Đổi mới chế độ, chính sách cho cán bộ, công chức chính quyền cấp xã

Một phần của tài liệu Chất lượng cán bộ, công chức chính quyền cấp xã ở tỉnh hưng yên (Trang 105 - 111)

c) Về trìnhđộ

3.2.6. Đổi mới chế độ, chính sách cho cán bộ, công chức chính quyền cấp xã

Chế độ chính sách đãi ngộ đối với cán bộ, công chức chính quyền cấp xã là những quy định cụ thể nhằm động viên cán bộ, công chức để cán bộ, công chức làm việc được tốt hơn. Trong những năm qua Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến chế độ chính sách đãi ngộ đối với cán bộ, công chức nhưng đến nay chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức chưa hoàn thiện nhất là đối với cán bộ, công chức cấp xã, như hội nghị Trung ương 5 khoá IX đã đánh giá "Chính sách đối với cán bộ cơ sở còn nhiều chắp vá" do đó, cần phải "giải quyết hợp lý và đồng bộ chính sách đối với cán bộ cơ sở" [15, tr.166, 168].

Chế độ, chính sách có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng, hiệu quả công việc của cán bộ, công chức. Nếu chế độ, chính sách đầy đủ, phù hợp thì cán bộ, công chức hăng say công tác, họ đầu tư thích đáng và có những cống hiến trong công việc; ngược lại, nếu chế độ, chính sách không đầy đủ, bất hợp lý thì cán bộ, công chức sẽ làm việc cầm chừng, có tư tưởng muốn chuyển đến nơi làm việc có điều kiện tốt hơn, thu nhập cao hơn, thậm chí sẽ có những cán bộ, công chức phạm một số sai lầm, khiếm khuyết như tham ô, tham nhũng, hạch sách nhân dân, vòi vĩnh nhân dân để kiếm chác. Vì vậy, cần phải hoàn thiện chế độ, chính sách để động viên cán bộ, công chức chính quyền cấp xã yên tâm công tác, ngăn chặn những tiêu cực của cán bộ, công chức.

Hiện nay, Uỷ ban thường vụ Quốc hội đã ban hành pháp lệnh cán bộ, công chức (sửa đổi bổ sung năm 2000 và 2003), Chính phủ đã ban hành Nghị định số 121/2003/NĐ- CP ngày 21/10/2003 về chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn thay cho Nghị định 09/1998/NĐ-CP, trên cơ sở đó các Bộ có liên quan đã ra Thông tư liên tịch số 34/2004/TTLT-BNV-BTC-BLĐTB&XH của Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ngày 14/5/2004 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 121 của Chính phủ. Trong đó, quy định cụ thể các chế độ, chính sách như: Chế độ tiền lương, chế độ bảo hiểm y tế và xã hội, chế độ phụ cấp cho cán bộ chuyên trách và cán bộ không chuyên trách ...

Do đó, nhiệm vụ trước mắt là cần thực hiện nghiêm túc các văn bản nói trên, ở tỉnh Hưng Yên cần chú trọng một số nội dung sau đây:

* Chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ:

Tỉnh cần đầu tư thêm kinh phí (ít nhất là tăng gấp đôi) để chi cho công tác đào tạo, bồi dưỡng những người trong diện quy hoạch cho các chức danh của chính quyền cấp xã đi học các lớp tập trung trung học chuyên nghiệp (gồm các chuyên ngành kinh tế, luật, nông lâm nghiệp) và các lớp đào tạo, bồi dưỡng tại Trường Chính trị tỉnh.

Các huyện miền núi cần có kế hoạch mở lớp học bổ túc văn hóa để sớm hoàn thành phổ cập trung học phổ thông cho cán bộ, công chức chính quyền cấp xã. Kinh phí mở lớp do ngân sách tỉnh và huyện cấp, không thu học phí của học viên.

Thực hiện tốt các quy định về chế độ cho các cán bộ, công chức trong thời gian đi học, tạo điều kiện tốt để họ an tâm học tập. Nghiên cứu tham mưu đề xuất cơ quan nhà nước có thẩm quyền bổ sung một số quy định cho hợp lý đối với cán bộ đi học.

Hiện nay tỉnh Hưng Yên đã ban hành Quyết định số 17/2007 ngày 10 tháng 9 năm 2007 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Hưng Yên về việc ban hành quy định một số chính sách hỗ trợ cho cán bộ, công chức đi học.

