Chuẩn hóa các chức danh cán bộ, công chức chính quyền cấp xã

Một phần của tài liệu Chất lượng cán bộ, công chức chính quyền cấp xã ở tỉnh hưng yên (Trang 90 - 97)

c) Về trìnhđộ

3.2.1. Chuẩn hóa các chức danh cán bộ, công chức chính quyền cấp xã

Xây dựng, cụ thể hóa tiêu chuẩn, từng chức danh cán bộ, công chức là để làm căn cứ xây dựng và thực hiện quy hoạch cán bộ. Có xác định tiêu chuẩn cán bộ đúng mới có thể đánh giá, lựa chọn cán bộ đưa vào quy hoạch; đào tạo, bồi dưỡng, bố trí sử dụng cán bộ trong quy hoạch. Không xây dựng được tiêu chuẩn cán bộ cụ thể, hoặc xây dựng tiêu chuẩn cán bộ không đúng sẽ không có cơ sở đúng để tiến hành tốt các khâu trong công tác quy hoạch, do đó không thể tạo ra được cán bộ, công chức tốt, phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của chính quyền cấp xã trong giai đoạn hiệ nay.

Tiến hành khảo sát thống kê và phân loại cán bộ, công chức chính quyền cấp xã theo 2 nhóm: nhóm đủ tiêu chuẩn và nhóm không đủ tiêu chuẩn theo Nghị định số 114/2003/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ về cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn và Quyết định số 04/2004/QĐ-BNV ngày 16 tháng 01 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc ban hành quy định tiêu chuẩn cụ thể đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn. Đối với số cán bộ, công chức chính quyền cấp xã đủ tiêu chuẩn thì tạo điều kiện cho họ tiếp tục hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ; đối với số cán bộ, công chức chưa đủ tiêu chuẩn thì cần phải xem xét, nghiên cứu để có cơ chế giải quyết cho phù hợp. Đối với những cán bộ, công chức thiếu một tiêu chuẩn hoặc những người thiếu hai tiêu chuẩn nhưng tuổi dưới 50 đối với nam, dưới 40 đối với nữ thì tạo điều kiện cho họ học tập để đạt chuẩn. Thời hạn đạt chuẩn là trong vòng ba năm, các cơ quan tổ chức cần phải có kế hoạch cử những người thiếu tiêu chuẩn nói trên luân phiên nhau đi học để tránh tình trạng những người này ồ ạt đi học đạt chuẩn dẫn đến thiếu người làm việc ở cơ sở, công việc sẽ ứ đọng dẫn đến hiệu lực và hiệu quả quản lý sẽ không cao. Tỉnh cần phải điều chỉnh chế độ đãi ngộ đối với người đi học để động viên họ học tập tốt.

Đối với những cán bộ, công chức thiếu 2 tiêu chuẩn (nhất là tiêu chuẩn trình độ văn hoá và trình độ chuyên môn nghiệp vụ) và tuổi đời trên 50 đối với nam, trên 45 đối với nữ thì cần phải thay thế. Tỉnh cần phải làm tốt chính sách tuyển dụng những người có đủ tiêu chuẩn vào để thay thế những đối tượng nói trên. Có thể tiến hành theo hai cách: Tạo

nguồn tại chỗ (ưu tiên đối với con em những người thay thế vào làm việc); thu hút những sinh viên tốt nghiệp Đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp có ngành phù hợp với công việc ở cơ sở về làm việc. Hiện nay tỉnh Hưng Yên chưa có chính sách thu hút sinh viên tốt nghiệp, vì vậy Tỉnh cần sớm ban hành chính sách này nhằm thu hút những sinh viên ưu tú tốt nghiệp đại học loại giỏi về làm việc tại cơ sở.

Công việc tuyển dụng không được làm nóng vội mà cần phải đảm bảo đúng quy trình tuyển dụng. Thông qua thi tuyển hoặc xét tuyển. Những cán bộ, công chức trong công tác nào cần thay thế thì mới tuyển dụng những người ở lĩnh vực công tác đó.

Cần phải thực hiện tuyển dụng trước thay thế sau, để những người bị thay thế chuẩn bị tâm lý để tránh tình trạng bị đột ngột thay thế, tạo tâm lý hẫng hụt, mất cân bằng khi nghỉ việc, mặt khác những người mới tuyển dụng có điều kiện làm quen với công việc và có điều kiện học hỏi kinh nghiệm của những người tiến nhiệm.

