Một số nét về tình hình kinh tế xã hội tỉnh Thái Nguyên

Một phần của tài liệu Xuất Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Thái Nguyên (Trang 67 - 73)

Thái Nguyên là một tỉnh thuộc khu vực trung du và miền núi phía Bắc Việt Nam. Tiếp giáp với các tỉnh Phú Thọ, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Hà Nội, Bắc Giang. Diện tích đất tự nhiên 353.435,2 ha, dân số 1.153.278 ngƣời (năm 2011), chiếm 1,07% diện tích và 1,33% dân số của cả nƣớc. Dân số khu vực nông thôn là 837.721 ngƣời, chiếm 74,05%. Thái Nguyên có 7 huyện, một thành phố và một thị xã, với 180 đơn vị hành chính cấp xã, phƣờng, trong đó có 125 xã vùng cao và miền núi.

Tại đây có nhiều cơ sở kinh tế, văn hóa quốc phòng có tầm chiến lƣợc của đất nƣớc: Khu công nghiệp Gang thép, Khu công nghiệp Sông Công, 7 trƣờng đại học, 16 trƣờng cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề.

Mặc dù còn nhiều khó khăn, thách thức nhƣng với sự nỗ lực phấn đấu của các cấp, các ngành và nhân dân toàn tỉnh, kinh tế tiếp tục phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân tiếp tục đƣợc cải thiện và nâng cao. Kết quả đạt đƣợc năm 2011 nhƣ sau:

Tổng sản phẩm trong tỉnh - GDP theo giá so sánh đạt 6.958 tỷ đồng (theo giá thực tế là 25.418 tỷ đồng); cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hƣớng tích cực: khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 21,28%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 41,77%; khu vực dịch vụ chiếm 36,95% (năm 2010 có cơ cấu tƣơng ứng: 21,76% - 41,32%-36,92%). Trong số 18 chỉ tiêu kế hoạch kinh tế - xã hội chủ yếu, có 14 chỉ tiêu hoàn thành và vƣợt kế hoạch, có 4 chỉ tiêu đạt thấp hơn mục tiêu kế hoạch. Theo Báo cáo Phát triển kinh tế - xã hội năm 2011 thì:

- Tốc độ tăng trƣởng kinh tế (GDP) trên địa bàn ƣớc đạt 9,36% (không đạt mục tiêu kế hoạch là trên 12%).

- GDP bình quân đầu ngƣời ƣớc đạt 22,3 triệu đồng, vƣợt kế hoạch và tăng 4,8 triệu đồng/ngƣời so với năm 2010.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá so sánh) trên địa bàn ƣớc đạt 13.200 tỷ đồng, bằng 90,2% kế hoạch và tăng 13,7% so với năm 2010 (không đạt mục tiêu kế hoạch là 14.640 tỷ đồng).

- Giá trị xuất khẩu trên địa bàn ƣớc đạt 134,2 triệu USD, bằng 122% kế hoạch, tăng 35,7% so với cùng kỳ; trong đó: xuất khẩu địa phƣơng là 107,6 triệu USD, bằng 125,1% kế hoạch, tăng 37,3% so với năm 2010.

- Tổng thu ngân sách nhà nƣớc ƣớc đạt 3.265 tỷ đồng; trong đó, thu trong cân đối ngân sách ƣớc đạt 2.915 tỷ đồng, tăng 12,6% so với dự toán, thu quản lý qua ngân sách ƣớc đạt 350 tỷ đồng.

Giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá cố định 1994) trên địa bàn ƣớc đạt

13.200 tỷ đồng, tăng 13,7% so với năm trƣớc và bằng 90,2% kế hoạch cả năm; trong đó, doanh nghiệp nhà nƣớc ƣớc đạt 7.890 tỷ đồng, tăng 16,2%; khu vực ngoài nhà nƣớc ƣớc đạt 4.645 tỷ đồng, tăng 12,5%; khu vực có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài ƣớc đạt 665,4 tỷ đồng, giảm 4,2% so năm trƣớc.