Chỉ đạo các trường trung học chuyên nghiệp của tỉnh tăng cường mở lớp đào tạo tập trung cho cán bộ, công chức chính quyền cấp xã đã đương chức và kế cận, mở các lớp tại chức ở huyện hoặc một cụm gồm một số huyện để sớm phổ cập trình độ trung cấp về chuyên môn nghiệpvụ cho cán bộ, công chức chính quyền cấp xã.

Tăng cường mở các lớp bồi dưỡng ngắn ngày về kiến thức quản lý nhà nước, quản lý kinh tế, kiến thức quản lý chuyên ngành cho các chức danh chính quyền cấp xã, có chính sách hàng năm đưa cán bộ chủ chốt chính quyền cấp xã đi thăm quan học tập kinh nghiệm ở tỉnh bạn.

* Chính sách bảo đảm lợi ích vật chất và động viên tinh thần

Chính sách đãi ngộ bảo đảm lợi ích vật chất và động viên tinh thần đối với đội ngũ cán bộ, chế độ phụ cấp, sinh hoạt phí và bảo hiểm xã hội đối với cán bộ cơ sở có ý nghĩa quyết định đến tinh thần và chất lượng công tác của cán bộ.

Để đổi mới hệ thống chính sách đãi ngộ đối với cán bộ xã, Chính phủ đã ban hành Nghị định 121/2003/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2003 về chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn thay thế Nghị định 09/1998/NĐ-CP, áp dụng chế độ tiền lương, chế độ bảo hiểm y tế và xã hội, chế độ phụ cấp cho cán bộ chuyên trách và không chuyên trách. Đây là một sự hợp lý, góp phần làm tăng thêm lòng nhiệt tình, sự say mê cống hiến, sáng tạo trong công việc và hạn chế được những biểu hiện tiêu cực của cán bộ, công

chức.

Hiện nay tỉnh Hưng Yên đang thực hiện các chế độ chính sách liên quan đến cán bộ, công chức cấp xã theo Nghị định 121/2003 của Chính phủ về chế độ đối với cán bộ, công chức cấp xã. Bên cạnh đó Uỷ ban nhân dân tỉnh cũng đã ban hành Quyết định 1026/2004 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Hưng Yên ngày 6 tháng 9 năm 2004 về việc quy định số lượng cán bộ và mức phục cấp đối với cán bộ không chuyên trách cấp xã và thôn, bản, tổ dân phố.

Tuy nhiên, việc quy định các chế độ, chính sách hiện nay của Uỷ ban nhân dân tỉnh Hưng Yên áp dụng cho cán bộ, công chức cấp xã và thôn bản, tổ dân phố còn thấp, không là động lực, động viên khích lệ họ làm việc. Chính vì vậy Tỉnh cần xem xét các chế độ cho phù hợp với điều kiện thực tế địa phương và thực tế mức chi phí, sinh hoạt trong thời điểm hiện nay.

3.2.7.Đổi mới chính sách bố trí, sử dụng, luân chuyển cán bộ, công chức chính quyền cấp xã

* Về bố trí, sử dụng cán bộ, công chức:

Bố trí, sử dụng cán bộ, công chức có vai trò rất quan trọng trong quản lý nhà nước. Nếu bố trí, sử dụng cán bộ phù hợp với công việc được giao thì kỷ cương được đảm bảo, hiệu quả quản lý nhà nước cao, cán bộ trưởng thành lên nhanh; ngược lại nếu bố trí, sử dụng cán bộ không phù hợp với công việc (công việc yêu cầu cao mà bố trí cán bộ năng lực không đáp ứng được) thì sẽ dẫn tới kỷ cương không đảm bảo, hiệu lực quản lý nhà nước thấp, hoặc công việc yêu cầu không cao mà bố trí cán bộ năng lực có thừa thì sẽ lãng phí năng lực quản lý của cán bộ.

- Bố trí, sử dụng cán bộ phải xuất phát từ yêu cầu công việc, trên cơ sở công việc mới tiến hành chọn người có đủ tiêu chuẩn, năng lực, làm việc có hiệu quả, có uy tín.

Mạnh dạn bố trí, sử dụng cán bộ trẻ có đủ tiêu chuẩn, đã được rèn luyện trong thực tiễn và có chiều hướng phát triển tốt vào các cương vị lãnh đạo.

