c) Về trìnhđộ
3.1.2. Yêu cầu của việc cải cách hành chính
Hành chính nhà nước là sự tác động và điều chỉnh bằng quyền lực nhà nước đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của công dân, các cơ quan trong hệ thống hành pháp từ Trung ương đến cơ sở tiến hành để thực hiện những chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước, phát triển các mối quan hệ xã hội duy trì trật tự an ninh, thỏa mãn nhu cầu hợp pháp của nhân dân.
Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng Cộng sản Việt Nam lần VI khởi xướng đổi mới đất nước, lấy đổi mới kinh tế làm trung tâm, đã tạo ra sự chuyển biến hết sức to lớn về kinh tế - xã hội, đưa đất nước thoát khỏi tình trạng khủng hoảng. Đổi mới cơ chế kinh tế do đó phải đổi mới hệ thống chính trị cho phù hợp trong đó có vấn đề cải cách hành chính với trung tâm của cải cách hành chính là nhằm vào hệ thống hành chính, nội dung
chính là xây dựng một hệ thống hành chính và quản lý hành chính nhà nước thông suốt từ Trung ương đến cơ sở.
Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ tám (khóa VII) đã chỉ ra nội dung cải cách hành chính là 4 yếu tố: Cải cách thể chế; Cải cách bộ máy; Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức hành chính; Cải cách tài chính công.
Việc cải cách hành chính phải được tiến hành đồng bộ trong đó xác định cải cách thủ tục hành chính là khâu đột phá và trọng tâm là xây dựng cán bộ, công chức. Có thể xây dựng thể chế tốt, thiết kế được mô hình hệ thống hành chính tốt, nhưng nếu không có cán bộ, công chức thành thạo chuyên môn nghiệp vụ, tận tụy với công việc, trách nhiệm với dân thì mọi ý đồ cải cách cũng không thể trở thành hiện thực.
Vì vậy, nâng cao chất lượng cán bộ, công chức nói chung, cán bộ, công chức chính quyền cấp xã nói riêng là khách quan và cần thiết nhằm đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa nền hành chính nhà nước, đảm bảo xây dựng một nền hành chính công-một nền hành chính phục vụ.
Hiện nay do thói quen, nếp nghĩ, cách làm của cơ chế tập trung quan liêu bao cấp còn đè nặng lên cán bộ, công chức nói chung và cán bộ, công chức chính quyền cấp xã nói riêng. Trình độ năng lực chuyên môn, kỹ năng hành chính, phong cách làm việc chậm đổi mới, tệ quan liêu tham nhũng, sách nhiễu nhân dân vẫn tiếp tục diễn ra trong một số bộ phận cán bộ, công chức. Để có được cán bộ, công chức chính quyền cấp xã có năng lực phù hợp với một nền hành chính phục vụ. Một nền hành chính trong cơ chế thị trường theo định hướng và xu hướng toàn cầu hóa đòi hỏi cán bộ, công chức chính quyền cấp xã phải có kiến thức cần thiết về pháp luật, trình độ chuyên môn nghiệp, lí luận chính trị, quản lí hành chính nhà nước, kiến thức xã hội, hành vi ứng xử giữa con người với con người, giữa con người với tổ chức, lấy nhân dân làm trung tâm; có phẩm chất năng lực chuyên môn, nghiệp vụ hoàn thành tốt công việc được giao, có đủ năng lực quản lý vĩ mô, tiếp thu được những thành tựu khoa học tiên tiến trong quản lý hành chính áp dụng trong điều kiện ở nước ta.
Trong cải cách hành chính nhà nước, Đảng, Nhà nước ta đã xác định những nội dung cấn thiết để dần nâng cao chất lượng làm việc của cán bộ, công chức nói chung và
chất lượng cán bộ, công chức cấp xã nói riêng như: triển khai Đề án 112; Nghị định số 64 ngày 14 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về việc ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước; Quyết định số 32/2004 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính ngày 6 thánh 4 năm 2004 quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng trụ sở làm việc của cơ quan nhà nước cấp xã; Quyết định số 229/2006 của Thủ tướng Chính phủ ngày 12 tháng 10 năm 2006 về việc yêu cầu quy hoạch xây dựng công sở cơ quan hành chính nhà nước các cấp; Quyết định số 28/2007 của Thủ tướng Chính phủ ngày 28 tháng 2 năm 2007 về việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn khu vực miền núi phía bắc giai đoạn 2007- 20001.
Tóm lại, phải nâng cao chất lượng cán bộ, công chức chính quyền cấp xã có đủ trình độ lý luận chính trị, năng lực tổ chức, quản lý điều hành, kỹ năng công vụ nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng nền hành chính dân chủ, trong sạch, hoạt động thông suốt đảm bảo hoạt động có hiệu lực, hiệu quả trên cơ sở thi hành Hiến pháp và pháp luật và lợi ích hợp pháp của nhân dân.
Cùng với sự nghiệp đổi mới của đất nước, cải cách hành chính ở Hưng Yên đã đạt được những thành tựu sau đây: Thể chế hành chính ngày càng hoàn thiện, bộ máy chính quyền được tổ chức theo hướng gọn nhẹ; chức năng, nhiệm vụ được phân định rõ ràng, phương thức quản lý, lề lối làm việc được cải tiến, thủ tục hành chính ngày càng đơn giản, minh bạch, công khai, nền hành chính từng bước hiện đại hóa. Qua thực hiện cải cách hành chính, tinh thần trách nhiệm của cán bộ, công chức được nâng cao, thái độ phục vụ nhân dân tốt hơn, kỹ năng hành chính, phong cách làm việc từng bước được cải tiến, kỷ cương, kỷ luật hành chính ngày càng được thiết lập. Chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức được cải thiện, làm cho cán bộ, công chức yên tâm công tác. Thực hiện cơ chế một cửa ở 9 đơn vị hành chính cấp huyện, các sở, ban, ngành và 106 xã, phường, thị trấn ở Hưng Yên đã tạo điều kiện thuận tiện cho nhân dân giao dịch với cơ quan nhà nước để giải quyết những thủ tục hành chính, qua đó nhân dân càng thêm tin yêu chế độ.
Yêu cầu đặt ra của cải cách hành chính ở Hưng Yên là: Xây dựng nền hành chính trong sạch, vững mạnh, hiện đại, chuyên nghiệp theo hướng phục vụ nhân dân, hoạt động
có hiệu lực, hiệu quả, xây dựng cán bộ, công chức có phẩm chất và năng lực tốt, đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới.