỷ lệ nhiễm H. pumilio trên cá chép giai đoạn hương dao động từ 20 - 23,3% với cường độ nhiễm trung bình là 1,2 ấu trùng/cá. Đối với ấu trùng loài

Một phần của tài liệu nghiên cứu tình hình nhiễm ấu trùng sán lá song chủ trên cá chép và cá trắm cỏ tại thái nguyên (Trang 40 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)