Tình hình nghiên cứu ngoài nước

Một phần của tài liệu nghiên cứu tình hình nhiễm ấu trùng sán lá song chủ trên cá chép và cá trắm cỏ tại thái nguyên (Trang 32 - 83)

Ký sinh trùng cá đã được nghiên cứu từ thời Lonnae (1707 - 1778). Ở Liên Xô cũ Dogiel (1882 - 1956) là người đặt nền móng cho nghiên cứu Ký sinh trùng sống trên các loài cá (Dogiel, 1962) [24]. Bychowsky và các cộng sự, năm 1962 đã xuất bản cuốn sách: “Bảng phân loại ký sinh trùng của cá nước ngọt Liên Xô” trong đó công trình đã mô tả hơn 2.000 loài ký sinh trùng của 233 loài cá thuộc 25 họ cá nước ngọt Liên Xô. Có thể nói Liên Xô cũ là

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

nước có nhiều nhà khoa học nghiên cứu ký sinh trùng ở cá sớm nhất, toàn diện và đồ sộ nhất (Bùi Quang Tề, 1998 [17]; Gussev, 1983 [30]).

Hình 1.6. Bản đồ dịch tễ bệnh sán lá gan nhỏ trên thế giới

(Nguồn: Nguyễn Văn Đề, 2004)

Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Liên Xô cho thấy các loài sán đơn chủ thuộc một số họ Dactyloyridae, Tetraonchidae có tính đặc hữu rất cao, mỗi loài cá chỉ bị một số loài sán lá đơn chủ nhất định ký sinh, nghĩa là những loài sán lá đơn chủ chỉ ký sinh ở một ký chủ nhất định. Nghiên cứu về sán lá đơn chủ, Gussev (1976) [29] cho rằng sự phân loại và tiến hóa của họ

Dactylogyridae, Ancylodiscoididadae, Diplozoonidae có liên hệ với ký chủ

của chúng. Trên thực tế khoảng 7/10 sán lá đơn chủ (Monogenea) ở cá nước ngọt ký sinh trên bộ cá chép và hầu hết giống cá chép là ký chủ của họ

DactylogyridaeDiplozoonidae.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

được số lượng rất lớn và phong phú. Chỉ tính ký sinh trùng trên các loài cá nước ngọt thuộc khu vực Liên Xô cũ, các nhà khoa học đã phân loại được hơn 2000 loài giai đoạn 1984 - 1985 (Bùi Quang Tề, 1998) [17].

Ở Trung Quốc việc nghiên cứu ký sinh trùng - bệnh cá và động vật thủy sản nói chung khá phát triển so với các nước Châu Á. Về ký sinh trùng có rất nhiều công trình nghiên cứu, chỉ riêng tỉnh Hồ Bắc tác giả Chen Chin Leu và cs (1973) [22] đã kiểm tra ký sinh trùng 50 loài cá nước ngọt, kết quả phân loại được 379 loài ký sinh trùng trong đó: Nguyên sinh động vật

(Protozoa) 159 loài, sán lá đơn chủ (Monogenea) 17 loài, sán lá song chủ

(Trematoda) 33 loài, sán dây (Cestoidea) 10 loài, giun tròn (Nematoda) 21

loài, giun đầu móc (Acanthocepphala) 7 loài, đỉa cá (hirudinea) 2 loài, giáp

xác (Crustacea) 29 loài. Nếu tính riêng trên một số đối tượng nuôi chính thì:

Cá chép đã phát hiện được 61 loài ký sinh trùng sinh sống ký sinh, trắm đen 59 loài, trắm cỏ 71 loài, mè trắng 75 loài, cá diếc 75 loài.

Theo Chang và Wang (1973) [21] công bố trong một báo cáo khảo sát 80 trường hợp tại Hong Kong, người mắc bệnh hắc võng mạc trung tâm thanh dịch thì có tới 19% tỷ lệ mắc sán lá gan. Tác giả Kwang và Bang (2005) [34] cho biết khu vực Ulsan có tới 28,2% người bị nhiễm sán lá gan, nam giới cao hơn nữ giới rất nhiều 35,4% và 19,4% tương ứng.

