Phƣơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh của cục thuế tĩnh Vĩnh Phúc (Trang 47 - 114)

5. Kết cấu của luận văn

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

Từ thực tiễn cho thấy các yếu tố ảnh hƣởng đến kiểm tra thuế các doanh nghiệp NQD của Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc nhƣ thể chế và chính sách liên tục sửa đổi, bổ xung cho phù hợp với phát triển kinh tế chung của đất nƣớc, hoặc công tác xây dựng kế hoạch kiểm tra thuế cho phù hợp với số lƣợng, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của công chức làm công tác kiểm tra và tổ chức thực hiện nghiêm túc các quy trình kiểm tra từ Trung ƣơng tới Địa phƣơng. Ở giai đoạn phát triển hội nhập hiện nay, khoa học công nghệ trong đó có công nghệ thông tin phục vụ hoạt động kiểm tra là hết sức cần thiết.

Vì vậy, trong quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả đã sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu chủ yếu sau:

2.2.1. Phương pháp tiếp cận nghiên cứu và khung phân tích

* Tiếp cận kỹ thuật quản lý rủi ro

Theo phƣơng pháp này, CQT tiến hành kiểm tra đối với những NNT có rủi ro cao về thuế trƣớc. Trên cơ sở những thông tin có hệ thống về NNT,

CQT tiến hành phân tích, đánh giá mức độ rủi ro, xếp hạng rủi ro làm cơ sở đƣa ra quyết định kế hoạch kiểm tra, lựa chọn đối tƣợng, quy mô, thời điểm… kiểm tra. Những doanh nghiệp có rủi ro cao về thuế thì phải kiểm tra công tác kê khai, chấp hành pháp luật thuế thƣờng xuyên và kỹ lƣỡng. Ngƣợc lại đối với những doanh nghiệp chấp hành nghiêm túc, đúng pháp luật, không nợ tiền thuế quá hạn, số tiền thuế nộp NSNN thƣờng xuyên, ổn định và có sự tăng trƣởng thì ít liệt kê đƣa vào kế hoạch lập danh sách kiểm tra trong năm.

* Tiếp cận đối chiếu, so sánh

Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng chủ yếu trong quá trình tiến hành kiểm tra thuế. Cán bộ kiểm tra thuế tiến hành so sánh, đối chiếu các nội dung cần kiểm tra để xác định tính khách quan, trung thực, hợp lý của nội dung kiểm tra. Chẳng hạn nhƣ đối chiếu tài liệu, số liệu của đơn vị đƣợc kiểm tra với số đơn vị khác có cùng ngành nghề, cùng mô hình sản xuất…

* Tiếp cận kiểm tra ngược chiều

Ngƣợc với nguyên tắc hạch toán kế toán là đi từ chi tiết đến tổng hợp thì công tác kiểm tra thuế lại đi từ tổng hợp đến chi tiết đã đƣợc tổng hợp theo nội dung kinh tế, phản ánh trên các báo cáo tổng hợp nhƣ: bảng tổng kết tài sản, báo cáo kết quả kinh doanh… Từ việc phân tích đối chiếu trên tài liệu, tổng hợp và rút ra nhận xét tổng quát những vấn đề cần đi sâu để tiến hành kiểm tra. Còn kiểm tra số liệu chi tiết là việc kiểm tra số liệu của từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh, thể hiện trên chứng từ gốc hoặc bảng kê chi tiết.

Phƣơng pháp này giúp cho cán bộ kiểm tra nắm đƣợc những vấn đề chính, phát hiện đƣợc những mâu thuẫn và những bất thƣờng để từ đó đi sâu vào kiểm tra trọng tâm đảm bảo hiệu quả của công tác kiểm tra.

* Tiếp cận kiểm tra chứng từ gốc

- Kiểm tra chứng từ theo trình tự thời gian phát sinh các nghiệp vụ kinh tế, kiểm tra theo loại nghiệp vụ kinh tế nhất định.

- Kiểm tra điển hình là phƣơng pháp lựa chọn ngẫu nhiên một số chứng từ của một loại nghiệp vụ nào đó để kiểm tra, xem xét rút ra kết luận chung.