Hoạt động kinh doanh thƣơng mại và dịch vụ trên địa bàn đáp ứng nhu cầu phục vụ sản xuất và tiêu dùng xã hội; các mặt hàng chính sách phục vụ nhân dân miền núi, vùng cao đảm bảo chất lƣợng và cung ứng kịp thời. Công tác kiểm tra, kiểm soát thị trƣờng đƣợc duy trì thƣờng xuyên. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ xã hội năm 2011 ƣớc đạt 11.502,6 tỷ đồng, tăng 23,8% so với

năm trƣớc (nếu loại trừ yếu tố giá, mức tăng khoảng 4,5%); trong đó, khu vực

kinh tế Nhà nƣớc ƣớc đạt 887,2 tỷ đồng (chiếm 7,7%), tăng 21,9%; khu vực

doanh nghiệp dân doanh ƣớc đạt 3.366,8 tỷ đồng (chiếm 29,3%), tăng 23,4%;

khối cá thể chiếm tỷ trọng cao nhất ƣớc đạt 7.248,6 tỷ đồng (chiếm 63%) tăng

24,3% cùng kỳ. Chỉ số giá tiêu dùng tháng 11/2011 tăng 19,26% so với tháng 12/2010 và tăng 21,65% so với cùng kỳ.

Mặc dù còn nhiều khó khăn nhƣng các doanh nghiệp xuất khẩu trên địa bàn đã chủ động trong tìm kiếm, duy trì thị trƣờng đối với các mặt hàng xuất khẩu chủ lực nhƣ: may mặc, chè, công cụ, dụng cụ y tế và một số sản phẩm mới nên chỉ tiêu xuất khẩu cả năm 2011 đạt cao và hoàn thành kế hoạch; tổng giá trị xuất khẩu trên địa bàn ƣớc đạt 134,2 triệu USD, tăng 35,7% so với năm 2010 và

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

vƣợt kế hoạch năm 22%; tổng giá trị nhập khẩu ƣớc đạt 329,6 triệu USD, tăng 9,4% so với cùng kỳ. Hoạt động kinh doanh vận tải trên địa bàn cơ bản đáp ứng đƣợc nhu cầu phục vụ sản xuất và đi lại của nhân dân, tiếp tục phát huy và nâng cao chất lƣợng hoạt động của các tuyến xe buýt, taxi... góp phần nâng cao văn minh đô thị và phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân đặc biệt là học sinh, sinh viên; doanh thu vận tải cả năm ƣớc đạt 1.220 tỷ đồng, tăng 21,4% so với cùng kỳ, trong đó vận tải hàng hóa tăng 23%, vận tải hành khách tăng 15,1%, hoạt

động dịch vụ vận tải tăng 17%.Hệ thống bƣu chính, viễn thông, thông tin truyền

thông tiếp tục đƣợc đầu tƣ, nâng cấp và mở rộng, từng bƣớc đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về thông tin của nhân dân.

Về chi đầu tư phát triển: chủ động thực hiện tốt các nội dung theo Nghị quyết số 11/NQ-CP, tỉnh đã tổ chức rà soát, bố trí kế hoạch của tỉnh theo đúng quy định của nhà nƣớc và nguyên tắc phân bổ vốn, đã rà soát với 107 dự án đủ điều kiện để khởi công mới. Trên cơ sở đảm bảo cân đối đủ vốn cho các dự án cấp thiết, phát huy hiệu quả trong năm, tỉnh đã cắt giảm 33 dự án khởi công mới, chỉ bố trí cho 74 dự án thực sự cấp bách, số vốn là 259,54 tỷ đồng; trong đó: vốn địa phƣơng cân đối 55 công trình, tổng vốn 191,14 tỷ đồng; vốn hỗ trợ có mục tiêu 14 công trình, tổng vốn 63,2 tỷ đồng; vốn xổ số kiến thiết 6 công trình lớp học với số vốn 5,2 tỷ đồng. Tổ chức thực hiện rà soát lần 2 và cắt giảm 07 công trình khởi công mới với tổng vốn cắt giảm là 20,77 tỷ đồng chuyển sang thực hiện các dự án cấp bách phục vụ Festival trà; trong đó: vốn địa phƣơng cân đối 04 công trình, tổng vốn 11,53 tỷ đồng; vốn thu từ sử dụng đất 02 công trình, tổng vốn 5,24 tỷ đồng; vốn hỗ trợ có mục tiêu 01 công trình, tổng vốn 1 tỷ đồng. Bên cạnh việc rà soát, cắt giảm, giãn tiến độ các công trình, dự án theo kế hoạch năm 2011 thuộc ngân sách cấp tỉnh, UBND cấp huyện và các chủ đầu tƣ khác thực hiện việc rà soát, cắt giảm, đình hoãn tiến độ các dự án thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nƣớc theo phân cấp.

