c) Về trìnhđộ
3.2.2. Nhận thức đúng đắn vai trò của cán bộ, công chức chính quyền cấp xã
Trong giai đoạn hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đang tập trung xây dựng một nền hành chính trong sạch, vững mạnh, có đủ năng lực và phẩm chất để quản lý, điều hành có hiệu lực, hiệu quả mọi công việc của đất nước. Bởi vì suy cho cùng mọi hoạt động quản lý nhà nước có đạt được hiệu quả hay không đều tùy thuộc vào cán bộ, công chức. Cán bộ, công chức chính quyền cấp xã đều trưởng thành từ thực tiễn sản xuất và công tác, gắn bó với thực tiễn sản xuất và đời sống của nhân dân ở địa phương. Hơn ai hết, cán bộ, công chức chính quyền cấp xã là người am hiểu đặc điểm tình hình địa phương, thấu hiểu cuộc sống, tâm tư, nguyện vọng của quần chúng nhân dân. Họ có mối liên hệ mật thiết, thường xuyên với quần chúng nhân dân. Thực tế cho thấy, cán bộ, công chức chính quyền cấp xã là người chịu trách nhiệm chủ yếu trong việc tổ chức mọi hoạt động của đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội an ninh quốc phòng ở cơ sở; là người trực tiếp giải quyết mọi tình huống phát sinh ở cơ sở. Do đó, cán bộ, công chức chính quyền cấp xã có nhiều kinh nghiệm trong việc giải quyết các tình huống, những vấn đề đặt ra đối với địa bàn mà họ được phân công, phụ trách. Đồng thời, họ cũng chính là những người phát hiện ra những vấn đề bất cập trong đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với cơ sở.
Cán bộ, công chức cấp xã là những người gần dân, sát dân vì vậy họ có điều kiện nắm bắt tình hình ở cơ sở. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình họ là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân, họ thực thi nhiệm vụ trên cơ sở thay mặt Nhà nước để đưa đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước tới nhân dân, họ là công bộc của dân. Chính vì vậy vai trò và vị trí của họ là vô cùng quan trọng.