Kỹ thuật quản lý rủi ro trong công tác kiểm tra thuế

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh của cục thuế tĩnh Vĩnh Phúc (Trang 52 - 53)

5. Kết cấu của luận văn

2.3.1. Kỹ thuật quản lý rủi ro trong công tác kiểm tra thuế

Kỹ thuật quản lý rủi ro trong công tác kiểm tra thuế là những cách thức, phƣơng pháp, công nghệ và quy trình.

* Về cách thức tiến hành

- Phân theo hình thức rủi ro, mức độ rủi ro, mức độ tuân thủ thì có loại rủi ro từ chính sách thuế, từ NNT... hay mức độ rủi ro cao, trung bình, thấp, nếu NNT có tính tuân thủ thấp thì rủi ro cao và ngƣợc lại.

- Phân loại rủi ro theo NNT nhƣ theo quy mô có rủi ro từ doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ. Tuy nhiên rủi ro kiểm tra thuế đƣợc phân loại theo 4 tiêu thức chuẩn sau:

+ Rủi ro tiềm tàng (còn gọi là rủi ro cố hữu - IR). Đây là rủi ro tiềm ẩn có khả năng xảy ra trong một môi trƣờng nhất định.

+ Rủi ro kiểm soát (CR) là rủi ro về khả năng kiểm soát tại chỗ không chặt chẽ nên không ngăn ngừa đƣợc những sai phạm có thể xảy ra.

+ Rủi ro phát hiện (DR) là rủi ro mà kiểm tra thuế sẽ không phát hiện đƣợc qua các báo cáo tài chính gian lận.

+ Rủi ro kiểm tra (AR) là rủi ro mà các báo cáo tài chính gian lận đƣợc chấp nhận nhƣ các báo cáo tài chính trung thực.

* Về phương pháp

- Bƣớc 1 sử dụng các phƣơng pháp phân tích để phát hiện và nhận dạng rủi ro từ báo cáo tài chính của doanh nghiệp:

+ Phân tích theo chiều ngang là phân tích diễn biến của từng chỉ tiêu trong bản cân đối kế toán (thƣờng là 3 đến 5 năm). Sự phân tích này cho thấy

xu hƣớng biến đổi của từng chỉ tiêu qua các năm. Từ đó phát hiện những bất hợp lý trong từng chỉ tiêu liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có nguy cơ xảy ra rủi ro về thuế.

+ Phân tích theo chiều dọc là sự phân tích diễn biến của mỗi chỉ tiêu trong bản cân đối kế toán bằng tỷ lệ % trên tổng tài sản và diễn biến của mỗi chỉ tiêu trong báo cáo thu nhập bằng tỷ lệ % trên doanh thu, lợi nhuận. Qua phân tích xu hƣớng biến đổi cơ cấu trong nhiều năm có thể xác định đƣợc các bất hợp lý trong cơ cấu có nguy cơ xảy ra rủi ro về thuế.

- Bƣớc 2 xếp hạng rủi ro theo rủi ro tổng thể đƣợc xếp hạng theo nhóm gồm các nhóm có rủi ro cao, trung bình, thấp. Xếp hạng từng hồ sơ doanh nghiệp với những vi phạm rủi ro cụ thể, chi tiết theo mức độ rủi ro...

- Bƣớc 3 kiểm tra rủi ro nếu các doanh nghiệp đƣợc xếp vào các nhóm rủi ro đều phải tiến hành kiểm tra chi tiết các rủi ro đã phát hiện tại CQT.

- Bƣớc 4 lập kế hoạch kiểm tra rủi ro tại doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp đã xác định đƣợc các rủi ro và định lƣợng đƣợc mức độ rủi ro cao hoặc trung bình đều phải đƣa vào kế hoạch kiểm tra.

* Về công nghệ thông tin

Tất cả các công việc từ phân tích nhận dạng rủi ro cần phải có sự hỗ trợ của công nghệ thông tin nhằm đạt hiệu quả cao và chính xác.

* Về quy trình

Từng nội dung công việc trong công tác kiểm tra theo kỹ thuật quản lý rủi ro đều đƣợc quy trình hoá, cụ thể từng bƣớc công việc.

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh của cục thuế tĩnh Vĩnh Phúc (Trang 52 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)