Về trìnhđộ năng lực (lãnh đạo, quản lý, trìnhđộ học vấn, trìnhđộ lý luận chính trị, trình

Một phần của tài liệu Chất lượng cán bộ, công chức chính quyền cấp xã ở tỉnh hưng yên (Trang 29 - 40)

độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ quản lý hành chính nhà nước).

- Năng lực đầu tiên mà Hồ Chí Minh đòi hỏi ở người cán bộ cách mạng là năng lực lãnh đạo, quản lý, là khả năng tổ chức động viên quần chúng thực hiện tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Vì cán bộ chính là cầu nối, là người đem chính sách của Đảng, của Chính phủ đến với nhân dân, nên đòi hỏi cán bộ phải có năng lực này, nếu không thì không xứng đáng là cán bộ cách mạng. Và để tuyên truyền thực hiện tốt được đường lối của Đảng và Nhà nước trong quần chúng, đòi hỏi cán bộ phải có năng lực thực hành dân chủ, nghĩa là phải có mối liên hệ mật thiết với quần

chúng, tin ở quần chúng và học hỏi ở chính quần chúng, "Không học hỏi dân thì không lãnh đạo được dân"[22, tr.88]; và phải cần có sự giúp đỡ của dân, vì "Dân chúng đồng lòng việc gì cũng làm được. Dân chúng không ủng hộ, việc gì làm cũng không nên"[21, tr.293].

Theo Hồ Chí Minh, năng lực tổ chức thực hành của người cán bộ thể hiện ở những điểm là: quyết định vấn đề một cách cho đúng, tổ chức thi hành cho đúng và tổ chức kiểm soát cho đúng. Để quyết định vấn đề một cách cho đúng cần phải có năng lực, trí tuệ, nắm được thông tin và xử lý thông tin, đưa ra phương án để lựa chọn, quyết định.

Hồ Chí Minh cho rằng, năng lực tổ chức thực hành còn thể hiện ở chỗ phải biết: "Một là liên hợp chính sách chung với sự chỉ đạo riêng. Hai là liên hợp người lãnh đạo với quần chúng" [21, tr.288].

- Trình độ học vấn (trình độ văn hoá) không phải là yếu tố duy nhất quyết định hiệu quả hoạt động của cán bộ, công chức cơ sở nhưng đây là tiêu chí quan trọng ảnh hưởng đến hoạt động quản lý trong đội ngũ này. Nó là nền tảng cho việc nhận thức, tiếp thu đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; là tiền đề tổ chức thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật vào trong cuộc sống. Hạn chế về trình độ học vấn sẽ hạn chế về khả năng nhận thức và năng lực tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách, các quy định của pháp luật, cản trở việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của cán bộ, công chức chính quyền cấp xã. Do đó, trình độ học vấn là tiêu chí quan trọng để đánh giá năng lực quản lý nhà nước của cán bộ, công chức chính quyền cấp xã.

- Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Trình độ chuyên môn nghiệp vụ được hiểu là những kiến thức chuyên sâu về một lĩnh vực nhất định được biểu hiện qua những cấp độ : Sơ cấp, trung cấp, cao đẳng, đại học. Đây là những kiến thức mà cán bộ, công chức chính quyền cấp xã không được thiếu khi giải quyết công việc của mình. Nếu thiếu kiến thức này thì cán bộ, công chức sẽ lúng túng trong việc giải quyết công việc, chắc chắn sẽ khó hoàn thành công việc, hiệu quả quản lý nhà nước sẽ thấp.

- Trình độ lý luận chính trị: Lý luận chính trị là cơ sở xác định quan điểm, lập trường giai cấp công nhân của cán bộ, công chức nói chung và cán bộ, công chức chính

quyền cấp xã nói riêng. Thực tế cho thấy nếu cán bộ, công chức có lập trường chính trị vững vàng, hoạt động vì mục tiêu, lý tưởng cách mạng thì sẽ được nhân dân kính trọng, tin yêu và họ sẽ vận động được nhân dân thực hiện tốt các chủ trương, chính sách, pháp luật góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước. Ngược lại, nếu cán bộ, công chức nào lập trường chính trị không vững vàng, hoạt động vì lợi ích cá nhân, thoái hoá, biến chất sẽ đánh mất lòng tin ở nhân dân dẫn đến hiệu quả quản lý nhà nước thấp. Vì vậy, để nâng cao năng lực quản lý nhà nước thì cần thiết phải nâng cao trình độ lý luận chính trị cho cán bộ, công chức chính quyền cấp xã.

