Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với cán bộ, công chức chính quyền cấp xã

Một phần của tài liệu Chất lượng cán bộ, công chức chính quyền cấp xã ở tỉnh hưng yên (Trang 111 - 116)

c) Về trìnhđộ

3.2.8. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với cán bộ, công chức chính quyền cấp xã

Đảng ta là Đảng duy nhất cầm quyền, Đảng lãnh đạo Nhà nước và xã hội một cách toàn diện và trực tiếp. Cán bộ có vai trò rất quan trọng, nó là nhân tố quyết định sự thành công hay thất bại của chế độ xã hội chủ nghĩa. Để đảm bảo xây dựng thành công xã hội chủ nghĩa, Đảng ta phải lãnh đạo công tác cán bộ. Trong thời gian qua Đảng đã đề ra nhiều chính sách, nghị quyết về công tác cán bộ. Trong giai đoạn hiện nay cần phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác cán bộ.

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác cán bộ, công chức chính quyền cấp xã ở Hưng Yên hiện nay cần phải chú trọng các nội dung sau đây:

- Quán triệt tinh thần của Đại hội XI (nhiệm kỳ 2005-2010) Đảng bộ tỉnh Hưng Yên: Thực hiện đồng bộ các khâu trong công tác cán bộ, trước mắt cần tập trung làm tốt khâu đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, nhất là đào tạo lý luận chính trị, chuyên môn ngh iệp vụ đối với cán bộ cơ sở; luân chuyển cán bộ theo quy hoạch. Củng cố, kiện toàn nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng ở các trường chuyên nghiệp, dạy nghề, trung tâm bồi dưỡng chính trị, giáo dục thường xuyên cấp tỉnh và huyện, từng bước nâng cao chất lượng, cơ cấu hợp lý, thực hiện chuẩn hóa cán bộ, công chức…. Thực hiện tốt các chính sách đối với cán bộ, nghiên cứu chính sách khuyến khích, thu hút cán bộ đến công tác ở vùng khó khăn; chính sách đối với cán bộ được luân chuyển, thu hút cán bộ vào các lĩnh vực đang thiếu và yếu.

quyền cấp xã tiến hành xây dựng quy hoạch cán bộ, nhất là xây dựng cán bộ, công chức kế cận có triển vọng, đảm bảo tính kế thừa và liên tục.

- Chỉ đạo các cấp thực hiện tốt chính sách khuyến khích đào tạo, bồi dưỡng và thu hút nhân tài về làm việc ở cơ sở.

- Quan tâm đúng mức đến việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nhằm chuẩn hoá cán bộ, công chức, chính quyền cấp xã.

- Bố trí, sử dụng cán bộ, công chức phù hợp với năng lực, trình độ, sở trường đảm bảo cho cán bộ hoàn thành nhiệm vụ.

- Thực hiện luân chuyển cán bộ, công chức có năng lực, có chiều hướng phát triển ở tỉnh, huyện về xã để dẫn dắt cán bộ cở sở, phát triển phong trào ở cơ sở.

- Kiên quyết thay thế những cán bộ, công chức sa sút về phẩm chất chính trị, yếu về năng lực, không bố trí lại những cán bộ vào vị trí lãnh đạo, quản lý chủ chốt ở những nơi phong trào kém, kinh tế phát triển chậm, chính trị không ổn định, mất đoàn kết, tín nhiệm thấp.

- Thường xuyên kiểm tra, giám sát cán bộ, quản lý cán bộ theo đúng quy chế. - Xây dựng quy chế, quy định trách nhiệm người đứng đầu cấp uỷ, trách nhiệm của cấp

uỷ cấp trên trực tiếp khi để xảy ra mất đoàn kết trong nội bộ cấp uỷ hoặc tổ chức Đảng ở cơ sở yếu kém.

- Kiện toàn và nâng cao chất lượng cơ quan tham mưu công tác cán bộ các cấp, đáp ứng được yêu cầu của công tác cán bộ trong lĩnh vực mới.

Tiểu kết chương 3

Quán triệt chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về cán bộ, trên cơ sở đánh giá thực trạng năng lực quản lý nhà nước của cán bộ, công chức chính quyền cấp xã, tìm hiểu kinh tế - xã hội của tỉnh Hưng Yên, tác giả đã mạnh dạn đề xuất hệ thống giải pháp nâng cao năng lực quản lý nhà nước của cán bộ, công chức chính quyền cấp xã ở Hưng Yên hiện nay. Hệ thống giải pháp này có mối quan hệ mật thiết với nhau, cho nên trong quá trình thực hiện phải tiến hành một cách đồng bộ. Thực hiện tốt hệ thống giải pháp này, chắc chắn trong những năm tới Hưng Yên sẽ có đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền

tiền đề cho việc thúc đẩy kinh tế - xã hội Hưng Yên phát triển.