Công trình nghiên cứu của Rui Li và cs (2005) [41] cho biết kết quả điều tra ở các tỉnh khu vực phía Nam Trung Quốc chỉ có 46% người dân biết về bệnh sán lá gan. Trong tổng số người điều tra có đến 51% người ăn gỏi cá từ 1 - 2 lần/tháng, chỉ có 8% số người ăn cá nấu chín kỹ, phần còn lại có thói quen ăn cá sốt hoặc ăn sống hình thức gỏi. Công bố cho biết tỷ lệ trứng sán lá gan tìm thấy trong phân cao nhất ở mèo 70%, chó 50% và trên lợn 27%, ở cá nước ngọt tỷ lệ nhiễm là 40%.

Tác giả Shin và Huang (2000) [33] cho biết tỷ lệ người bị nhiễm sán lá

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

có khu vùng lên đến 57%. Ở khu vực các tỉnh phía Nam của Trung Quốc kết quả điều tra cho thấy tỷ lệ nhiễm trên người thấp hơn 31,61% và tập trung vào các độ tuổi 30 - 69 chiếm 45 - 50% và mức độ nhiễm rất cao ở nam giới (41,9%) ở nữ chỉ có 20,5% (Yu và cs, 2003) [45]. Ở Hồng Kong tỷ lệ người nhiễm sán C. sinensis tập trung cao nhất ở độ tuổi 31 - 40 (68,75%) và độ tuổi 41 - 50 (20,6%), chủ yếu trên đối tượng nam giới trong đó nông dân là đối tượng nhiễm sán lá cao nhất 28,75% (Chang và Wang, 1973) [32].

Theo tác giả Park và cs (2001) [21] cho biết loài sán lá gan nhỏ

Clonorchis sinensis ở Hàn Quốc và Trung Quốc có bộ nhiễm sắc thể 2n = 56,

bao gồm 8 cặp nhiễm sắc thể lớn và 20 cặp nhiễm sắc thể nhỏ.

Ở một số nước trong khu vực như Thái Lan công trình nghiên cứu đầu tiên về bệnh ký sinh trùng cá nuôi là của C.B Wilson, 1926 - 1927 thông báo về hiện tượng rận cá thuộc giống Argulus ký sinh trên cá nước ngọt Thái Lan và đến năm 1928 cũng tác giả này lại miêu tả về bệnh lý trên cá trê Thái Lan có một loài thuộc giống caligus ký sinh. Cho đến nay khu hệ ký sinh trùng cá nước ngọt ngày càng được chú ý. Qua tổng kết, một số nguyên sinh động vật, sán lá đơn chủ là tác nhân gây bệnh ký sinh trùng như: Chilodonella,

Trichodina, Costia, Heneguya, Dactylogyrus, Gyrodactylus… theo Tonguthai

(1992), các nhà khoa học Thái Lan không chỉ dừng lại ở đó mà đi sâu nghiên cứu một số bệnh ký sinh trùng như bệnh: Opisthorchosis do Opisthorchis

viverini ký sinh trong gan người. Không những thế, khu hệ ký sinh trùng cá

Thái Lan ngày càng phong phú bởi sự bổ sung của ký sinh trùng cá nước mặn. Năm 1981 L, Ruangpan đã viết cuốn sách đầu tiên về ký sinh trùng ký sinh ở cá biển dọc theo bờ biển Thái Lan (Richard, 1996) [39].

Ở Indonesia năm 1952, sự ra đời của cuốn sách “Những dấu hiệu của những loại ký sinh trùng trên cá nước ngọt ở Indonesia” thực sự là bước ngoặt trong ngành ký sinh trùng học nước này. Tác giả cuốn sách này là M.Sachlan - nhà khoa học Indonesia đầu tiên nghiên cứu về ký sinh trùng cá ở Indonesia

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

[39]. Theo Akhmad Rukyani, cho đến nay ở Indonesia bệnh ký sinh trùng là một trong những nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến sự thiệt hại về kinh tế đối với cá nuôi nước ngọt những bệnh ký sinh trùng như: Myxobolosis,

Trichodinosis, Lerbnaeosis, Ichthyophthyriosis, Gyrodactylosis trong đó

Ichthyophthyriosis là bệnh ký sinh trùng quan trọng đối với cá. Đối với bệnh

này sự điều trị bằng thuốc hóa học không mạng lại hiệu quả vì sự chết chóc luôn luôn xảy ra trước khi phép điều trị có hiệu lực (Richard, 1996) [39].