Đối với những người bị thay thế nếu họ đủ năm công tác và đủ số năm đóng bảo hiểm xã hội thì giải quyết theo chế độ hưu, còn đối với những người chưa đủ năm công tác và chưa đủ năm đóng bảo hiểm thì giải quyết theo chế độ nghỉ thôi việc hưởng chế độ một lần hoặc bị mất sức.

Cấp uỷ Đảng, chính quyền, đoàn thể cần gặp mặt những người bị thay thế để làm công tác tư tưởng, động viên, đánh giá đúng công trạng của họ (vì những người này đã gắn bó lâu dài với cơ sở và có những đóng góp nhất định cho cơ sở đặc biệt là trong những lúc có chiến tranh, những lúc khó khăn). Cần giải thích cho họ hiểu chính sách chuẩn hóa cán bộ, công chức là để đảm bảo nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, nâng cao đời sống kinh tế - xã hội cho nhân dân địa phương.

Ngoài tiêu chuẩn về phẩm chất đạo đức lối sống, tiêu chuẩn về trình độ, cần phải ban hành thêm các tiêu chuẩn về lề lối, phong cách làm việc, tiếp dân, sự năng động, nhạy cảm với cái mới, với các vấn đề thực tiễn đặt ra ở địa phương, sự nhiệt tình, hăng hái trong công tác, hiệu quả công tác đối với nhiệm vụ cụ thể... Để góp phần nâng cao năng lực quản lý nhà nước của cán bộ, công chức chính quyền cấp xã.

Tiêu chuẩn đối với từng chức danh của cán bộ, công chức chính quyền cấp xã ở tỉnh Hưng Yên giai đoạn hiện nay được xác định:

* Tiêu chuẩn chung đối với cán bộ, công chức chính quyền cấp xã

Hội nghị lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VIII) đã ra nghị quyết "về chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước", xác định tiêu chuẩn chung cho cán bộ, công chức trong thời kỳ mới và xác định tiêu chuẩn cho từng loại cán bộ, công chức. Đây là cơ sở để lượng hóa tiêu chuẩn cán bộ cho sát với điều kiện thực tế ở Hưng Yên.

Tiêu chuẩn chung đối với cán bộ, công chức chính quyền cấp xã ở tỉnh Hưng Yên có thể được xem xét theo các nhóm nội dung cơ bản: phẩm chất chính trị, đạo đức; trình độ, năng lực.

- Phẩm chất chính trị, tư tưởng: Nó được biểu hiện trước hết ở sự giác ngộ, lòng trung thành tuyệt đối của cán bộ, công chức với sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân. Tin tưởng và chấp hành tốt đường lối đổi mới của Đảng, quyết tâm cụ thể hóa và tổ chức thực hiện đường lối đó cho sát với tình hình cụ thể ở địa phương mình. Cán bộ, công chức chính quyền cấp xã phải có lòng nhiệt thành cách mạng, tâm huyết với cơ sở, có tinh thần trách nhiệm với địa phương; không bàng quang trước những vấn đề kinh tế - xã hội đang đặt ra; luôn trăn trở trước những khó khăn, trước sự thấp kém của xã mình so với các khu vực khác. Từ đó quyết tâm với công cuộc xóa đói giảm nghèo, đưa địa phương, cơ sở mình phụ trách ngày càng phát triển về mọi mặt, tiến lên làm giàu, công bằng, văn minh. Trong quá trình công tác luôn luôn tuân thủ kỷ luật của Đảng, pháp luật của Nhà nước, không tùy tiện, không làm trái với nghị quyết của Đảng, kiên quyết đấu tranh chống những biểu hiện sai trái với quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật Nhà nước trong các tổ chức chính trị và ngoài xã hội ở cơ sở.

- Phẩm chất đạo đức: Đó là yếu tố rất quan trọng, có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả công việc và uy tín người cán bộ, công chức. Hàng ngày sống và tiếp xúc với nhân dân, đồng bào, những người ưa cuộc sống giản dị người cán bộ phải khiêm tốn, giao tiếp đúng mực. Với sự ham học hỏi, cầu tiến bộ, nâng cao năng lực trí tuệ và nâng cao trình độ lý luận sẽ giúp cán bộ tìm tòi, suy nghĩ, tổ chức thực hiện đúng đắn các chủ trương của Đảng và phản ánh đầy đủ ý nguyện của nhân dân.

