Về khả năng hoàn thành nhiệm vụ

Một phần của tài liệu Chất lượng cán bộ, công chức chính quyền cấp xã ở tỉnh hưng yên (Trang 40 - 43)

Là năng lực "tiềm ẩn" của người cán bộ, công chức, nó quyết định sức mạnh để có thể hoàn thành công việc với mục đích cuối cùng là hiệu quả.

Thứ nhất là trình độ (trình độ văn hóa, chuyên môn nghiệp vụ, kiến thức quản lý nhà nước, lý luận chính trị).

- Trình độ văn hóa không phải là yếu tố duy nhất quyết định hiệu quả hoạt động của cán bộ, công chức chính quyền cấp xã nhưng đây là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hoạt động quản lý của đội ngũ này. Nó là nền tảng cho nhận thức, tiếp thu đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng chủ trương, chính sách trong thực tiễn.

Hạn chế về trình độ văn hóa sẽ hạn chế về khả năng nhận thức và năng lực tổ chức thực hiện các văn bản của Nhà nước, cản trở việc thực hiện nhiệm vụ quyền hạn và trách nhiệm của người cán bộ, công chức. Do vậy cần phải nâng cao trình độ văn hóa cho cán bộ, công chức chính quyền cấp xã đặc biệt là trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. - Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Được hiểu là trình độ được đào tạo ở các lĩnh vực khác

nhau theo cấp độ: Sơ cấp, trung cấp, cao đẳng, đại học. Đó là những kiến thức mà nhà trường trang bị cho người học theo các chuyên ngành nhất định được thể hiện qua hệ thống bằng cấp. Chính quyền cấp xã là nơi trực tiếp thực hiện mọi hoạt động quản lý, giải quyết mọi tình huống phát sinh trên thực tế. Nếu cán bộ, công chức không có chuyên môn nghiệp vụ, chỉ làm theo kinh nghiệm hoặc giải quyết mang tính cảm tính, tùy tiện chắc chắn hiệu quả sẽ không cao thậm chí còn mắc sai phạm nghiêm trọng.

- Trình độ lý luận chính trị: Lý luận chính trị là cơ sở xác định lập trường quan điểm của cán bộ, công chức nhà nước nói chung và cán bộ, công chức chính quyền cấp xã nói riêng. Có trình độ lý luận chính trị giúp xây dựng được lập trường, quan điểm đúng đắn trong quá trình giải quyết công việc của tổ chức, của nhân dân theo đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Đặc biệt trong điều kiện nền kinh tế thị trường đang hình thành ở nước ta với sự tác động không nhỏ của nó (cả tích cực và tiêu cực) tới cuộc sống của mỗi người trong đó có cán bộ, công chức chính quyền cấp xã thì việc giữ vững tác phong lối sống của người cán bộ, công chức là vấn đề rất quan trọng. Thực tế đã có không ít cán bộ, công chức bị sa ngã trước những cám dỗ vật chất, lối sống thực dụng, vị kỷ làm

giảm uy tín của người cán bộ "là công bộc của dân", làm mất lòng tin của nhân dân. Vì vậy để nâng cao năng lực của cán bộ, công chức chính quyền cấp xã cần thiết phải nâng cao trình độ lý luận chính trị.

- Trình độ quản lý hành chính nhà nước: Quản lý hành chính nhà nước là sự tác động mang tính tổ chức lên các quan hệ xã hội. Đó là những thủ pháp mà nhà quản lý sử dụng trong phạm vi quyền hạn, nhiệm vụ của mình để giải quyết các vụ việc cụ thể đặt ra. Hoạt động quản lý vừa được coi là một khoa học, vừa là nghệ thuật. Để thực hiện được hoạt động này, đòi hỏi cán bộ, công chức chính quyền cấp xã cần phải được đào tạo, bồi dưỡng những kiến thức cơ bản về quản lý nhà nước thì mới có được kỹ năng, phương pháp quản lý. Thực tế cho thấy, có những cán bộ, công chức có nhiệt tình, có sức khỏe, có hiểu biết nhưng thiếu kiến thức quản lý thì năng lực hoạt động của họ cũng sẽ bị hạn chế. Vì thế những kiến thức quản lý hành chính nhà nước cũng là yếu tố quan trọng trong năng lực của cán bộ, công chức.

Để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, cán bộ, công chức chính quyền cấp xã phải có kiến thức trong nhiều lĩnh vực khác về quản lý kinh tế, quản lý xã hội...

Thứ hai: sức khỏe (thể chất tâm lý).

Sức khoẻ của mỗi con người được đánh giá qua nhiều tiêu chí, song tiêu chí cơ bản nhất là thể lực và trí lực. Trí lực được đánh giá thông qua sự minh mẫn linh hoạt trong phản ứng xử lý công việc. Nếu chỉ có trình độ năng lực chuyên môn mà không có một sức khỏe dẻo dai, bền bỉ thì cũng không thể biến năng lực chuyên môn ấy thành hoạt động thực tiễn được. Sự phát triển bình thường về thể chất và tâm lý trong một cơ thể khoẻ mạnh cũng là một tiêu chí quan trọng của năng lực cán bộ, công chức chính quyền cấp xã.

Trí lực còn thể hiện ở người cán bôn, công chức có bản lĩnh trong công việc, giám nghĩ, giám làm, quyết định các vấn đề thuộc thẩm quyền và trong khuôn khổ pháp luật, đảm bảo quyết định đó phảI đúng, trúng, phù hợp và hiệu quả.

Như vậy, năng lực hoạt động của cán bộ, công chức chính quyền cấp xã được xác định bởi rất nhiều tiêu chí. Các tiêu chí đó là những yếu tố cơ bản có tính quyết định đến năng lực của người cán bộ, công chức chính quyền cơ sở. Nghiên cứu nội dung này có

một ý nghĩa thực tiễn rất lớn trong việc đưa ra giải pháp nhằm nâng cao năng lực của cán

Một phần của tài liệu Chất lượng cán bộ, công chức chính quyền cấp xã ở tỉnh hưng yên (Trang 40 - 43)