Ở Malaysia, trong giai đoạn 1861 - 1973, Furtado và Fernanda có báo cáo về phân loại và hình thái của một số giun sán ký sinh ở cá nước ngọt Malaysia. Đến giai đoạn 1983 - 1987, Lim và các cộng sự khi nghiên cứu về ký sinh trùng trên một số cá nước ngọt ở vùng bán đảo Malaysia, đã phát hiện ra 54 loài Monogenea (Richard, 1996) [39]. Cũng như ở Thái Lan và nhiều nước khác khu hệ ký sinh trùng ở Malaysia ngày càng phong phú, sự nghiên cứu được chuyên sâu theo nhiều hướng khác nhau.

Ở Singapore sán lá song chủ đã được phát hiện từ năm 1938 bởi Andrews và Shrimpton. Sán lá gây bệnh nghiêm trọng trên người, tuy nhiên vòng đời và kích thức sán được mô tả chi tiết năm 1970 tương tự như các mô tả đã biết (Cheah và cs, 1970) [21].

Ở Philipin từ năm 1947, Tubangui đã công bố về kết quả nghiên cứu một số loài mới thuộc sán lá đơn chủ (Monogenea), sán lá song chủ

(Trematoda - Digenea), giun tròn (Nematoda) và giun đầu móc

(Acanthocephala). Velasquez, (1958) đã đề cập đến sự phân loại và chu kỳ

sống của ký sinh trùng giun sán. Năm 1975, Velasquez xuất bản cuốn sách về sán lá song chủ ở cá Philipin, tổng khóa phân loại sán lá song chủ “Digenetic trematodes of Philippin fishes”. Đây là một tài liệu chuyên khảo có giá trị (Richard, 1996) [39].

Thái Lan là một trong các quốc gia Đông Nam Á có tập tính ăn sản phẩm thủy sản sống và có tỷ lệ người nhiễm sán lá cao. Hầu hết số người

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

nhiễm ấu trùng sán khi ăn các món chế biến từ cá chưa được nấu kỹ.

V. Wiwanit Kit và cs (2001) trường đại học Chulalong Korn, Bangkok, Thái Lan đã thí nghiệm về khả năng sống của ấu trùng trong các món nấu chưa chín kỹ. Các tác giả đã phân tích metacercaria ở 79 cá nước ngọt họ cá Chép thu từ hồ chứa Huay Thalaeng, tỉnh Nakornrat Chasrima thì phát hiện có 16 con nhiễm metacercaria chiếm 20,6%. 16 con này được chuẩn bị cho 8 đĩa cá với các cách thức chế biến khác nhau: 2 con được sấy ở nhiệt độ phòng, 2 con được đưa vào đông lạnh ở 40

C, 2 con khác được đưa vào nhiệt độ -200 C, 2 con ngâm trong dung dịch NaCl 5%, 2 con ngâm trong dung dịch NaCl 10%, còn lại 2 con được ngâm trong nước nóng vài giây. Sau đó cá được chế biến sơ cho trộn với các gia vị khác tạo thành món salat truyền thống. Khả năng sống sót của metacercaria trong mỗi đĩa salat cá được đánh giá qua kính hiển vi ở thời điểm bắt đầu, lặp lại 30 phút cho đến khi tất cả các metacercaria đều xuất hiện thoái hóa. Kết quả sau 8 giờ đối với cá làm lạnh

Ngoài ra một số nước như ấn Độ, có công trình nghiên cứu của Thapar, 1976 đã tổng kết về sán lá đơn chủ (Monogenea) có 100 loài ký sinh trùng ký sinh ở các loài cá ấn Độ. Năm 1973 - 1974 Gussev nghiên cứu 38 loài cá nước ngọt ấn Độ đã phát hiện 40 loài sán lá đơn chủ là loài mới đối với khoa học Gussev (1976) [29].