Địa vị của cán bộ, công chức chính quyền cấp xã đi liền với trách nhiệm, trong đó có trách nhiệm nêu gương cả trong lối sống và tinh thần trách nhiệm, cả trong công việc chung và cuộc sống riêng. Gương mẫu là điều kiện để cán bộ, công chức công tác ở cơ sở. Chỉ có phát huy vai trò tiền phong, gương mẫu, cán bộ, công chức chính quyền mới có thể đoàn kết, dìu dắt quần chúng cùng thực hiện những nhiệm vụ chính trị ở địa phương. Vì vậy, nghiêm khắc đòi hỏi bản thân và gia đình cán bộ, công chức chính quyền cấp xã phải thực sự gương mẫu về mọi mặt, nhất là trong công cuộc xóa đói giảm nghèo, làm giàu chính đáng, trong xây dựng gia đình văn hóa mới, loại bỏ những phong tục tập quán lạc hậu, có cuộc sống ổn định hơn, đi đầu trong mọi phong trào xây dựng nông thôn mới. Có như thế khi nói, dân mới nghe và mới tin. Và từ đó, cán bộ, công chức mới có uy tín thật sự với nhân dân trong xã.

- Trình độ năng lực: Trình độ năng lực là một trong những tiêu chuẩn rất cơ bản của người cán bộ, công chức nói chung và cán bộ, công chức chính quyền cấp xã nói riêng. Nhờ có trình độ và năng lực mà những phẩm chất tốt đẹp của người cán bộ mới biến thành những kết quả công tác tích cực. Trình độ và năng lực của cán bộ, công chức được biểu hiện ở trình độ kiến thức, trình độ nhận thức và khả năng tổ chức thực hiện những chủ trương, nghị quyết, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước ở cơ sở.

Trình độ kiến thức của cán bộ, công chức chính quyền cấp xã ở tỉnh Hưng Yên, tối thiểu phải tốt nghiệp trung học cơ sở (hoặc tương đương). Đây là đòi hỏi khách quan, nó là tiền đề quan trọng để cán bộ nhận thức tốt các tri thức khác, từ việc tiếp thu đúng đắn các chủ trương, nghị quyết cấp trên và xác định kế hoạch, biện pháp tổ chức thực hiện tốt nhất, đến việc học tập lý luận chính trị chuyên môn nghiệp vụ nâng cao năng lực trí tuệ của mình.

Cán bộ, công chức chính quyền cấp xã ở tỉnh Hưng Yên ít nhất phải qua chương trình sơ cấp lý luận chính trị; nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Nắm chắc những nội dung cơ bản như: Luật Đất đai, Luật Khiếu nại tố cáo, Luật Nghĩa vụ quân sự, Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân... Có hiểu biết sâu sắc về điều kiện kinh tế - xã hội, phong tục tập quán của địa

phương, nắm vững chính sách dân tộc, tôn giáo của Đảng và Nhà nước, có hiểu biết sâu sắc về tôn giáo, dân tộc cũng như tâm trạng, tư tưởng của đồng bào dân tộc.

- Về tư duy: cán bộ, công chức chính quyền cấp xã phải có khả năng tư duy, tiếp thu chính xác các chủ trương, nghị quyết cấp trên, nắm và xử lý nhanh những thông tin, khả năng suy nghĩ linh hoạt, phát hiện và áp dụng cái mới vào cuộc sống ở địa phương mình, xử lý tốt thông tin và lựa chọn các phương án tối ưu, xây dựng mục tiêu, biện pháp thực hiện và kiểm tra để giải quyết những vấn đề vốn rất cụ thể ở cơ sở. Đồng thời, biết khái quát hóa từ thực tiễn cuộc sống, vạch ra được tính quy luật và phương hướng phát triển các mặt kinh tế - xã hội của địa phương mình.

- Năng lực tổ chức thực hiện: cán bộ, công chức chính quyền cấp xã phải có năng lực tuyên truyền, vận động, tổ chức, phối hợp, kiểm tra, đánh giá kết quả từng nhiệm vụ của từng phong trào cách mạng của quần chúng ở nông thôn; phải biết tổng kết một quá trình công tác của các phong trào đó, dự đoán chiều hướng vận động, thấy hết những thuận lợi, khó khăn, rút ra những kinh nghiệm cho quá trình công tác tới. Chỉ trên cơ sở tổng kết thực tiễn, đúc rút kinh nghiệm các quá trình công tác, cán bộ, công chức tỉnh Hưng Yên mới có thể làm tốt quá trình công tác tiếp theo, mới có thể góp phần xứng đáng của mình vào việc bổ sung, hoàn chỉnh đường lối, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

* Tiêu chuẩn cụ thể đối với từng chức danh cán bộ, công chức chính quyền cấp xã.