Kịp thời triển khai các giải pháp về tập trung hỗ trợ, thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp; đẩy mạnh xuất khẩu; sớm đƣa các dự án công nghiệp trọng điểm đi vào hoạt động. Tạo

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

điều kiện tổ chức làm việc với trên 200 lƣợt nhà đầu tƣ, đã chấp thuận 120 dự án, tổng vốn đăng ký khoảng trên 40.000 tỷ đồng; cấp giấy chứng nhận đầu tƣ cho 58 dự án với tổng vốn 26.456,7 tỷ đồng; thành lập mới 324 doanh nghiệp với tổng vốn đăng ký khoảng 1.700 tỷ đồng và cấp chứng nhận hoạt động cho 128 đơn vị trực thuộc, góp phần tăng thêm năng lực sản xuất, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo thêm việc làm thu hút nhiều lao động của địa phƣơng.

Tổng vốn đầu tƣ từ tất cả các thành phần kinh tế trên địa bàn tỉnh thực hiện ƣớc đạt 11,5 nghìn tỷ đồng, tăng 13% so với năm trƣớc; trong đó, vốn do nhà

nƣớc quản lý là 4.779,2 tỷ đồng, tăng 10,2% (có tỷ trọng 41,6% tổng vốn đầu

), khu vực dân doanh thực hiện đạt 6,3 nghìn tỷ đồng, tăng 20,7% và khu vực

có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài thực hiện đạt 360 tỷ đồng, giảm 37% so với năm

2010. Những tháng đầu năm hoạt động xây dựng trên địa bàn tỉnh đạt thấp một

phần do chủ trƣơng do cắt giảm đầu tƣ theo chỉ đạo của Trung ƣơng; sang quý III/2011 do nhiều công trình mới đƣợc khởi công và đẩy nhanh tiến độ thi công phục vụ Liên hoan Trà và các dự án đầu tƣ sản xuất nên tính chung cả năm giá

trị sản xuất ngành xây dựng trên địa bàn (theo giá thực tế) ƣớc đạt 5.825 đồng,

tăng 25,8% so với năm 2010.

Về hoạt động tài chính: thực hiện đồng bộ các giải pháp tăng thu ngân sách trên địa bàn, đồng thời cắt giảm chi tiêu công, tăng thu ngân sách theo chƣơng trình hành động thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP tới các đơn vị. Tổng số kinh phí tiết kiệm chi thƣờng xuyên đạt 55,35 tỷ đồng; trong đó, số kinh phí thực hiện tiết kiệm 10% chi thƣờng xuyên giảm thêm là 30,35 tỷ đồng; số kinh phí tạm dừng mua xe ô tô, mua sắm tài sản có giá trị lớn, thiết bị văn phòng, giảm quy mô, số lƣợng lễ hội, hội nghị, hội thảo, sơ kết, tổng kết,… khoảng 25 tỷ đồng.