- Bố trí, sử dụng cán bộ, công chức phải đảm bảo tính ổn định, tính đồng bộ, tính liên tục, bố trí, sử dụng cán bộ phải kết hợp hài hoà giữa cán bộ giàu kinh nghiệm am hiểu địa bàn với cán bộ năng động, có tư duy mới, cách làm mới, cán bộ cũ, cán bộ mới, cán bộ nam, cán bộ nữ để họ bổ sung cho nhau tạo thành sức mạnh tổng hợp của cả bộ máy chính quyền.

- Cần phải thay đổi quan niệm là ưu tiên người được quy hoạch trước: Người nào quy hoạch trước thì bố trí sử dụng trước, người nào quy hoạch sau thì bố trí sử dụng sau; mà cần có quan niệm với mọi cán bộ trong diện quy hoạch đều có điều kiện và cơ hội phấn đấu như nhau, người nào có đủ tiêu chuẩn, năng lực và chiều hướng phát triển tốt hơn thì bố trí, sử dụng người đó.

- Kiên quyết loại bỏ những cán bộ, công chức bản lĩnh chính trị không vững vàng, dao động cơ hội, những cán bộ kém về phẩm chất đạo đức, tư cách lối sống; những cán bộ yếu về năng lực (không có khả năng hoàn thành nhiệm vụ trong hai năm liên tục) ra khỏi bộ máy nhằm làm trong sạch bộ máy.

- Khi tiến hành lựa chọn cán bộ, công chức để bố trí vào chức danh thì cần phải tiến hành một cách khách quan, tập thể, dân chủ, có sự tham khảo ý kiến của cán bộ đảng viên, quần chúng nhân dân.

* Về luân chuyển cán bộ:

Luân chuyển cán bộ về cơ sở là nhằm bồi dưỡng kiến thức thực tiễn, rèn luyện kỹ năng quản lý nhà nước cho cán bộ về cơ sở và tăng cường cán bộ cho cơ sở, nâng cao năng lực quản lý nhà nước cho chính quyền cơ sở.

Thực tế ở Hưng Yên hiện nay, việc luân chuyển cán bộ về cơ sở còn ít, nếu có luân chuyển thì chủ yếu luân chuyển cán bộ, công chức đến các phường, chỉ chú ý đến bồi dưỡng, rèn luyện cán bộ, công chức được luân chuyển, chứ chưa chú trọng đến nâng cao năng lực quản lý nhà nước cho chính quyền cơ sở.

Để nâng cao hiệu quả công tác luân chuyển cán bộ về cơ sở Tỉnh cần thực hiện tốt các nội dung chủ yếu sau:

- Chỉ nên luân chuyển đối với cán bộ lãnh đạo ở cơ sở, không nên luân chuyển công chức cơ sở vì đây là các chức danh chuyên môn cần sự chuyên sâu và ổn định.

- Chỉ nên luân chuyển cán bộ theo chiều dọc: giữa tỉnh, huyện xuống xã không nên luân chuyển cán bộ theo chiều ngang giữa xã với xã.

- Nên luân chuyển những cán bộ về cơ sở có nhiệt tình cách mạng, có năng lực tốt, tránh tình trạng bị đẩy xuống cơ sở, coi cơ sở là điểm dừng chân cuối cùng. Nên ưu tiên các cán bộ trẻ có năng lực tốt luân chuyển về cơ sở, tạo bước đột phá về tác phong, cách thức làm việc ở chính quyền cơ sở.

- Phải có kế hoạch cụ thể, chặt chẽ về luân chuyển cán bộ. Tiến hành luân chuyển một cách thận trọng, kỹ lưỡng, có bước đi thích hợp, tránh tình trạng gây xáo trộn bộ máy quá lớn, làm ảnh hưởng đến hoạt động của bộ máy ở cơ sở.

- Cần làm tốt công tác tư tưởng cho cán bộ đi cơ sở, tạo sự đoàn kết, thống nhất cao giữa cán bộ đi và nơi cán bộ luân chuyển đến. Cần đảm bảo chế độ chính sách hợp lý, tạo điều kiện để cán bộ luân chuyển yên tâm công tác.