- Trình độ quản lý nhà nước: quản lý nhà nước là hệ thống tri thức khoa học về quản lý xã hội mang tính quyền lực Nhà nước. Đó là những kiến thức đòi hỏi các nhà quản lý phải có, để giải quyết các vụ việc cụ thể đặt ra trong quá trình điều hành, quản lý. Quản lý vừa là hoạt động khoa học, vừa là hoạt động nghệ thuật, cho nên yêu cầu các cán bộ, công chức phải am hiểu sâu sắc về kiến thức quản lý và phải vận dụng linh hoạt các kiến thức đó vào giải quyết những vụ việc cụ thể. Thực tế cho thấy trong quá trình quản lý chỉ dựa vào kinh nghiệm thôi chưa đủ mà phải được trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng quản lý nhà nước, để qua đó nâng cao năng lực quản lý nhà nước. Hiện nay hạn chế lớn nhất của cán bộ, công chức chính quyền cấp xã là trình độ quản lý nhà nước, để nâng cao năng lực quản lý nhà nước thì cần phải nhanh chóng đào tạo, bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước cho cán bộ, công chức chính quyền cấp xã.

Kỹ năng quản lý nhà nước.

Kỹ năng quản lý nhà nước của cán bộ, công chức chính quyền cấp xã là khả năng vận dụng khéo léo, thành thạo những kiến thức và kinh nghiệm vào thực hiện chức trách, nhiệm vụ quản lý nhà nước trên các lĩnh vực ở cơ sở:

Kỹ năng quản lý nhà nước bao gồm: Kỹ năng xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch cấp xã. Kỹ năng tổ chức kỳ họp và ra nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp xã; kỹ năng tổ chức và điều hành hoạt động của Uỷ ban nhân dân cấp xã: Kỹ năng tuyên truyền, phổ biến pháp luật, thi hành và áp dụng pháp luật trong quản lý nhà nước; kỹ năng lập và quản lý thực hiện dự án cấp xã; kỹ năng tổ chức kiểm tra hành chính, xử phạt và cưỡng chế hành chính ở cấp xã; kỹ năng phát hiện, xử lý tình huống

phát sinh trên địa bàn cấp xã; kỹ năng soạn thảo văn bản ở cấp xã, kỹ năng nghiệp vụ văn phòng và thống kê cấp xã; kỹ năng phối hợp và chỉ đạo trưởng thôn, bản trong việc thực hiện một số nhiệm vụ của chính quyền cấp xã, kỹ năng ứng dụng khoa học công nghệ vào quản lý nhà nước ở cấp xã... Nếu kỹ năng quản lý nhà nước trong cán bộ, công chức chính quyền cấp xã không tốt thì giải quyết công việc mất rất nhiều thời gian và hiệu quả quản lý nhà nước thấp; nếu kỹ năng quản lý nhà nước của cán bộ, công chức chính quyền cấp xã tốt, thì họ sẽ giải quyết công việc nhanh chóng và hiệu quả quản lý nhà nước sẽ cao.

Phương pháp quản lý nhà nước.

Phương pháp quản lý nhà nước của cán bộ, công chức chính quyền cấp xã là cách thức mà cán bộ, công chức chính quyền cấp xã sử dụng để thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước trên các lĩnh vực ở cơ sở có hiệu quả cao.

Các phương pháp quản lý nhà nước được chia làm 2 nhóm:

Nhóm thứ nhất: Các phương pháp chủ yếu của khoa học quản lý gồm: Phương pháp giáo dục tư tưởng, đạo đức xã hội chủ nghĩa; phương pháp tổ chức; phương pháp kinh tế ; phương pháp hành chính.

Nhóm thứ hai: Các phương pháp của các môn khoa học khác được sử dụng trong quản lý nhà nước gồm: phương pháp kế hoạch hoá; phương pháp thống kê; phương pháp tâm lý- xã hội học; phương pháp toán học; phương pháp sinh lý học.

