ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CHÍNH QUYỀN CẤP XÃ Ở TỈNH ĐIỆN BIÊN

Một phần của tài liệu Chất lượng cán bộ, công chức chính quyền cấp xã ở tỉnh hưng yên (Trang 68 - 70)

CẤP XÃ Ở TỈNH ĐIỆN BIÊN

2.2.1.Đánh giá chung

Về ưu điểm:

- Đa số cán bộ, công chức chính quyền cấp xã có phẩm chất chính trị đạo đức tốt, họ trung thành với lý tưởng, kiên định với mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội, tin tưởng vào sự nghiệp đổi mới của Đảng, họ có lối sống giản dị, trong sáng, am hiểu đời sống nhân dân, tâm huyết với cơ sở.

- Phát huy truyền thống hiếu học của quê hương cách mạng, cán bộ, công chức chính quyền cấp xã đã nổ lực lớn trong học tập, rèn luyện, tu dưỡng, cho nên trình độ của cán bộ, công chức chính quyền cấp xã ngày càng cao, một số cán bộ, công chức có tư duy mới (dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm), kỹ năng quản lý nhà nước ngày càng thành thạo.

- Hưng Yên là tỉnh bị bị ảnh hưởng nặng nề của chiến tranh, là tỉnh nghèo thuộc miền núi Tây bắc, nhưng đến nay diện mạo của Hưng Yên đã có nhiều thay đổi, kinh tế - xã hội ngày càng phát triển, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện. Những thành tựu mà tỉnh Hưng Yên đạt được có phần đóng góp không nhỏ của chính quyền cấp xã.

Về nhược điểm:

- Những ưu điểm là cơ bản, nhưng bên cạnh đó cán bộ, công chức chính quyền cấp xã ở Hưng Yên vẫn còn tồn tại một số hạn chế bất cập sau đây:

- Một số cán bộ, công chức chính quyền cấp xã có biểu hiện dao động, cơ hội, hách dịch, sách nhiễu nhân dân, tham ô, tham nhũng, có những lúc, những nơi còn có

biểu hiện mất đoàn kết nội bộ, bè phái, cục bộ dẫn đến mất lòng tin ở nhân dân, làm giảm hiệu quả quản lý ở cơ sở.

- Mặc dù chất lượng cán bộ, công chức chính quyền cấp xã đã có nhiều thay đổi cả về số lượng và chất lượng, nhưng so với Quyết định số 04/2004/QĐ-BNV ngày 16/01/2004 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ "về việc ban hành tiêu chuẩn cụ thể đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn", thì cán bộ, công chức chính quyền cấp xã ở tỉnh Hưng Yên chưa đạt chuẩn về trình độ tương đối nhiều, kể cả cán bộ chủ chốt. Đây là hạn chế lớn nhất của cán bộ, công chức chính quyền cấp xã ở tỉnh Hưng Yên. Trình độ của cán bộ, công chức đóng vai trò quyết định năng lực quản lý nhà nước của cán bộ, công chức: Trình độ thấp dẫn đến kỹ năng yếu, kỹ năng yếu dẫn đến hiệu quả quản lý nhà nước thấp. Thực tế cho thấy, năng lực quản lý nhà nước của đa số cán bộ, công chức chính quyền cấp xã ở tỉnh Hưng Yên là đang còn thấp.

2.2.2.Đánh giá theo từng tiêu chí

a) Về phẩm chất chính trị

Mặc dù trong cuộc sống, công việc còn nhiều khó khăn song đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã của tỉnh Hưng Yên có bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; đoàn kết gắn bó giữa các dân tộc; có ý thức trách nhiệm, nhiệt tình trong công tác. Trung thực, ít chịu tác động tư những mặt trái của cơ chế thị trường. Từng bước cải tiến lề lối làm việc, đưa hoạt động quản lý điều hành ở cơ sở đi vào nề nếp, có kết quả tốt, thể hiện rõ nhất ở các địa phương, thị trấn và một số vùng thấp.

Tổ chức và vận động nhân dân thực hiện đúng đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước ở cơ sở. Đa số cán bộ cấp xã đã gần dân, sát dân, thông thuộc địa bàn, hiểu rõ phong tục tập quán của đồng bào, nói được ngôn ngữ dân tộc ở địa phương, gương mẫu, được nhân dân tín nhiệm. Nhiều cán bộ xã đã biết làm giầu từ kinh tế trang trại, khoanh nuôi bảo vệ rừng, đồng thời hướng dẫn bà con làm kinh tế theo.

Bên cạnh những ưu điểm trên còn bộc lộ một số nhược điểm sau:

Nhiều cán bộ cấp xã chưa thực sự nắm vững, sâu sắc đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Kết quả thực hiện các Nghị quyết, văn bản pháp luật ở địa

phương kém hiệu quả, thiếu sự vận dụng sáng tạo. Năng lực tổ chức, vận động quần chúng, ý thức tự giác, tinh thần trách nhiệm, tính gương mẫu và uy tín ở một bộ phận cán bộ, công chức cấp xã còn thấp, không kịp thời nắm bắt diễn biến tư tưởng, những vấn đề nẩy sinh trong nhân dân, chưa nói được cho nhân dân nghe, chưa làm được cho dân tin, dân phục.

Ý thức tổ chức, tính kỷ luật của cán bộ, công chức cấp xã nhất là ở vùng cao, vùng xa chưa cao. Tác phong làm việc chậm chạp, trì trệ, luộm thuộm, không đến đúng giờ trong các buổi họp, làm việc dân vẫn thường phải chờ đợi. Dẫn đến sự tuỳ tiện trong giải quyết công việc và chấp hành nội quy, quy chế làm việc. Nhiều khi lên trụ sở không có ai tiếp dân hoặc không có người giải quyết công việc, vì “con dấu đi nương”, cán bộ trực tại nhà, giải quyết công việc tại nhà. Cá biệt có xã tự tiện bố trí, thay đổi cán bộ mà không có sự báo cáo lên cấp trên (khi được hỏi thì nói rằng vì người được bầu vào chức vụ đó không làm được việc nên xã buộc phải thuê người khác).

Một bộ phận cán bộ, công chức cấp xã thiếu tu dưỡng, rèn luyện, có biểu hiện xa sút về phẩm chất lối sống, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để thu lợi cá nhân. ở các xã đặc biệt khó khăn, trụ sở làm việc chung rất thiếu thốn, nhiều khi công việc không được giải quyết tập trung mà phân tán tại gia đình cán bộ xã. Có nơi cán bộ xã kết bè cánh, lôi kéo người thân trong bố trí, sử dụng cán bộ. Do đó, bị chi phối bởi quan hệ họ hàng, dòng tộc, cục bộ, địa phương trong công việc mà chưa thực sự chí công, vô tư. nhiều vụ việc sảy ra ở cơ sở cán bộ xã không giải quyết mà né tránh, đùn đẩy lẩn nhau hoặc lên cấp trên.

Một phần của tài liệu Chất lượng cán bộ, công chức chính quyền cấp xã ở tỉnh hưng yên (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(122 trang)
w