Ở Hàn Quốc có nhiều nghiên cứu về lĩnh vực ký sinh trùng lây qua cá nói chung và sán lá song chủ gây bệnh gan lây qua cá nói riêng. Tác giả Choi (1976) [25] công bố kết quả điều tra tình hình nhiễm sán lá song chủ C. sinensis trên các loài cá nước ngọt ở Hàn Quốc cho biết hầu hết các loài cá nước ngọt đều bị nhiễm ấu trùng C. sinensis mức độ từ thấp đến cao. Trong đó có cả cá trắm cỏ và cá chép nuôi tại các khu vực điều tra, tỷ lệ nhiễm ở các loài cá sống trên sông cao hơn trong ao hồ. Một nghiên cứu khác của Joo (1980) [23] cho biết tình hình nhiễm C. Sinensis ở các loài cá rất thấp 0 - 3,6% so với nhiễm các loại ấu trùng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

sán khác (E. Oviformis; M. Hasegawai; M. Yokogawai).

Bảng 1.1. Tình hình nhiễm sán lá gan nhỏ ở một số nƣớc trên thế giới Loài Quốc Gia Địa điểm điều tra Tỷ lệ nhiễm Tác giả

Clonorchis sinensis

Triều Tiên 5 dòng sông chính 21,5% Seo, 1981 Triều Tiên Sông Nakdong 45,5% Seo, 1981 Triều Tiên Một số vùng 1,4 - 4,6% KAHP, 2004 Trung Quốc 24 tỉnh 1 - 57% Chen, 1994

Trung Quốc Toàn quốc 0,4% Xu, 1995

Trung Quốc Vùng Korean 4,5% Xu, 1995

Trung Quốc Guangxi Zhuang 0,96% Xu, 1995 Trung Quốc Guangxi Zhuang 31,6% Yu, 2003 Trung Quốc Vùng Mongolian 1,8% Xu, 1995 Việt Nam Hải Phòng, Hà Nội 73% Rim, 1982 Việt Nam Ninh Bình 13,7 - 31% Nguyễn Văn Đề, 2003

Opithorchis viverrini

Thái Lan Vùng Đông Bắc 79% Wykoff, 1965

Thái Lan Toàn quốc 9,4% Sripa, 2003

Lào Sông Mekong 70,3% Chai, 2005

Việt Nam Tỉnh Phú Yên 15,2 - 36,9% Nguyễn Văn Đề, 2003

Opithorchis felineus

Nga Thành phố Tomsk >6% Rim, 1982 Nga Lưu vực sông Ob >95% Rim, 1982

Nga Thành phố Tyumen 45% WHO, 1995

Ucraina Lưu vực sông Dniper 5 - 40% Yossepowitch, 2004 Theo Lim và cs (2006) [36] cho biết tỷ lệ nhiễm sán lá gan C. sinensis

ở một số tỉnh của Hàn Quốc rất cao từ 2,1 - 31,3%, các tác giả tổng kết bốn yếu tố chính dẫn đến nhiễm sán lá gan cao đó là: nam giới, uống rượu, ăn gỏi cá, và khu vực đó tập trung nhiều sán lá gan. Nghiêm trọng nhất vẫn là nguyên nhân ăn gỏi cá sống nên ăn phải trứng sán là yếu tố chính làm tăng tỷ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

lệ nhiễm sán lá gan ở người.

Kết quả công bố của Kim và cs (2008) [26] khi tiến hành nghiên cứu C.

Sinensis trên các loài cá nước ngọt của Hàn Quốc cho biết, loài sán lá song

chủ C. Sinensis có tới 17 phân loài khác nhau. Mức độ nhiễm các phân loài

ấu trùng sán lá song chủ khác nhau từ 3,6% (Zacco platypus) đến 60%

(Pungtungia herzi) trên 21 loài cá điều tra trong đó có cá chép và cá trắm cỏ.