Nếu cán bộ, công chức chính quyền cấp xã có phương pháp quản lý nhà nước tốt thì công việc được giải quyết nhanh chóng, được nhân dân đồng tình ủng hộ, hiệu quả quản lý nhà nước cao; ngược lại nếu cán bộ, công chức chính quyền cấp xã không có phương pháp quản lý nhà nước tốt thì công việc bị ứ đọng, làm phát sinh mâu thuẫn trong nhân dân, hiệu quả quản lý nhà nước thấp.

Ngoài ra, còn có các yêu tố như: Sức khoẻ, tác phong làm việc, kiến thức thực tế... cũng có ảnh hưởng tới năng lực quản lý nhà nước của cán bộ, công chức chính quyền cấp xã.

Năng lực cũng là yếu tố rất quan trọng đối với người cán bộ, công chức. Chính năng lực quyết định hiệu quả công việc của người cán bộ, công chức.

Năng lực của chủ thể bao gồm nhiều yếu tố nhưng trong đó có hai yếu tố quan trọng cơ bản tạo thành hai điều kiện cần và đủ cho chủ thể: đó là năng lực pháp luật và năng lực hành vi. Năng lực chủ thể chỉ xuất hiện và tồn tại ở con người và phát triển dần theo lứa tuổi, đồng thời nó phụ thuộc vào sức khỏe, kỹ năng điều khiển của hành vi, trình độ văn hóa, nhận thức và trình độ giao tiếp của mỗi người, mỗi tập thể con người, tự mình tạo lập và thực hiện các hành vi xử sự của mình đồng thời trực tiếp tham gia vào các quan hệ theo mục tiêu do mình đề ra nhằm đáp ứng các yêu cầu về vật chất và tinh thần của bản thân và của cả cộng đồng.

Năng lực thường có quan hệ mật thiết với quyền lực, hiệu lực và hiệu quả. Quyền lực chỉ là tiền đề cho năng lực, năng lực là thước đo hoặc là chuẩn mực biểu thị quyền lực của bộ máy nhà nước trong thực tiễn đời sống xã hội. Nếu một cá nhân hay một tổ chức nào đó có một khối quyền hạn to lớn do cơ quan nhà nước có thẩm quyền trao cho nhưng bản thân họ không có năng lực hoặc năng lực yếu kém thì họ không thể biến khối thẩm quyền đó thành hiện thực nghĩa là không thể thực hiện được quyền lực của mình.

Lênin rất đề cao trình độ năng lực của người cán bộ. Người viết: "... chỉ dựa vào tinh thần xung kích phấn khởi và nhiệt tình không thôi, thì không thể làm được gì cả" [17, tr.253].

Đồng thời, theo Người "lòng trung thành được kết hợp với năng lực hiểu biết về con người, về năng lực giải quyết những vấn đề về tổ chức thì chỉ có lòng trung thành đó mới có thể rèn luyện ra tổ chức lớn" [18, tr.509].

Đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh, Người không chỉ đề cao đạo đức cách mạng mà yêu cầu mọi cán bộ đảng viên phải luôn học tập, rèn luyện nâng cao trình độ năng lực. người phê phán bệnh lười biếng, lười học là: "khuyết điểm rất to, khác nào người thầy thuốc đi chữa bệnh cho người khác mà bệnh nặng trong mình thì quên chữa, do đó "phải chữa cái bệnh kém lý luận, khinh lý luận và lý luận suông" [21, tr.234].

Nhưng đồng thời lý luận phải đi đôi với thực tiễn, học phải đi đôi với hành, nếu không thì đó cũng chỉ là lý luận suông mà thôi. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Năng lực của con người không phải hoàn toàn tự nhiên mà có, mà phần lớn do công tác, do luyện tập mà có" [21, tr.40].

Năng lực theo Người nó là kết quả của quá trình học tập, rèn luyện, hoạt động thực tiễn của con người không phải tự nhiên mà có; năng lực được phát triển trong quá trình hoạt động thực tiễn. Người lười biếng, trốn tránh lao động thì năng lực không thể phát triển được.

Đối với bộ máy chính quyền cấp xã bao gồm hai thiết chế là Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân. Mặc dù cùng là cấp cơ sở nhưng với vị trí pháp lý khác nhau; chức năng, nhiệm vụ quyền hạn cũng khác nhau cho nên yêu cầu về năng lực trình độ đối với cán bộ, công chức cơ quan này không hoàn toàn giống nhau. Ngoài những yêu cầu chung như phẩm chất đạo đức lối sống, bản lĩnh chính trị, trình độ chuyên môn nghiệp vụ còn có những yêu cầu khác.

