Mức độ nhiễm các loài metacercaria trên các cơ quan của cá

Một phần của tài liệu nghiên cứu tình hình nhiễm ấu trùng sán lá song chủ trên cá chép và cá trắm cỏ tại thái nguyên (Trang 59 - 68)

3.4.2.1. Mức độ nhiễm metacercaria trên cá trắm cỏ tại huyện Phú Bình

Kết quả nghiên cứu mức độ nhiễm ấu trùng sán lá song chủ

metacercaria trên các cơ quan ký sinh của cá trắm cỏ tại địa bàn huyện Phú

Bình được trình bày qua bảng 3.19.

Bảng 3.9. Tỷ lệ và mức độ nhiễm metacercaria trên các cơ quan ký sinh cá trắm cỏ tại Phú Bình - Thái Nguyên

Loài Giai đoạn Cơ quan Số mẫu (mẫu) Số mẫu nhiễm (mẫu) Tỷ lệ (%) Cường độ (ấu trùng/cá) H. pumilio Cá hương Mang 75 5 6,67 1,0±0,08 Cơ 75 15 20,0 1,2±0,43 Cá giống Mang 80 4 5,0 1,3±0,47 Cơ 80 55 68,75 28,5±4,30 Cá thịt Mang 60 5 8,33 2,6±0,8 Cơ 60 48 80,0 26,5±5,41

Procerovum sp Cá giống Cơ 80 26 32,5 1,1±0,23

Cá thịt Cơ 60 3 5,0 1,3±0,42 C. formosanus Cá hương Mang 75 24 32,00 3,2 ±0,4 Cơ 75 15 20,0 1,8±0,72 Cá giống Mang 75 44 58,67 13,5±1,4 Vây 80 9 11,25 1,8±0,83 Cơ 80 5 6,25 8,7±2,04 Cá thịt Mang 60 28 46,67 3,41±1,05 Vây 60 9 15,00 3,14±1,3 Cơ 60 5 8,33 1,3±0,75

C. sinensis Cá giống Cơ 80 2 2,50 1,22±0,09

Cá thịt Cơ 60 5 8,33 1,2±0,42 H. taichui Cá hương Cơ 75 3 4,0 1,0±0,5 Cá giống Cơ 80 4 5,0 2,3±0,9 Cá thịt Cơ 60 3 5,0 1,2±0,8

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Qua bảng 3.10 ta thấy ba cơ quan là cơ, mang và vây của cá trắm cỏ đều tìm thấy ấu trùng sán lá song chủ với các tỷ lệ khác nhau. Ấu trùng sán lá song chủ loài H. pumilio và loài C. formosanus đều tìm thấy trên mẫu cá trắm cỏ giai đoạn cá hương, cá giống và cá thịt tại địa bàn Phú Bình. Trong đó ấu trùng loài H. pumilio chủ yếu ký sinh trên cơ cá, tỷ lệ nhiễm có xu hướng tăng dần theo giai đoạn sinh trưởng của cá từ cá hương, cá giống và cá thịt lần lượt là 20,0%; 68,75% và 80%. Cường độ nhiễm cao nhất ở các mẫu cá trắm giai đoạn giống và thịt 26,5 - 28,5 ấu trùng/cá.

Ngược lại ấu trùng sán loài C. formosanus chủ yếu ký sinh trên mang cá và vây cá, tỷ lệ nhiễm cũng có xu hướng tăng dần theo giai đoạn sinh trưởng. Tỷ lệ nhiễm trên mang cao hơn trên vây cá, lần lượt là 58,67% so với 11,25% trên các mẫu cá giống; 46,67% so với 15% trên các mẫu cá thịt. Cường độ nhiễm tương đối cao dao động từ 3,14 đến 13,5 ấu trùng/cá.

Đối với hai loại ấu trùng sán đó là loài Procerovum sp. và loài C.

sinensis chỉ tìm thấy ấu trùng trên các mẫu cá trắm cỏ giai đoạn cá giống và

cá thịt. Tỷ lệ nhiễm ấu trùng loài i thấp nhất ở trên cơ của cá trắm giai đoạn giống 2,5% và cường độ 1,22 ấu trùng/cá. Tỷ lệ nhiễm cao nhất đó là ấu trùng loài Procerovum sp ở trên cơ của cá trắm giai đoạn giống 32,5% và cường độ 1,1 ấu trùng/cá.