* Khung nghiên cứu tăng cường công tác kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh của Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc

Sơ đồ 2.1: Khung nghiên cứu giải pháp tăng cƣờng công tác kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp NQD của Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc

Nguồn: Mô tả của tác giả

Thể chế và chính sách Pháp luật thuế Trình độ, ý thức tuân thủ CSPL thuế Sự thay đổi Chính sách pháp luật thuế Xây dựng kế hoạch kiểm tra thuế

CÔNG TÁC KIỂM TRA THUẾ ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH CỦA CỤC THUẾ TỈNH VĨNH PHÚC

Giải pháp tăng cƣờng công tác kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh của Cục thuế tỉnh Vĩnh Phúc

Giải pháp 1 Giải pháp 2 Giải pháp

Giải pháp n Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của CBCC kiểm tra Tuyên truyền hỗ trợ NNT Công tác QLN cƣỡng chế nợ thuế Ứng dụng CNTT trong kiểm tra thuế Cơ chế phối hợp với các bộ phận, cơ quan hữu quan

2.2.2. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

- Tác giả chọn điểm nghiên cứu là Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc bởi vì tỉnh Vĩnh Phúc là là một tỉnh nằm ở cửa ngõ Tây Bắc của Thủ đô Hà Nội, thuộc vùng Châu thổ sông Hồng, là một trong 08 tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc có tiềm năng lớn về tài nguyên, du lịch tự nhiên và nhân văn. Tại đây có một quần thể danh lam, thắng cảnh tự nhiên nổi tiếng nhƣ rừng Quốc gia Tam Đảo, thác Bản Long, hồ Đại Lải, hồ Làng Hà,...,và nhiều lễ hội dân gian đậm đà bản sắc dân tộc. Có rất nhiều di tích lịch sử, văn hóa mang đậm dấu ấn lịch sử và giá trị tâm linh nhƣ danh thắng Tây Thiên, Tháp Bình Sơn, Đền thờ Trần Nguyên Hãn, Di chỉ Đồng Đậu,...

- Năm 2012 Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc đã làm thủ tục đăng ký cấp mã số thuế cho 3.876 doanh nghiệp NQD, gấp 35,4 lần so với số lƣợng đăng ký kinh doanh năm 1997(khi tỉnh tái lập lại), chiếm 89,6% số lƣợng các doanh nghiệp trên địa bàn, đóng góp 25% trong cơ cấu giá trị tăng thêm của tỉnh.

- Trong giai đoạn 2010 - 2012 công tác kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp NQD của Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc đƣợc triển khai thực hiện rất hiệu quả. Tình hình các doanh nghiệp vi phạm giảm đi, ý thức chấp hành pháp luật thuế dần đi vào nề nếp. Cụ thể, qua công tác kiểm tra thuế tại Tập đoàn Gạch Prime Vĩnh Phúc và một số doanh nghiệp hoạt động có quy mô lớn và vừa trên tất cả các lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh đã trấn chỉnh kịp thời các hành vi vi phạm góp phần tăng số thu cho NSNN. Do đó đã có một số Cục Thuế các tỉnh bạn đến giao lƣu, trao đổi, học tập kinh nghiệm công tác kiểm tra thuế tại Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc.

- Nhờ có công tác kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp NQD đã góp phần cho thu NSNN năm 2012 của Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc đứng thứ 04 vùng đồng bằng sông Hồng và xếp thứ 9/ 63 tỉnh, thành phố.

2.2.3. Phương pháp thu thập thông tin

Đề tài sử dụng số liệu thứ cấp và đƣợc tác giả khai thác từ các nguồn dữ liệu sau:

- Hệ thống thông tin về NNT do CQT quản lý nhƣ phần ứng dụng QLT (phần mềm quản lý thuế), QTT (phần mềm phân tích tình trạng NNT), TINC (phần mềm quản lý thông tin về NNT), BCTC (hỗ trợ phân tích BCTC)…

- Các báo cáo tổng kết tình hình thực hiện công tác thu NSNN của Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2010 - 2012.

- Các báo cáo thống kê về tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2010 - 2012.

- Các bài viết có liên quan đến đề tài nghiên cứu trên các trang Web và Tạp chí chuyên ngành Thuế - Tài chính - Hải Quan của Việt Nam và một số nƣớc trên Thế giới.

- Các tài liệu khác tham khảo có liên quan.

Trên cơ sở các nguồn dữ liệu đã thu thập đƣợc nêu trên, tác giả tiến hành phân tích, chọn lọc thông tin phù hợp để phục vụ cho việc nghiên cứu và thực hiện viết luận văn.

2.2.4. Phương pháp tổng hợp thông tin

Sau khi khai thác, thu thập đƣợc các tài liệu cần thiết, tác giả tiến hành chọn học, hệ thống hóa để tính toán các chỉ tiêu phục vụ cho việc nghiên cứu của đề tài. Các công cụ và kỹ thuật tính toán đƣợc tác giả xử lý trên chƣơng trình Microsoft Excel là chủ yếu.

2.2.5. Phương pháp phân tích thông tin

Các tài liệu thứ cấp sau khi thu thập đƣợc hệ thống hóa theo các nội dung nghiên cứu để đƣa vào luận văn. Tài liệu sơ cấp điều tra đƣợc xử lý dữ liệu bằng phần mềm máy tính nhƣ Excel và phần mềm chuyên dụng SPSS. Một số phƣơng pháp phân tích trong luận án đƣợc cụ thể hóa trong từng nội dung . Các thông tin, số liệu sau khi đƣợc thu thập, tổng hợp sẽ đƣợc tác giả phân tích, đánh giá để rút ra kết luận.