Sự nghiệp đổi mới đặt ra những yêu cầu cấp bách về việc cải cách bộ máy nhà nước, cải cách nền hành chính nhà nước trong đó vai trò quyết định thuộc về yếu tố con người, thuộc về phẩm chất, năng lực và trình độ của đội ngũ cán bộ, công chức nói chung và đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền cáp xã nói riêng. Thực tế những năm tiến hành công cuộc đổi mới toàn đất nước do Đảng khởi xướng và lãnh đạo càng chứng minh sâu sắc vai trò quan trọng của đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền cấp xã.

Chính quyền cấp xã và đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã là trung tâm của hệ thống chính trị cấp xã, là chỗ dựa của Đảng và Nhà nước để thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đưa đất nước ta vững bước vào thế kỷ XXI trong xu thế hòa nhập chung với thế giới.

Chính quyền cấp xã, phường, thị trấn là cầu nối trực tiếp giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân, là nơi tổ chức thực hiện trên thực tế mọi chủ trơng, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, biến chúng thành hoạt động thực tế của nhân dân địa phư- ơng. Phẩm chất chính trị, trình độ năng lực, trí tuệ của đội ngũ cán bộ Đảng và chính quyền là yếu tố làm nên sức mạnh ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa. Vì thế không ngừng nâng cao năng lực, trình độ cho đội ngũ cán bộ cơ sở là một yêu cầu bức thiết trong giai đoạn hiện nay.

Cán bộ, công chức chính quyền cấp xã có vị trí, vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn trong tổ chức thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, trong sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, trong giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam, trong phát huy tính tự quản của cộng đồng dân cư; trong đảm bảo kỷ cương, và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước.

Thực tế cho thấy, trong mọi điều kiện và hoàn cảnh của đất nước, Đảng và Nhà nước ta luôn luôn chú trọng tới cấp xã, từng bước quan tâm xây dựng, đổi mới chế độ, chính sách đối với đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã theo hướng không ngừng nâng cao vị thế, cũng như chính sách đãi ngộ, cải thiện đời sống của đội ngũ cán bộ chính quyền

cấp xã để đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã yên tâm công tác, có điều kiện hoàn thành nhiệm vụ. Đảng và Nhà nước coi công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã là một trong những nhiệm vụ hàng đầu trong xây dựng và củng cố chính quyền nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.

Nhưng thực trạng của cán bộ, công chức chính quyền cấp xã ở cả nước nói chung và Hưng Yên nói riêng hiện nay là chưa ngang tầm với đòi hỏi: Thiếu về số lượng, yếu về chất lượng, bất cập về cơ cấu và độ tuổi, một số cán bộ sa sút về phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống dẫn đến năng lực quản lý nhà nước của cán bộ, công chức chính quyền cấp xã là yếu kém. Trước yêu cầu của giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa thì vấn đề cấp thiết đặt ra là phải nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận, năng lực quản lý nhà nước cho cán bộ cán bộ, công chức chính quyền cấp xã.

Mặc dù, tỉnh Hưng Yên đã có chính sách thực hiện đối với cán bộ, công chức cấp xã xong những chính sách đó chưa đem lại hiệu qủa cao trong việc nâng cao chất lượng cán bộ, công chức ở cơ sở. Trong thời gian tới, các cấp uỷ Đảng và chính quyền Hưng Yên cần phải thực hiện đồng bộ hệ thống giải pháp nêu trong luận văn nhằm xây dựng cán bộ, công chức cấp xã, đặc biệt là cán bộ chủ chốt, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất đạo đức và năng lực tốt, bảo đảm đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, có tính kế thừa giữa các thế hệ nhằm đảm bảo hiệu lực, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước ở cơ sở góp phần làm cho Hưng Yên sớm thoát khỏi tỉnh nghèo, đuổi kịp các tỉnh đồng bằng và hướng tới vươn lên giàu mạnh.

Một phần của tài liệu Chất lượng cán bộ, công chức chính quyền cấp xã ở tỉnh hưng yên (Trang 111 - 116)