- Nếu F├f X →tY thì t là cận dưới lớn nhất (glb) của một số các kiểu thờ
i Y Áp dụng T4, ta có: F├ X →tY Định lý được chứng mnh □
KẾT LUẬN 1 Kết luận
1. Kết luận
Thông thường, việc quản lý CSDL trong hầu hết các ứng dụng CSDL đều có liên quan đến yếu tố thời gian. Song, do sự phức tạp mà yếu tố thời gian mang lại trong các ứng dụng đó nên người ta thường bỏ qua nó trong CSDL. Do đó đã làm cho CSDL mất đi tính đầy đủ, rõ ràng, dẫn đến ứng dụng mất đi tính thực tiễn. Chính vì thế mà các nhà khoa học đã khơng ngừng nghiên cứu nhằm tìm ra những giải pháp hợp lý nhất để giải quyết vấn đề phức tạp của yếu tố thời gian trong CSDL, góp phần giúp các nhà thiết kế CSDL hiểu rõ vấn đề CSDL có yếu tố thời gian.
Trên cơ sở tìm hiểu lý thuyết phụ thuộc hàm theo thời gian theo cách tiếp cận của Wang và Wijsen, những kết quả đạt được và đóng góp của luận văn này là:
+ Tìm hiểu một cách khái qt về CSDL có yếu tố thời gian.
+ Tìm hiểu lý thuyết chuẩn hố CSDL quan hệ theo thời gian theo cách tiếp cận của Wang, với những khái niệm như: kiểu thời gian, môđun thời gian, các phép toán trên các kiểu thời gian và môđun thời gian, khái niệm TFD, hệ tiên đề cho các TFD, các khái niệm bao đóng và phủ tối thiểu.
+ Xây dựng được thuật tốn tìm phủ tối thiểu tập TFD dựa trên quan điểm của Wang.
+ Xây dựng được thuật tốn tìm chiếu tập TFD lên tập thuộc tính cho trước dựa trên quan điểm của Wang.
+ Xây dựng một số tính chất và hệ quả phản ánh mối quan hệ giữa TFD và FD truyền thống.
Từ những tính chất và hệ quả được đưa ra trong chương 2, chúng ta có thể chứng minh được một số tính chất của TFD bằng cách chuyển các TFD thành các FD tương ứng.
+ Tìm hiểu lý thuyết phụ thuộc hàm theo thời gian trong mơ hình dữ liệu hướng đối tượng theo cách tiếp cận của Wijsen. Với Wijsen, ông đã đưa ra một kiểu thời gian mới tổng quát hơn so với kiểu thời gian mà Wang đã đưa ra trong chương 2 của luận văn, đó là bao gồm những kiểu thời gian “cố định” như Ngày,
Tuần, Tháng, Năm... và cả những khoảng thời gian “động” như 5 Ngày hay 1 Tuần....
+ Từ những quan điểm của Wang và Wijsen, so sánh được hệ tiên đề cho các TFD của Wang và Wijsen.
Trong khuôn khổ của bài luận văn này, chúng tôi đã bước đầu nghiên cứu được lý thuyết phụ thuộc hàm theo thời gian trong CSDL, với một vài kết quả được đưa ra. Song, đó chỉ là một trong số những vấn đề cần nghiên cứu đối với CSDL có yếu tố thời gian, thực tế cịn nhiều vấn đề đáng quan tâm khác trong CSDL có yếu tố thời gian vẫn đang là hướng mở, có thể phát triển và chưa được đề cập đến trong bài luận văn này.