Kết quả nghiên cứu của Sohn và cs (2009) [43] khi điều tra phân loại tình hình nhiễm ấu trùng sán lá song chủ trên cá nước ngọt các tỉnh phía Nam Trung Quốc cho biết, hầu hết các loài cá đều mang ấu trùng sán lá song chủ. Tìm thấy ấu trùng C. sinensis trên cá trắm cỏ sống ở khu vực này. Ấu trùng

metacercariae C. sinensis tìm thấy trên cơ thể cá có kích thước 158 - 193

(182) x 153 - 183 (168) m, vỏ hình bầu dục ấu trùng bên trong vỏ hình chữ V. Ấu trùng C. sinensis tìm thấy trên cá ở Thái Lan, Lào và Việt Nam cũng cho kích thước tương tự 0,19 - 0,25 x 0,15 - 0,22mm (Sohn, 2009) [42].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chƣơng 2

ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tƣợng nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Cá chép (Cyprinus cappio) và cá trắm cỏ

(Ctenopharyngodon idellus) nuôi trong ao và tự nhiên.

- Ấu trùng sán lá song chủ metacercaria ký sinh trên cá chép và cá trắm cỏ ở các giai đoạn cá bột đến cá trưởng thành.

2.2. Địa điểm, thời gian nghiên cứu

2.2.1. Địa điểm

- Địa bàn một số xã của huyện Phú Bình và Phú Lương tỉnh Thái Nguyên. - Trung tâm nghiên cứu quan trắc, cảnh báo môi trường và phòng ngừa dịch bệnh thủy sản khu vực miền Bắc - Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I.

2.2.2. Thời gian

Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 10/2010 đến tháng 10/2011.

2.3. Nội dung nghiên cứu

- Điều tra, khảo sát tinh hình sinh trưởng và phát triển của cá chép và cá trắm cỏ nuôi tại các ao hồ trên địa bàn nghiên cứu.

- Tình hình nhiễm ấu trùng sán lá song chủ trên cá chép và cá trắm cỏ trên địa bàn nghiên cứu.

2.4. Các chỉ tiêu theo dõi

- Chiều dài (cm); khối lượng (gram) của cá chép và cá trắm cỏ qua các giai đoạn cá bột, cá hương, cá giống và cá thịt.

- Tỷ lệ và cường độ nhiễm ấu trùng sán lá song chủ (ấu trùng/cá) trên cá chép các giai đoạn (cá bột, cá hương, cá giống và cá thịt) và trên các cơ quan.

- Tỷ lệ và cường độ nhiễm ấu trùng sán lá song chủ (ấu trùng/cá) trên cá trắm cỏ các giai đoạn (cá bột, cá hương, cá giống và cá thịt) và trên các cơ quan.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

2.5. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.5.1. Phương pháp thu thập mẫu

- Thu thập mẫu cá nghiên cứu: Cá chép (Cyprinus cappio) và cá trắm

cỏ (Ctenopharyngodon idellus).

- Thời điểm thu mẫu tính từ khi cá mới nở: Cá bột thu mẫu giai đoạn từ 3 - 10 ngày tuổi; cá hương thu mẫu giai đoạn từ 20 - 35 ngày tuổi; cá giống thu giai đoạn từ 45 - 70 ngày tuổi; cá thịt thu mẫu thời điểm đánh bắt thu hoạch cá khi kết thúc nuôi.

- Số lượng các mẫu cá: + Cá chép: Cá bột: 150 con. Cá hương: 150 con. Cá giống: 120 con. Cá thịt: 160 con. + Cá trắm cỏ: Cá bột: 150 con. Cá hương: 150 con. Cá giống: 120 con. Cá thịt: 160 con. Tổng số mẫu cá: 1160 con.

2.5.2. Phương pháp tiêu cơ

- Cân, đo kích thước từng cá thể và ghi lại. Lấy một ít thịt từ các phần khác nhau của cá (như: đầu, mang, cơ, vây và vẩy). Mẫu phụ từ toàn bộ cá được kiểm tra một lần.

- Nghiền mỗi mẫu cơ riêng biệt bằng cối chày sứ. Cá nhỏ có thể được nhóm lại và nghiền cùng với nhau, nghiền 10 - 20 g mẫu các phần khác nhau.

Một phần của tài liệu nghiên cứu tình hình nhiễm ấu trùng sán lá song chủ trên cá chép và cá trắm cỏ tại thái nguyên (Trang 32 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)