2.2.6. Phương pháp đối chiếu, so sánh

Để làm rõ mục tiêu nghiên cứu của đề tài, tác giả sử dụng phƣơng pháp đối chiếu, so sánh số liệu đã thu thập đƣợc giữa các năm với nhau, cơ cấu

giữa các chỉ tiêu trong cùng một năm để thấy đƣợc sự biến động tăng, giảm, mức độ ảnh hƣởng của các chỉ tiêu đến vấn đề nghiên cứu.

2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

Khi xây dựng kế hoạch kiểm tra thuế phải dựa trên các tiêu thức đánh giá rủi ro. Đó là hệ thống các chỉ tiêu mà tác giả tập trung đi sâu vào nghiên cứu trong suốt quá trình thực hiện đề tài.

2.3.1. Kỹ thuật quản lý rủi ro trong công tác kiểm tra thuế

Kỹ thuật quản lý rủi ro trong công tác kiểm tra thuế là những cách thức, phƣơng pháp, công nghệ và quy trình.

* Về cách thức tiến hành

- Phân theo hình thức rủi ro, mức độ rủi ro, mức độ tuân thủ thì có loại rủi ro từ chính sách thuế, từ NNT... hay mức độ rủi ro cao, trung bình, thấp, nếu NNT có tính tuân thủ thấp thì rủi ro cao và ngƣợc lại.

- Phân loại rủi ro theo NNT nhƣ theo quy mô có rủi ro từ doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ. Tuy nhiên rủi ro kiểm tra thuế đƣợc phân loại theo 4 tiêu thức chuẩn sau:

+ Rủi ro tiềm tàng (còn gọi là rủi ro cố hữu - IR). Đây là rủi ro tiềm ẩn có khả năng xảy ra trong một môi trƣờng nhất định.

+ Rủi ro kiểm soát (CR) là rủi ro về khả năng kiểm soát tại chỗ không chặt chẽ nên không ngăn ngừa đƣợc những sai phạm có thể xảy ra.

+ Rủi ro phát hiện (DR) là rủi ro mà kiểm tra thuế sẽ không phát hiện đƣợc qua các báo cáo tài chính gian lận.

+ Rủi ro kiểm tra (AR) là rủi ro mà các báo cáo tài chính gian lận đƣợc chấp nhận nhƣ các báo cáo tài chính trung thực.

* Về phương pháp

- Bƣớc 1 sử dụng các phƣơng pháp phân tích để phát hiện và nhận dạng rủi ro từ báo cáo tài chính của doanh nghiệp:

+ Phân tích theo chiều ngang là phân tích diễn biến của từng chỉ tiêu trong bản cân đối kế toán (thƣờng là 3 đến 5 năm). Sự phân tích này cho thấy

xu hƣớng biến đổi của từng chỉ tiêu qua các năm. Từ đó phát hiện những bất hợp lý trong từng chỉ tiêu liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có nguy cơ xảy ra rủi ro về thuế.

+ Phân tích theo chiều dọc là sự phân tích diễn biến của mỗi chỉ tiêu trong bản cân đối kế toán bằng tỷ lệ % trên tổng tài sản và diễn biến của mỗi chỉ tiêu trong báo cáo thu nhập bằng tỷ lệ % trên doanh thu, lợi nhuận. Qua phân tích xu hƣớng biến đổi cơ cấu trong nhiều năm có thể xác định đƣợc các bất hợp lý trong cơ cấu có nguy cơ xảy ra rủi ro về thuế.

- Bƣớc 2 xếp hạng rủi ro theo rủi ro tổng thể đƣợc xếp hạng theo nhóm gồm các nhóm có rủi ro cao, trung bình, thấp. Xếp hạng từng hồ sơ doanh nghiệp với những vi phạm rủi ro cụ thể, chi tiết theo mức độ rủi ro...

- Bƣớc 3 kiểm tra rủi ro nếu các doanh nghiệp đƣợc xếp vào các nhóm rủi ro đều phải tiến hành kiểm tra chi tiết các rủi ro đã phát hiện tại CQT.

- Bƣớc 4 lập kế hoạch kiểm tra rủi ro tại doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp đã xác định đƣợc các rủi ro và định lƣợng đƣợc mức độ rủi ro cao hoặc trung bình đều phải đƣa vào kế hoạch kiểm tra.

* Về công nghệ thông tin

Tất cả các công việc từ phân tích nhận dạng rủi ro cần phải có sự hỗ trợ của công nghệ thông tin nhằm đạt hiệu quả cao và chính xác.