3.2.7. Đổi mới công tác quản lý, kiểm tra, giám sát hoạt động của cán bộ chính quyền cấp xã

* Giải pháp kiểm tra, giám sát, quản lý cán bộ

Kiểm tra, giám sát và quản lý cán bộ là hoạt động nhằm nắm chắc thông tin, diễn biến tư tưởng, hoạt động của cán bộ, giúp cho cấp uỷ và thủ trưởng phát hiện vấn đề nảy sinh, kịp thời uốn nắn, điều chỉnh, làm cho cán bộ, công chức luôn luôn hoạt động đúng định hướng, đúng nguyên tắc.

Thực tế cho thấy, khi cán bộ, công chức mới lên nắm quyền lực, thực thi quyền lực thì họ là những người có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, năng lực tốt, tận tuỵ, liêm khiết nhưng trong quá trình công tác một số cán bộ không chịu khó rèn luyện, tu dưỡng bị quyền lực tha hoá, bị cám dỗ tầm thường của vật chất mà thoái hoá, biến chất, nhất là trong giai đoạn hiện nay, mặt trái của cơ chế thị trường đã tác động không nhỏ đến sự

thoái hoá, biến chất cán bộ, công chức. Cho nên, để tránh rơi vãi, thất thoát cán bộ cần phải tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và quản lý cán bộ.

Để tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, quản lý cán bộ một cách có hiệu quả cần thực hiện tốt các nội dung sau đây:

- Hoàn thiện cơ chế, chính sách về cán bộ, công chức. Vì đây là cơ sở pháp lý quan trọng để kiểm tra, giám sát và quản lý cán bộ.

- Cấp uỷ, thủ trưởng phải trực tiếp quản lý, kiểm tra cán bộ. Tăng cường vai trò kiểm tra, giám sát của quần chúng nhân dân đối với cán bộ, công chức.

- Mọi hoạt động của cán bộ đều phải được quản lý, kiểm tra, giám sát chặt chẽ, phải kiểm tra, giám sát, quản lý cán bộ một cách toàn diện về chính trị, tư tưởng, đạo đức lối sống, công việc chuyên môn, quá trình rèn luyện, phấn đấu... công tác kiểm tra, giám sát quản lý phải làm thường xuyên.

- Kết quả kiểm tra phải chính xác, cụ thể. Coi đây là tiêu chí để đánh giá, bố trí sử dụng cán bộ.

- Hoàn thiện cơ chế tài chính nhằm hạn chế tham ô, tham nhũng, cần có cơ chế quản lý các nguồn chi của cán bộ, công chức. Đánh giá đúng tình trạng tài sản và nguồn gốc tài sản của cán bộ, công chức.

- Lựa chọn những người có phẩm chất, đạo đức tốt, có năng lực quản lý giỏi làm tổ chức cán bộ. Những người có phẩm chất chính trị đạo đức tốt, tinh thông nghiệp vụ, có tinh thần đấu tranh bảo vệ công lý làm công tác kiểm tra, thanh tra. Cần có cơ chế chính sách phù hợp để những người này công tâm, khách quan khi tiến hành nhiệm vụ tránh tình trạng bị lôi kéo, dụ dỗ, mua chuộc.

- Cải cách chế độ tiền lương để cán bộ, công chức đủ nuôi sống bản thân và con cái. Có cơ chế thưởng, phạt nghiêm minh, cán bộ, công chức có công được thưởng nhiều; cán bộ, công chức vi phạm pháp luật bị phạt nặng. Để hạn chế tình trạng sách nhiễu nhân dân, tham ô, tham nhũng tài sản Nhà nước.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh: "Khi đã có chính sách đúng, thì sự thành công hoặc thất bại của chính sách đó là do nơi cách tổ chức công việc, nơi lựa chọn cán

tr. 520].

Cán bộ, công chức là nhân tố quyết định, là khâu then chốt trong toàn bộ sự nghiệp cách mạng. Bước vào thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đòi hỏi phải tiếp tục đổi mới công tác cán bộ, nhất là cách thức quản lý, kiểm tra, giám sát hoạt động của cán bộ chính quyền cấp xã. Nhằm xây cán bộ, công chức ngang tầm, có đủ bản lĩnh chính trị, phẩm chất cách mạng, năng lực và trí tuệ, đủ sức hoàn thành nhiệm vụ cách mạng trong thời kỳ mới.

Một phần của tài liệu Chất lượng cán bộ, công chức chính quyền cấp xã ở tỉnh hưng yên (Trang 105 - 111)