Như đã phân tích, trong thẩm định tài chính dự án đầu tư luôn hàm chứa rất nhiều các giả định, dự đoán, kết luận mang tính chủ quan của chuyên viên đầu tư.
Vì vậy, trình độ, năng lực chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp của chuyên viên đầu tư có vai trò rất quan trọng. Chỉ có những chuyên viên đầu tư có trình độ chuyên môn, thành thạo quy trình, có kiến thức tổng hợp về kinh tế, tài chính, pháp luật, xã hội, kỹ thuật… mới đưa ra được kết quả thẩm định có chất lượng. Để có được đội ngũ chuyên viên đầu tư như thế, Công ty Hợp tác kinh tế cần làm tốt các công việc sau:
Thứ nhất, Công ty cần phải xây dựng một hệ thống tiêu chí cơ bản về trình độ chuyên môn, kỹ năng… đối với vị trí chuyên viên đầu tư để làm căn cứ cho hoạt động tuyển dụng và đào tạo sau này. Một số tiêu chí cụ thể như sau:
+ Tiêu chí về chuyên môn: Trình độ đại học trở lên, hiểu biết về hoạt động đầu tư, thẩm định đầu tư, hiểu biết về tài chính doanh nghiệp, tài chính dự án, có khả năng phân tích ngành, phân tích thị trường…
+ Tiêu chí về kỹ năng làm việc và các tiêu chí khác: Có kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng đàm phán, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng kỹ năng viết, kỹ năng thuyết trình…
Thứ hai, bên cạnh các tiêu chí về trình độ chuyên môn và kỹ năng làm việc, Công ty cần phải có quy trình tuyển dụng một cách chặt chẽ, có sự tuyển lựa và sa thải, có sự đào tạo và thăng chức theo mô hình dưới đây.
Đạt
Phân công vào vị trí công việc phù hợp Đánh giá kết quả lao động Đạt Thuyên chuyển công tác/ sa thải Tiếp tục đào tạo chuyên môn (cử đi học/đào tạo tại chỗ) Không đạt Không phát huy được năng lực Thuyên chuyển công tác/ sa thải Tuyển chọn nguồn cán bộ có kinh nghiệm Thăng chức, đãi ngộ... Có nhiều thành tích
Sơ đồ 3.1. Quy trình tuyển dụng chuyên viên đầu tư
Thứ ba, trong công tác tuyển dụng cần phải có chính sách thu hút một số các chuyên viên đầu tư dự án dày dạn kinh nghiệm. Hiện nay, đa phần các chuyên viên đầu tư dự án của Công ty Hợp tác kinh tế đều chưa có nhiều kinh nghiệm. Việc xây dựng một đội ngũ chuyên viên giỏi, có kinh nghiệm, làm việc lâu năm để làm nòng cốt sẽ đóng vai trò là những người truyền đạt kinh nghiệm, bồi dưỡng cho các thế hệ chuyên viên đầu tư mới ở Công ty. Từ đó góp phần tạo ra một đội ngũ chuyên viên đầu tư ngày một hoàn thiện hơn về trình độ chuyên môn.
Thứ tư, ngoài việc khuyến khích, động viên chuyên viên đầu tư tự học tập nghiên cứu, trau dồi kiến thức, cần thường xuyên tổ chức tập huấn và đào tạo lại, bổ
sung cập nhật các kiến thức mới nhất về thẩm định tài chính dự án nếu cần thiết, cử chuyên viên đầu tư tham gia các khóa học liên quan đến lĩnh vực đầu tư dự án như Quản lý dự án, Phân tích tài chính dự án… Tích cực nâng cao trình độ tin học cho chuyên viên đầu tư để nâng cao khả năng khai thác các phần mềm thẩm định tài chính dự án.
Thứ năm, phải có chính sách đãi ngộ thỏa đáng.
Để có thể thu hút được nguồn nhân lực có trình độ cao, có kinh nghiệm thực tế và khả năng làm việc độc lập, nâng cao được hiệu quả công tác của các chuyên viên đầu tư thì cũng cần có những chính sách đãi ngộ nhất định đối với họ như: Chính sách lương thưởng, trợ cấp, các chính sách đào tạo, hỗ trợ đào tạo trong nước và nước ngoài, các chính sách phúc lợi… Tất cả những điều này sẽ tạo ra động lực làm việc mạnh mẽ cho các cán bộ đầu tư, để từ đó họ có điều kiện cống hiến sức lực và tài năng để phục vụ Công ty. Ngoài ra, cũng cần phải kiên quyết xử lý những trường hợp thường xuyên không hoàn thành nhiệm vụ, thực hiện sai quy trình, ý thức công việc hạn chế…