Giới thiệu

Một phần của tài liệu nghiên cứu các phụ thuộc hàm theo thời gian, thông qua hai quan điểm của wang và wijsen (Trang 73 - 74)

Mặc dù ngay từ khi mới ra đời, nhờ đặc tính đơn giản và hiệu quả, cùng với các phép toán đại số quan hệ, rất thuận lợi cho việc mô tả các phép toán trên thời khoảng nên mô hình quan hệ đã sớm được chọn để cài đặt cơ sở dữ liệu có yếu tố thời gian.

Tuy vậy, trong những năm gần đây, mô hình hướng đối tượng cũng đã và đang phát triển theo xu thế ngày càng mở rộng việc ứng dụng các khái niệm hướng đối tượng vào một số lĩnh vực của tin học nói chung và khoa học máy tính nói riêng. Chính điều này đã góp phần giúp mô hình dữ liệu này tạo ra những khả năng linh hoạt trong việc mô hình hóa thế giới thực, vốn ngày càng phức tạp.

Như ta đã biết, thực chất CSDL có yếu tố thời gian là một mở rộng của CSDL truyền thống, cho phép lưu trữ và cập nhật thông tin một cách đầy đủ và chính xác theo thời gian. Với mô hình dữ liệu hướng đối tượng, đặc điểm chung của chúng là có hỗ trợ:

1. Đặc tính định danh đối tượng (Object Identity - OID): là khả năng hệ thống phân biệt được hai đối tượng trông có vẻ giống nhau theo nghĩa tất cả các cấu thành của các kiểu cơ bản dều như nhau.

2. Các đối tượng phức (Complex Objects): là khả năng định nghĩa các kiểu dữ liệu mới có cấu trúc lồng nhau bằng phương pháp tạo lập mẫu tin hay tạo lập tập hợp.

3. Phân cấp theo kiểu: là khả năng cho phép các kiểu có thể có những kiểu con và có thuộc tính riêng.

Chính vì những đặc điểm đó nên mô hình dữ liệu hướng đối tượng có vai trò quan trọng đối với các CSDL có yếu tố thời gian. Chương này trình bày về việc mở rộng lý thuyết phụ thuộc hàm theo thời gian trên các đối tượng phức.

Việc tìm hiểu TFD trong chương này có một vài điểm khác so với các TFD trong chương hai, đặc biệt chương này có giới thiệu một mô hình thời gian tổng quát hơn và có bổ sung các đối tượng phức vào trong mô hình dữ liệu. Mô hình dữ liệu ở đây bao gồm các lớp và các đối tượng, nó tổng quát hơn so với mô hình quan hệ theo nghĩa: giá trị của một thuộc tính không chỉ là một kiểu nguyên tố mà còn tham chiếu đến một đối tượng của lớp khác và các đối tượng mà có các tham chiếu đến các đối tượng khác được gọi là các đối tượng phức, nó cho phép tạo ra các lược đồ có chu trình.

Chương này trình bày các mục như: mục 3.1 là phần giới thiệu, mục 3.2 trình bày vấn đề định danh đối tượng, mục 3.3 trình bày mô hình dữ liệu hướng đối tượng theo thời gian, vấn đề về phụ thuộc hàm theo thời gian trên các đối tượng phức được trình bày ở mục 3.4; mục 3.5 trình bày các tính chất của phụ thuộc hàm theo thời gian trên đối tượng phức và sau cùng là phần kết luận chương, được trình bày trong mục 3.6.

Một phần của tài liệu nghiên cứu các phụ thuộc hàm theo thời gian, thông qua hai quan điểm của wang và wijsen (Trang 73 - 74)