Ngân hàng nhà nƣớc tỉnh đã có văn bản chỉ đạo các tổ chức tín dụng giảm tốc độ và tỷ trọng dƣ nợ cho vay lĩnh vực phi sản xuất để tập trung vốn cho vay sản xuất - kinh doanh, khu vực nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. Xây dựng phƣơng án ƣu tiên về vốn cho vay phục vụ sản suất - kinh doanh. Đến nay các tổ chức tín dụng trên địa bàn cơ bản đáp ứng các nhu cầu vốn đối với lĩnh vực sản xuất - kinh doanh; việc giảm tốc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

độ tăng trƣởng tín dụng và dƣ nợ cho vay lĩnh vực phi sản xuất cũng đạt kết quả tốt, hiện chƣa có đơn vị nào vƣợt quá 10% tổng dƣ nợ của đơn vị. Đồng thời không ngừng tăng cƣờng lực lƣợng thực hiện công tác thanh, kiểm tra trực tiếp các tổ chức tín dụng trên địa bàn theo các quy định. Tổng nguồn vốn trên địa bàn ƣớc đạt 14.000 tỷ đồng, tăng 11% so với cùng kỳ và tăng 4,89% so với 31/12/2010; tổng dự nợ ƣớc đạt 23.000 tỷ đồng, tăng 26% so với cùng kỳ và tăng 18% so với 31/12/2010, trong đó dự nợ cho vay phát triển nông nghiệp nông thôn đạt 4.600 tỷ đồng với khoảng 105 nghìn khách hàng. Nhìn chung hoạt động ngân hàng trên địa bàn vẫn ở trạng thái bình thƣờng, chƣa phát sinh hiện tƣợng tiêu cực trong cạnh tranh tín dụng và lãi suất

Về hoạt động thu - chi ngân sách: tiếp tục phát huy những hiệu quả của các cơ quan chức năng trong quá trình kiểm soát, thực hiện các chính sách của nhà nƣớc về thu - chi ngân sách, tăng cƣờng công tác hậu kiểm sau hoạt động sản xuất kinh doanh theo pháp luật. Tổng thu ngân sách nhà nƣớc ƣớc đạt 3.265 tỷ đồng; trong đó, thu trong cân đối ngân sách ƣớc đạt 2.915 tỷ đồng, tăng 12,6% so với dự toán, thu quản lý qua ngân sách ƣớc đạt 350 tỷ đồng. Tổng chi ngân sách địa phƣơng dự ƣớc 6.151,7 tỷ đồng; trong đó, chi trong cân đối ƣớc đạt 5.135,9 tỷ đồng. Nhìn chung, hoạt động thu - chi ngân sách đạt kết quả khá và đáp ứng tốt

các yêu cầu phục vụ nhiệm vụ chính trị của địa phƣơng.

Về sản xuất nông, lâm nghiệp: giá trị sản xuất ngành nông lâm nghiệp thủy sản 2011 tăng 4,34%, trong đó ngành trọt trọt tăng 7,41% do đƣợc mùa lúa cả 2 vụ và các cây trồng khác tƣơng đối ổn định và nhìn chung thuận lợi; ngƣợc lại giá trị sản xuất ngành chăn nuôi không tăng mà giảm 1,9%, với nguyên nhân chủ yếu do chăn nuôi gia súc chiếm 2/3 giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi, trong khi sản lƣợng gia súc năm 2011 bị sụt giảm do dịch bệnh kéo dài 4 tháng đầu năm trên đàn gia súc, làm giảm hơn 1 chu kỳ chăn nuôi... Tính chung cả năm 2011, tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm đạt 119,3 nghìn ha, tăng 1,66% (+1.948 ha) so với năm 2010. Trong đó, cây lƣơng thực có hạt là 89,8 nghìn ha; cây chất bột có củ 11,2 ha; cây công nghiệp hàng năm 6,26 nghìn ha.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Tổng sản lƣợng lƣơng thực có hạt cả năm 2011 đạt 449,55 nghìn tấn, bằng

111,3% kế hoạch và tăng 8,3% (+34,6 nghìn tấn) so với năm 2010.