3.4.2.2. Mức độ nhiễm metacercaria trên cá trắm cỏ tại huyện Phú Lương

Kết quả nghiên cứu mức độ nhiễm ấu trùng metacercaria trên các mẫu cá trắm cỏ địa bàn Phú Lương được trình bày qua bảng 3.10. Kết quả nghiên cứu cho thấy ấu trùng sán lá ký sinh ở cả cơ, mang và vây của các mẫu cá. Ấu trùng sán lá loài H. pumilio phát hiện ký sinh trên cơ và mang của cá hương, cá giống, cá thịt. Sán lá ký sinh ở cơ với tỷ lệ nhiễm tăng từ cá hương đến cá thịt, tỷ lệ lần lượt là 22,67%; 71,25% và 88,33%.

Ấu trùng sán loài C. formosanus ký sinh nhiều ở mang cá, ở cá hương tỷ lệ nhiễm đạt 36,0% cường độ nhiễm 3,2 ấu trùng/cá. Trên cá giống tỷ lệ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

nhiễm sán ở mang cao nhất 65,33% cường độ nhiễm 13,5 ấu trùng/cá; tỷ lệ nhiễm sán lá trên mẫu cá trắm thịt tương đối cao 51,67%, cường độ nhiễm 3,41 ấu trùng/cá.

Ấu trùng hai loài sán Procerovum sp.C. sinensis phát hiện trên cơ của cá trắm cỏ giai đợn giống và thịt, tỷ lệ nhiễm ấu trùng thấp 3,7 - 15%. Đặc biệt tỷ lệ nhiễm ấu trùng sán lá loài Procerovum sp. trên cơ cá giống cao 33,65% và cường độ 1 ấu trùng/cá.

Bảng 3.10. Thành phần loài và mức độ nhiễm metacercaria trên các cơ quan ký sinh cá Trắm cỏ tại Phú Lƣơng - Thái Nguyên

Loài Giai đoạn Cơ quan Số mẫu (mẫu) Số mẫu nhiễm (mẫu) Tỷ lệ (%) Cường độ (ấu trùng/cá) H. pumilio Cá hương Mang 75 7 9,33 1,0 ± 0,31 Cơ 75 17 22,67 1,2 ± 0,43 Cá giống Mang 80 6 7,50 1,3 ± 0,47 Cơ 80 57 71,25 28,5 ± 3,50 Cá thịt Mang 60 8 13,33 2,6 ± 0,8 Cơ 60 53 88,33 26,5 ± 3,41

Procerovum sp Cá giống Cơ 80 27 33,75 1,0 ± 0,02

Cá thịt Cơ 60 5 8,33 1,3 ± 0,42 C. formosanus Cá hương Mang 75 27 36,00 3,2 ± 1,4 Cơ 75 13 17,33 1,8 ± 0,72 Cá giống Mang 75 49 65,33 13,5 ± 1,04 Vây 80 7 8,75 1,8 ± 0,83 Cơ 80 7 8,75 8,7 ± 2,48 Cá thịt Mang 60 31 51,67 3,41 ± 0,05 Vây 60 11 18,33 3,14 ± 1,03 Cơ 60 7 11,67 1,3 ± 0,75

C. sinensis Cá giống Cơ 80 3 3,75 1,0 ± 0,01

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Theo Bùi Quang Tề, (2001) [18] ấu trùng sán lá loài C. formosanus ký sinh ở mang của 13 loài cá nước ngọt và phân bố trên cả 3 miền Bắc, Trung và Nam ở nước ta với tỷ lệ nhiễm khá cao, trong cá trắm cỏ có tỷ lệ nhiễm cao nhất đến 99,33%, chúng ký sinh dày đặc ở mang làm cá giống chết hàng loạt.

So với nghiên cứu gần đây của Nguyễn Thị Thanh, (2007) [19] cho thấy kiểm tra các mẫu chỉ phát hiện ấu trùng loài C. formosanus ký sinh ở mang cá. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi còn phát hiện thấy ấu trùng ký sinh ở vây và cơ cá tuy nhiên tỷ lệ thấp hơn.

