Việc định danh đối tượng

Một phần của tài liệu nghiên cứu các phụ thuộc hàm theo thời gian, thông qua hai quan điểm của wang và wijsen (Trang 82 - 84)

- Nếu F├f X →tY thì t là cận dưới lớn nhất (glb) của một số các kiểu thờ

i Y Áp dụng T4, ta có: F├ X →tY Định lý được chứng mnh □

3.2.2. Việc định danh đối tượng

Việc định danh đối tượng được sử dụng nhằm định danh và tham chiếu đến các đối tượng mà không phụ thuộc vào yếu tố thời gian. Tuy nhiên, các OID đó chỉ được tạo ra bởi các hệ quản trị CSDL và không được quan tâm bởi những người dùng cuối. Nhìn chung, những người dùng cuối chỉ quan tâm đến các đối tượng thơng qua những thuộc tính do người dùng định nghĩa ra mà ta gọi là “khoá”.

Một trong những đặc điểm thuận lợi của việc định danh đối tượng là nó cho phép chuyển đổi giữa các quan hệ được nhóm theo thời gian và các quan hệ khơng được nhóm theo thời gian mà khơng làm mất thơng tin.

Ví dụ 3.5. Giả sử ta có một quan hệ khơng được nhóm theo thời gian với các

OID như quan hệ GV_O được cho ở bảng 3.4. Hãy tìm một khố K (do người dùng định nghĩa và không phải là λ) sao cho K thoả hai tính chất sau:

- Các bộ dữ liệu khơng cùng giá trị khố thì biểu diễn các đối tượng riêng biệt. Tính chất này được gọi là tính bất biến theo thời gian.

- Các bộ dữ liệu có cùng giá trị khố thì biểu diễn chính đối tượng đó tại các thời điểm khác nhau. Tính chất này được gọi là tính nhất quán theo thời gian.

Cả hai tính chất này có thể được biểu diễn bởi các phụ thuộc hàm theo thời gian. Chẳng hạn, tính bất biến theo thời gian của thuộc tính Họ tên có thể được biểu diễn bởi phụ thuộc hàm theo thời gian như sau:

λ →α Họ tên

Trong đó, α là các kiểu thời gian như Ngày, Tuần, Tháng, Năm... Nếu giá trị α càng rộng thì mức độ bất biến theo thời gian càng cao. Chẳng hạn, TFD λ →TuầnHọ tên có mức độ bất biến theo thời gian cao hơn TFD λ →NgàyHọ tên, vì

khơng thể thay đổi trong một ngày. Trong quan hệ GV_O, tính bất biến theo thời gian tuyệt đối được biểu diễn bởi TFD: λ →ForeverHọ tên. TFD này không được

thoả mãn trên CSDL ở bảng 3.4, khi “Lê Hoàng” thay đổi tên thành “Lê Hoàng A” vào ngày 04/03/05.

Trong quan hệ GV_O, tính nhất quán theo thời gian của thuộc tính Họ tên có thể được biểu diễn bởi các TFD có dạng sau:

Họ tên →β λ

Cũng như tính bất biến theo thời gian, nếu β càng rộng thì mức độ nhất quán theo thời gian càng cao. Trong quan hệ GV_O, TFD Họ tên →Foreverλ mô tả rằng các giáo viên khác nhau thì có họ tên khác nhau bất kể ở thời gian nào. TFD này cũng không được thoả mãn với CSDL ở bảng 3.4 khi “Lê Hoàng” là họ tên của hai giáo viên khác nhau.

Như vậy, một khố có thể được biểu diễn bởi hai tham số α và β trong đó α mơ tả mức độ bất biến theo thời gian và β mô tả mức độ nhất quán theo thời gian. Một khoá được xem là lý tưởng nếu α = β = Forever.

Ví dụ 3.6. Xét quan hệ GV_O trong bảng 3.4, giả sử ta thêm thuộc tính Mã GV

vào quan hệ. Mỗi giáo viên được gán duy nhất bởi một Mã GV gồm 3 ký tự

chẳng hạn, và chỉ được thay đổi khi giáo viên đó chuyển sang dạy cho một khố khác. Vì một giáo viên khơng thể thay đổi khố dạy trong 1 tuần, cho nên họ khơng thể có hai Mã GV khác nhau trong 1 tuần. Khi đó, tính bất biến theo thời gian trên quan hệ GV_O có thể được biểu diễn bởi TFD:

λ →TuầnMã GV

Mặt khác, do số lượng Mã GV bị hạn chế nên nó có thể được sử dụng để gán lại cho một giáo viên mới sau khi giáo viên cũ đã chuyển đi. Tuy nhiên, để hạn chế các cuộc truy cập nhầm, một yêu cầu được đặt ra là phải ít nhất sau 5

ngày tính từ này giáo viên chuyển đi, Mã GV cũ của giáo viên đó mới được sử dụng để gán lại cho một giáo viên khác. Trong khoảng thời gian 5 ngày này, nếu một ai đó truy cập đến Mã GV cũ của giáo viên đã chuyển đi sẽ được hệ thống trả lời các thơng tin về giáo viên đó ở vị trí mới. Khi đó, trên quan hệ GV_O xuất hiện TFD có dạng:

Mã GV →5 ngàyλ

Như vậy, tại tất cả các thời điểm t1 và t2 nằm trong khoảng thời gian là 5 ngày, nếu τ1 là một bộ dữ liệu trên quan hệ GV_O ở thời điểm t1 và τ2 là một bộ

dữ liệu trên quan hệ GV_O ở thời điểm t2 thì τ1(Mã GV) = τ2(Mã GV), nghĩa là

τ1(λ) = τ2(λ). Khi đó trong quan hệ GV_O, Mã GV có mức độ bất biến theo thời gian là 1 tuần và mức độ nhất quán theo thời gian là 5 ngày. Điều này có nghĩa là: trong khoảng thời gian 5 ngày, các giáo viên có thể được nhận biết một cách rõ ràng qua Mã GV của họ. Nói cách khác, trong khoảng thời gian 5 ngày kể từ ngày giáo viên chuyển đi, Mã GV có thể được xem như là khố của quan hệ để nhận biết đối tượng.

Chú ý rằng, nếu ta khơng thể sử dụng một thuộc tính nào đó để làm khố cho quan hệ thì ta có thể tạo khoá cho quan hệ từ hơn một thuộc tính.

Một phần của tài liệu nghiên cứu các phụ thuộc hàm theo thời gian, thông qua hai quan điểm của wang và wijsen (Trang 82 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w