-Tiêu chuẩn đối với Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp xã.

- Năng lực:

+ Là người thực hiện các chức năng nhiệm vụ của Hội đồng nhân dân, họ phải là người thông thạo nghiệp vụ, nắm vững các quy định của pháp luật về tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân, biết phối hợp với Uỷ ban nhân dân để chuẩn bị các kỳ họp của Hội đồng nhân dân, tổ chức tiếp dân, giữ mối liên hệ thường xuyên với đại biểu Hội đồng nhân dân và với Mặt trận Tổ quốc.

+ Triển khai và kiểm tra việc thực hiện các nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp xã trên phạm vi lãnh thổ địa phương.

- Trình độ:

+ Trình độ văn hóa trung học cơ sở trở lên. + Có trình độ sơ cấp lý luận chính trị trở lên.

+ Có kiến thức hiểu biết về các lĩnh vực kinh tế - văn hóa - xã hội. + Có trình độ sơ cấp chuyên môn trở lên

+ Được bồi dưỡng về kiến thức quản lý nhà nước và quản lý kinh tế ở Trường Chính trị Tỉnh.

- Một số tiêu chuẩn khác:

+ Đã qua công tác thực tiễn ít nhất là 5 năm.

+ Tuổi đời: đảm nhiệm chức danh lần đầu nói chung không quá 45 tuổi (đối với nam), 40 tuổi đối với nữ, lần 2 không quá 50 tuổi (đối với nam), không quá 45 tuổi (đối với nữ).

+ Có sức khỏe tốt.

+ Có khả năng sử dụng tin học

-Tiêu chuẩn đối với Chủ tịch, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã.

Chủ tịch và phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã, là những người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước ở cơ sở chịu trách nhiệm trước cấp trên và trước Hội đồng nhân dân cùng cấp về toàn bộ hoạt động của Uỷ ban nhân dân. Họ phải đảm bảo các tiêu chuẩn sau:

- Năng lực:

+ Chỉ đạo việc tổ chức thực hiện Hiến pháp, pháp luật và các văn bản của chính quyền Nhà nước cấp trên cũng như nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp trên địa bàn. Có kiến thức và kỹ năng quản lý hành chính Nhà nước trên các lĩnh vực của đời sống xã hội đúng pháp luật và phù hợp với tình hình đặc điểm của địa phương.

+ Có phong cách làm việc khoa học, khả năng phán đoán và xử lý nhanh, kịp thời và đúng pháp luật mọi tình huống xảy ra ở cơ sở. Biết phối hợp với Chủ tịch và Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân trong việc chuẩn bị nội dung các kỳ họp Hội đồng nhân dân.

+ Biết phối hợp và phát huy vai trò trách nhiệm của các thành viên trong Uỷ ban nhân dân về tổ chức thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các mục tiêu kinh tế - xã hội ở địa phương.

- Trình độ:

+ Tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên.

+ Có trình độ lý luận sơ cấp chính trị trở lên. + Có trình độ chuyên môn trung cấp trở lên.

+ Được bồi dưỡng kiến thức quản lý hành chính, quản lý kinh tế tại Trường Chính trị Tỉnh.

Về một số tiêu chí khác:

+ Đã qua công tác thực tiễn ít nhất là 5 năm.

+ Tuổi đời: đảm nhiệm chức danh lần đầu nói chung không quá 45 tuổi (đối với nam), 40 tuổi đối với nữ, lần 2 không quá 50 tuổi (đối với nam), không quá 45 tuổi (đối với nữ).

+ Có sức khỏe tốt.

+ Có khả năng sử dụng tin học -Tiêu chuẩn đối với công chức cấp xã:

Công việc chính của công chức cấp xã liên quan trực tiếp đến các vấn đề có tính chuyên môn, nghiệp vụ, có tính đặc thù như địa chính, tư pháp, tài chính - kế toán, công tác văn phòng, văn hóa - xã hội. Họ cần phải đảm bảo các tiêu chuẩn sau:

- Về phẩm chất chính trị; đạo đức, tác phong: Có bản lĩnh vững vàng, trung thành với Tổ quốc Việt Nam; gương mẫu chấp hành pháp luật, có ý thức tổ chức kỷ luật, có lối sống trong sạch, không tham ô, quan liêu cửa quyền, hách dịch, có trách nhiệm cao trong công

Một phần của tài liệu Chất lượng cán bộ, công chức chính quyền cấp xã ở tỉnh hưng yên (Trang 90 - 97)