25,88 12,86 25,21 30,12 12,86 27,89 0 5 10 15 20 25 30 35

Mang Vây Cơ Cơ quan

T

ỷ l

ệ %

Phú Bình Phú Lương

Hình 3.4: Biểu đồ so sánh mức độ nhiễm ấu trùng metacercaria theo cơ quan của cá trắm cỏ

Như vậy trong 5 loài sán trên cá Trắm có thì có hai loài H. pumilio

C. formasanus ký sinh trên tất cả các cơ quan nghiên cứu (mang, vây cơ). Tuy

nhiên tỷ lệ nhiễm metacercaria có sự khác nhau ở các cơ quan nghiêm cứu và từng vùng thu mẫu.

Kết quả cho thấy thành phần loài metacercaria có sự khác biệt giữa các giai đoạn phát triển của cá trắm cỏ. Tuy nhiên qua phân tích thì hai loài H.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

pumilioC. formosanus đều ký sinh ở tất cả các giai đoạn phát triển của cá,

tỷ lệ nhiễm ở các giai đoạn là khác nhau.

Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ nhiễm ấu trùng metacercaria trên cá trắm qua các giai đoạn cá hương, cá giống có xu hướng tăng lên. Chúng tôi cho rằng: Vòng đời sán lá song chủ, từ sán trưởng thành rồi đẻ trứng trong cơ thể cá ký chủ cuối cùng là người và một số động thực vật như: lợn, chó, mèo… Trứng sán theo phân ký chủ cuối cùng rơi vào nước rồi phát triển qua các giai đoạn ấu trùng trong các ký chủ trung gian (ốc, cá). Do đó trong quá trình ương cá giống, việc sự dụng phân hữu cơ như phân bắc, phân lợn, chưa ủ vôi sẽ tạo điều kiện cho trứng sán gặp được các ký chủ trung gian như ốc và cá. Mặt khác, khi càng lớn nhu cầu thức ăn càng tăng, lượng phân hữu cơ bón xuống càng nhiều thì mức độ nhiễm metacercaria ở cá giống, cá thịt càng cao. Qua điều tra sơ bộ chúng tôi nhận thấy hiện nay người dân nuôi cá đã nhận thức rõ việc sử dụng phân hữu cơ trực tiếp sẽ gây ô nhiễm môi trường, mất vệ sinh và đặc biệt hơn là khi giống đã bị nhiễm sán thì nguy cơ, là mầm mống lây bệnh cho người và động vật ở những vùng hiện đang có tập tính ăn gỏi cá, lẩu cá hoặc cá nấu chưa kỹ. Tuy nhiên vẫn còn một số hộ vì những lợi nhuận trước mắt là chỉ ương và xuất bán cá giống nên vẫn sử dụng trực tiếp phân hữu cơ thậm chí có hộ còn xây dụng nhà vệ sinh ngay trên ao nuôi.

3.5. Nhận xét, thảo luận về thành phần loài và mức độ nhiễm ấu trùng sán lá song chủ (metacercaria) trên cá chép và cá trắm cỏ

Kết quả về tỷ lệ nhiễm metacercaria trên các loài cá nghiên cứu được thể hiện trên hình 3.9. Qua đó ta thấy trong 2 loại cá nghiên cứu cho thấy, cá Trắm cỏ nhiễm metacercaria với thành phần loài nhiều hơn hẳn so với cá Chép. Trên cá Trắm cỏ phát hiện 5 loài metacercaria: H. pumilio. H. taichui,

Procerovum sp, C. formosanus C. sinensis. Ở cá chép chỉ tìm thấy hai loài

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Với 5 loài ấu trùng sán lá metacercaria phát hiện được thì có H. pumilio

C. formosanus ký sinh trên cả hai loài cá nghiên cứu trong đó H. pumili

sinh chủ yếu trên cơ và C. formosanus ký sinh chủ yếu ở mang cá.

