bố trí; sử dụng đúng năng lực, sở trường. Số học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên chưa được tuyển chọn, bổ nhiệm bổ sung tăng cường về cấp xã; việc tuyển chọn, bổ nhiệm nhiều khi mang tính hình thức sắp đặt không theo những yêu cầu cụ thể về phẩm chất và năng lực của mỗi chức danh. Việc tuyển chọn bổ nhiệm chưa gắn với công tác đào tạo và quy hoạch.
Như vậy khó tránh khỏi hiện tượng tuyển dụng những người kém về năng lực, phẩm chất làm ảnh hưởng đến chất lượng của cán bộ, công chức chính quyền cấp xã.
1.3.3. Yếu tố pháp luật về chế độ, chính sách cán bộ, công chức chính quyềncấp xã cấp xã
Chế độ, chính sách là công cụ điều tiết cực kỳ quan trọng trong quản lý xã hội. Chế độ.
chính sách tác động mạnh mẽ đến hoạt động của con người. Chế độ, chính sách có thể mở đường, là động lực thúc đẩy tính tích cực, tài năng, sáng tạo, nhiệt tình, trách nhiệm của mỗi con người, nhưng cũng có thể kìm hãm hoạt động của con người, làm thui chột tài năng, sáng tạo, nhiệt tình trách nhiệm của mỗi con người. Vì vậy, chế độ chính sách là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cán bộ, công chức. Có thể nói trong tình hình hiện nay việc đổi mới cơ chế sử dụng và chính sách đối với cán bộ, công chức là khâu có tính đột phá.
Trong thời gian vừa qua Đảng, Nhà nước đã có nhiều quyết sách hướng về cán bộ, công chức cấp xã nhằm khắc phục tình trạng thiếu hụt cán bộ, công chức và nâng cao chất lượng cán bộ, công chức ở cơ sở để có thể đảm đương được nhiệm vụ trong thời kỳ mới. Tuy nhiên, hệ thống chính sách đối với cán bộ, công chức cấp xã chung hiện nay vẫn còn một số bất cập.
Chế độ tiền lương và phụ cấp đối với cán bộ, công chức chính quyền cấp xã khu vực miền núi nói riêng, cán bộ, công chức cấp xã trên phạm vi cả nước nói chung chưa trở thành đòn bẩy kích thích làm việc với sự nhiệt tình hăng say. Hệ thống chính sách, vẫn mang tính chắp vá không đồng bộ. Chưa khuyến khích những người công tác ở cơ sở vùng sâu, vùng xa; cơ chế quản lý, việc xây dựng ban hành và tổ chức thực hiện chính
sách còn chồng chéo, thiếu nhất quán, không đồng bộ từ quy hoạch đến đào tạo bồi dưỡng, bố trí sử dụng đến cơ chế kiểm tra, giám sát...
Tất cả những bất hợp lý về chính sách cán bộ như nêu trên dẫn đến kết quả nhiều cán bộ, công chức có năng lực thực sự không muốn tham gia vào công tác địa phương hoặc nếu tham gia có quan điểm nay làm mai nghỉ, hoặc cán bộ, công chức đương chức cửa quyền chỉ bố trí người thân cận, người trong dòng họ, người địa phương... Có nhiều