Tuy nhiên, nhìn một cách tổng thể thì Thái Nguyên vẫn còn là tỉnh khó khăn. Xuất phát điểm nền kinh tế và nguồn thu ngân sách đạt còn thấp, mới chỉ đáp ứng 1/3 nhu cầu chi hợp lý; cơ cấu kinh tế nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong GDP; thu nhập bình quân đầu ngƣời trong tỉnh so với thu nhập bình quân đầu ngƣời trong cả nƣớc mới chỉ đạt 65%; kết cấu hạ tầng phát triển ở mức thấp. Tình trạng thiếu và mất cân đối nghiêm trọng về vốn, công nghệ, nguồn nhân lực có trình độ, kinh nghiệm quản lý và thị trƣờng để khai thác một cách hiệu quả nhất những tiềm năng, thế mạnh của tỉnh đang là điều trăn trở nhất. Tình hình trên đã tác động một phần không nhỏ đến tình hình hoạt động kinh doanh của ngành tài chính ngân hàng trong toàn tỉnh. Thu nhập bình quân đầu ngƣời thấp đã làm ảnh hƣởng đến việc tham gia các dịch vụ ngân hàng nhƣ tình hình huy động vốn, sử dụng thẻ và các tiện ích của ngân hàng điện tử. Các doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả đã làm phát sinh nợ xấu tại ngân hàng, các dự án đã đƣợc phê duyệt từ lâu nhƣng chƣa triển khai đã ảnh hƣởng đến tình hình tín

dụng của ngân hàng.

Về hoạt động của các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh:

Hiện nay tại Thái Nguyên đã có 16 Ngân hàng Thƣơng mại: BIDV, Agribank, Vietinbank, Sacombank, DongAbank, Techcombank, ABbank, MB bank, Maritimebank, VPbank, Seabank ...

* Mạng lƣới hoạt động của các ngân hàng thƣơng mại trong tỉnh:

+ Agribank: quy mô hoạt động tƣơng đối lớn, lao động hơn 400 ngƣời, có rất nhiều chi nhánh, hoạt động khắp các huyện, thành phố. Agribank có ƣu thế trong công tác huy động vốn, thị phần chiếm 28,4%, về lĩnh vực tín dụng thị phần chiếm 23,5% đầu tƣ khá lớn về lĩnh vực nông nghiệp.

+ Vietinbank: Hội sở chính, có ƣu thế mạnh về công tác phát triển dịch vụ, quảng cáo, tăng trƣởng tín dụng. Về lĩnh vực thẻ có ƣu thế hơn BIDV Thái Nguyên nhƣ miễn phí phát hành thẻ. Kết nối Visa, Master, thẻ Epartner có thêm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

chức năng thấu chi; Trong những năm tới kế hoạch phát triển của Vietinbank Thái Nguyên là mở rộng chi nhánh và lắp đặt thêm nhiều máy ATM.

+ Sacombank: Sacombank mới thành lập và đi vào hoạt động nên đang trong giai đoạn tìm kiếm, thu hút khách hàng nên lãi suất huy động rất cao; Lãi suất huy động có kỳ hạn đều bằng lãi suất trần; Sản phẩm huy động phong phú;

+ Techcombank: Mới thành lập và đƣợc đánh giá là ngân hàng có dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt nhất, lãi suất cao, sản phẩm phong phú, đặc biệt là các gói dịch vụ cho học sinh du học.

+ Maritimebank: Mới thành lập và đƣợc đánh giá là ngân hàng có dịch vụ chăm sóc khách hàng khá tốt, lãi suất cao, sản phẩm phong phú, đặc biệt là các dịch vụ tiền gửi cá nhân.

+ MBbank: Có địa điểm thuận lợi là gần chợ Thái của trung tâm thành phố Thái Nguyên nên ngân hàng đã thu hút đƣợc sự quan tâm, chú ý, và tạo mức độ tiện lợi cho khách hàng. Bên cạnh đó có lợi thế các sản phẩm dịch vụ khách hàng tổ chức.

+ ĐongAbank: Lợi thế về sản phẩm thẻ ATM, nhanh, tiện lợi và bao phủ

Một phần của tài liệu Xuất Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Thái Nguyên (Trang 67 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)