26,28 19,29 0 0 0 32,56 25,75 21,79 6,79 4,65 0 5 10 15 20 25 30 35

H. pumilio C. formosanus Procerovum sp C. sinensis H. taichuiLoài

T ỷ l ệ ( %) Cá chép Cá trắm cỏ

Hình 3.5. Tỷ lệ nhiễm metacercaria trên cá Chép và cá Trắm cỏ

Tỷ lệ nhiễm metacercaria trên cá trắm cỏ là cao nhất H. pumilio

32,56%, C. formosanus 25,75%. Cá chép tỷ lệ nhiễm ấu trùng hai hai loài sán trên lần lượt là 26,28% và 19,29%. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn so với kết quả nghiên cứu của Trương Thị Hoa và Nguyễn Ngọc Phước (2009) [8] tỷ lệ nhiễm metacercaria trên cá chép là 65,4% và trên cá trắm cỏ 55,8% với cường độ dao động từ 4,4 - 5,7 ấu trùng/cá.

Theo Trần Thị Kim Chi (theo Hà Ký (2007) [12] khi xác định tỷ lệ nhiễm metacercaria trên cá nước ngọt tai Nghệ An, trong nghiên cứu của tác giả không phân tích riêng từng loài mà xét tỷ lệ nhiễm chung của các loài

metacercaria. Trong đó tỷ lệ nhiễm metacercaria trên cá trắm cỏ là 61,5%, cá

chép chiếm tỷ lệ nhiễm 45,8%. Qua nghiên cứu ở giai đoạn cá giống cho thấy ở giai đoạn cá giống: cá trắm cỏ có tỷ lệ nhiễm metacercaria cao nhất 48,5%,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

cá chép tỷ lệ nhiễm metacercaria là 21,1%, Các tác giả đã xác định 5 loài

metacercaria, trong đó có 4 loài sán lá ruột là H. pumilio, H. yokogawai, C.

formosanusExochis sp với tỷ lệ nhiễm tương ứng là 14,6%, 0,1%, 6,5%,

và 4,9%; loài C. sinensis phát hiện trên cá giống vơi tỷ lệ thấp 0,4%, Tuy nhiên các tác giả cũng không xác định rõ tỷ lệ nhiễm của các loài sán ở từng loại cá cụ thể. Giai đoạn cá thịt, cá Trắm cỏ có tỷ lệ nhiễm metacercaria cao nhất là 83,5%, tiếp đến là cá Chép 77,2%, Hầu hết các loài cá đều nhiễm sán giống Haplorchis. Kết quả công bố của chúng tôi cũng thấp hơn.

Kết quả về cường độ nhiễm metacercaria trung bình cơ thể của 2 loài cá nghiên cứu thể hiện ở hình 3.6.

7,08 4,70 0 0 0 10,2 4,6 1,2 1,2 1,5 0 2 4 6 8 10 12

H. pumilio C. formosanus Procerovum sp C. sinensis H. taichuiLoài

C ư n g đ (ấu t n g/ cá) Cá chép Cá trắm cỏ

Hình 3.6. Cƣờng độ nhiễm metacercaria trên cá Chép và cá Trắm cỏ

Qua đồ thị cho thấy cường độ nhiễm metacercaria trên cá trắm cỏ là cao nhất, cường độ nhiễm trên cá chép đứng thứ hai. Cường độ nhiễm hai loài

sán H. pumilioC. formosanus cao nhất trên cả cá chép và cá trắm cỏ (4,6 -

10,2 ấu trùng/cá). Cường độ nhiễm ấu trùng các loài sán còn lại thấp hơn dao động từ 1,2 - 1,5 ấu trùng/cá. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn so

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

với kết quả nghiên cứu của Trương Thị Hoa và Nguyễn Ngọc Phước (2009) [8] tỷ lệ nhiễm C. sinensis trên cá chép là 27,5% trên cá trắm cỏ 24,6%; tỷ lệ nhiễm H. taichui trên cá chép là 32,9% và trên cá trắm cỏ là 27,5%.

Trong quá trình nghiên cứu của chúng tôi tại Thái Nguyên, trong 5 loài sán phát hiện được thì có xác định loài sán lá gan C. sinensis ký sinh trên cơ cá trắm có tỷ lệ nhiễm 6,79 % với cường độ nhiễm trung bình 1,2 ấu trùng/cá, Mặc dù cá nhiễm sán với mức độ thấp nhưng đây là nguyên nhân gây bệnh sán lá gan nhỏ, loại bệnh gây hại lớn đến sức khỏe cộng đồng.