* Về quy trình

Từng nội dung công việc trong công tác kiểm tra theo kỹ thuật quản lý rủi ro đều đƣợc quy trình hoá, cụ thể từng bƣớc công việc.

2.3.2. Các tiêu thức sử dụng trong phân tích và đánh giá rủi ro, lập kế hoạch kiểm tra năm đối với doanh nghiệp hoạch kiểm tra năm đối với doanh nghiệp

Căn cứ hƣớng dẫn của Tổng cục Thuế về lập kế hoạch kiểm tra và cơ sở dữ liệu về NNT đã tập hợp để thực hiện lập kế hoạch kiểm tra hàng năm.

* Các tiêu thức sử dụng

- Mức độ tuân thủ về nộp thuế. Tình hình kê khai, nộp thuế của NNT. - Hiệu quả sản xuất kinh doanh. Biến động về doanh thu...

- Các năm đã thực hiện thanh tra, kiểm tra (tránh chồng chéo).

* Phương pháp phân tích, đánh giá, trình tự tiến hành

- Phân loại ngành kinh doanh và quy mô doanh nghiệp theo hai tiêu thức doanh thu và tổng thuế phát sinh.

Bảng 2.1: Tiêu thức phân loại quy mô doanh nghiệp

Tiêu thức Điểm số Xếp loại quy mô

1. Doanh thu - Trên 300 tỷ 1 Lớn - Từ trên 50 tỷ đến 300 tỷ 2 Vừa - Từ trên 10 tỷ đến 50 tỷ 3 Nhỏ - Dƣới 10 tỷ 4 Rất nhỏ 2. Tổng thuế phát sinh - Trên 3.000 triệu 1 Lớn

- Từ trên 500 đến 3.000 triệu 2 Vừa

- Từ trên 100 đến 500 triệu 3 Nhỏ

- Dƣới 100 triệu 4 Rất nhỏ

Cộng điểm doanh thu, thuế và xếp loại quy mô

2 - 3 Lớn

4 - 5 Vừa

6 - 7 Nhỏ

8 Rất nhỏ

Nguồn: Tổng cục Thuế

Bảng 2.2: Phân loại doanh nghiệp theo quy mô và nhóm ngành kinh tế

STT MST Loại Khoản Tên DN Nhóm ngành Điểm số Loại quy mô

1 CN chế biến Lớn

2 Xây dựng Vừa

3 TM - DV Nhỏ

- Đánh giá rủi ro theo loại hình doanh nghiệp. Đây là việc xem xét mức độ rủi ro cố hữu về thuế của các loại chủ sở hữu doanh nghiệp khác nhau phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh.

Bảng 2.3: Đánh giá mức độ rủi ro theo loại hình doanh nghiệp

STT Loại hình DN Điểm số Mức độ rủi ro 1 Công ty TNHH (trừ Công ty TNHH Nhà nƣớc 1 thành viên), Doanh nghiệp tƣ nhân, Hợp tác xã, Công ty hợp danh, Tổ hợp tác, Khác

1 Cao

2 Công ty cổ phần (trừ Công ty Cổ phần Nhà nƣớc nắm

giữ cổ phần chi phối) 2 Vừa

3

Các doanh nghiệp hoạt động theo Luật đầu tƣ nƣớc ngoài tại Việt nam; Các tổ chức, cá nhân nƣớc ngoài hoạt động kinh doanh tại Việt nam không theo luật đầu tƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam; Các cơ quan đại diện ngoại giao, tổ chức quốc tế tại Việt Nam.

3 Thấp

4

Doanh nghiệp nhà nƣớc (bao gồm cả Công ty Cổ phần Nhà nƣớc nắm giữ cổ phần chi phối), Công ty TNHH Nhà nƣớc 1 thành viên, Tổ chức kinh tế của các tổ chức chính trị - xã hội; Đơn vị sự nghiệp, đơn vị an ninh, quốc phòng.

4 Rất thấp

Nguồn: Tổng cục Thuế

- Đánh giá rủi ro theo mức độ tuân thủ nộp thuế là việc đánh giá mức độ tuân thủ về chấp hành kê khai, nộp thuế của doanh nghiệp trên cơ sở so sánh tổng số thuế đã nộp với tổng số thuế phải nộp, đối với 02 loại thuế GTGT và TNDN. Công thức tính:

Tổng số thuế đã nộp (Trung bình 2, 3 năm) Tỷ lệ thuế đã nộp so phải nộp =

Bảng 2.4: Đánh giá mức độ rủi ro theo mức độ tuân thủ nộp thuế STT Tỷ lệ thuế đã nộp so với phải nộp Điểm số Mức độ rủi ro

1 Từ 75% trở xuống 1 Cao

2 Từ 75% đến 85% 2 Vừa

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh của cục thuế tĩnh Vĩnh Phúc (Trang 47 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)