* Đối với cán bộ của Hội đồng nhân dân (Chủ tịch Hội đồng nhân dân, phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân) với tư cách là đại biểu, là vị trí chủ chốt của cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương do nhân dân địa phương tín nhiệm bầu ra, họ có trách nhiệm lớn với nhân dân địa phương; phải liên hệ chặt chẽ với cử tri trong hoạt động của Hội đồng nhân dân; có trách nhiệm vận động nhân dân tham gia hoạt động quản lý nhà nước, thực hiện tốt đường lối chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, thực hiện quyền giám sát của mình với cơ quan nhà nước, thực hiện quyền chất vấn đối với thành viên của Uỷ ban nhân dân; tham gia thảo luận, biểu quyết những vấn đề quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, tổ chức và điều hành tốt hoạt động của Hội đồng nhân dân trong các kỳ họp của nhiệm kỳ. Với vị trí, vai trò hết sức quan trọng như vậy, năng lực của Chủ tịch Hội đồng nhân dân, phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân được đánh giá từ các khía cạnh khác nhau, đó là:

- Năng lực đánh giá khái quát tình hình thực tế đang diễn ra trên địa bàn lãnh thổ; khả năng tiếp thu ý kiến của cử tri, tìm ra những vấn đề cốt lõi để phản ánh tại kỳ họp Hội đồng nhân dân; khả năng đáp ứng các vấn đề do cử tri đề xuất trong các buổi tiếp xúc cử tri; khả năng đóng góp ý kiến để đưa ra quyết định đúng đắn của Hội đồng nhân dân về các vấn đề kinh tế - xã hội, khả năng giám sát các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và công dân trên địa bàn trong việc chấp hành pháp luật; khả năng tổ chức, điều hành đối với hoạt động của Hội đồng nhân dân.

-Năng lực của Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp xã thể hiện:

+ Năng lực triệu tập, chủ toạ các kỳ họp, năng lực chủ trì tham gia xây dựng nghị quyết, năng lực giám sát, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các nghị quyết của Hội đồng nhân dân.

+ Năng lực tiếp xúc cử tri, lấy ý kiến cử tri, tổ chức tiếp dân, đôn đốc, kiểm tra việc giải quyết các kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của nhân dân.

+ Năng lực quan hệ với đại biểu Hội đồng nhân dân và phối hợp công tác với Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp, năng lực báo cáo công tác với các cơ quan hữu quan.

+ Năng lực chủ trì và phối hợp với Uỷ ban nhân dân trong việc quyết định đưa ra bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân theo đề nghị của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp.

* Đối với cán bộ, công chức của Uỷ ban nhân dân cấp xã (Chủ tịch, phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân, công chức chuyên môn).

Uỷ ban nhân dân là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân cùng cấp, là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương có trách nhiệm quản lý tất cả các hoạt động kinh tế - xã hội trên địa bàn. Mỗi lĩnh vực cụ thể của đời sống xã hội diễn ra trên địa bàn với nhiều tình huống nảy sinh đòi hỏi người cán bộ, công chức Uỷ ban nhân dân cấp xã phải có trình độ chuyên môn, hiểu biết nhất định để giải quyết cho thỏa đáng. Uỷ ban nhân dân là cơ quan quản lý thẩm quyền chung có trách nhiệm giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình quản lý, đòi hỏi các thành viên Uỷ ban nhân dân ngoài các yêu cầu về trình độ chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức, kiến thức quản lý nhà nước còn phải có năng lực. Năng lực hoạt động của các thành viên Uỷ ban nhân dân được đánh giá qua các mặt: Năng lực quản lý, điều hành các hoạt động trên địa bàn; khả năng tiếp nhận và lựa chọn thông tin để ra các quyết định quản lý bảo đảm tính hợp pháp và hợp lý; năng lực vận dụng pháp luật để giải quyết các vụ việc cụ thể và khả năng có những phản ứng, những phương án linh hoạt nhằm đáp ứng kịp thời yêu cầu quản lý; khả năng vận động quần chúng nhân dân trong quá trình tổ chức triển khai các văn bản pháp luật của

Một phần của tài liệu Chất lượng cán bộ, công chức chính quyền cấp xã ở tỉnh hưng yên (Trang 29 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(122 trang)
w