Giai đoạn metacercaria, sán thường ký sinh trong cơ hoặc các mô liên kết của tổ chức cơ dưới dạng bào nang. Khi người và một số động vật ăn cá sống hoặc cá nấu chưa kỹ mà có nhiễm metacercaria thì sán sẽ theo ống mật vào gan và phát triển thành sán trưởng thành, gây bệnh cho người và động vật.

Khi metacercaria ký sinh ở cá làm cá xuất hiện các nốt nhỏ, cá gầy,

sinh trưởng chậm. Khi sán ký sinh với cường độ thấp thì tác hại ảnh hưởng đến cá không rõ ràng. Giai đoạn ký sinh trên cơ thể cá gây thiệt hại về hiệu quả chăn nuôi. Tuy nhiên giai đoạn sán trưởng thành ký sinh trên cơ thể người, gây tác hại chủ yếu và rất nghiêm trọng. Người bị nhiễm sán thường bị vàng da, suy gan, đau gan. Bệnh có liên quan chặt chẽ đến tập quán ăn uống, sinh hoạt, của bà con nhân dân, và điều kiện vệ sinh môi trường.

Từ năm 1976, Nguyễn Văn Đề đã phát hiện ở Ninh Bình có xuất hiện bệnh sán lá gan do C. sinensis. Người nhiễm bệnh chủ yếu do tập tính ăn gỏi cá. Năm 1996, Bùi Quang Tề cũng đã khẳng định ở Kim Sơn Ninh Bình, cá Mè Trắng nhiễm sán C. sinensis với tỷ lệ nhiễm 40 - 60%.

Qua kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy mức độ nhiễm sán giữa loài cá chép và cá trắm cỏ khác nhau, điều này có thể giải thích như sau: (1) Cá trắm cỏ, cá chép đều là các loài các nước ngọt nuôi truyền thống tuy nhiên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

chúng có mùa vụ sinh sản, nơi sinh sống, phổ thức ăn và cách thức bắt mồi hoàn toàn khác nhau. Về mùa vụ sinh sản, cá trắm cỏ sinh sản sớm nhất thường bắt đầu từ tháng 2 đến tháng 3 hàng năm. Cá chép sinh sản muộn hơn từ tháng 4 đến tháng 6 hàng năm. Thực tế trong quá trình thu mẫu, chúng tôi đã thu 2 loài cá ở các thời điểm khác nhau, thu mẫu cá trắm cỏ từ đầu tháng 3, thu cá chép vào cuối tháng 3.

Theo Hà Ký và Bùi Quang Tề bệnh do ký sinh trùng trên cá thường xuất hiện vào vụ đông xuân, trời ẩm ướt, nhiệt độ thấp. Đây là các điều kiện thuận lợi cho các loài ký sinh trùng nói chung và sán lá song chủ phát triển, do có thời gian này cá nuôi rất dễ nhiễm bệnh. Như vậy xét về mùa vụ thì các trắm cỏ dễ có khả năng bị nhiễm metacercaria nhất, cá chép khả năng nhiễm thấp hơn.

(2) Xét về đặc điểm dinh dưỡng của 2 loài cá nuôi: Cá chép thường sống tầng đáy và tầng giữa, thức ăn là các động vật phù du với đặc tích ăn lọc, bắt mồi thụ động, đặc tính này theo suốt các giai đoạn phát triển của cá. Đối với cá trắm cỏ: khi còn nhỏ cá ăn động vật phù du, khi lớn cá chuyển qua ăn thực vật, từ giai đoạn cá hương đến cá giống bắt đầu ăn thực vật như bèo, rong, rêu, cỏ… với đặc tính bắt mồi chủ động.

Các loài thực vật thủy sinh là nơi cư trú của nhiều ấu trùng côn trùng, ấu trùng nhuyễn thể, là nơi bám của ốc (ký chủ trung gian 1 của sán). Các ấu

Một phần của tài liệu nghiên cứu tình hình nhiễm ấu trùng sán lá song chủ trên cá chép và cá trắm cỏ tại thái nguyên (Trang 59 - 68)