Cơ cấu Tổ chức của Tổng Công ty

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại tổng công ty hợp tác kinh tế (Trang 48 - 50)

Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức của Tổng công ty

* Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban, bộ phận

a. Ban Hành chính - Văn phòng: Tổng hợp, soạn thảo các loại công văn, báo cáo chung của Công ty; Tiếp nhận, phân phối, bảo mật thông tin, lưu trữ tài liệu, quản lý con dấu; Xây dựng, duy trì, bảo đảm lịch làm việc, lịch hội họp, học tập; Công tác bảo vệ, vệ sinh, phòng chống cháy nổ, phòng chống lụt bão cơ quan.

b. Phòng Tài chính: Tổ chức và quản lý tài chính trong toàn Công ty; Tổ chức thực hiện hạch toán kế toán và điều hành công tác kế toán trong Công ty để cung cấp kịp thời thông tin tài chính cho Ban giám đốc và các phòng liên quan; Lập kế hoạch tài chính ngắn hạn và dài hạn của Công ty, đề xuất các phương án huy động vốn, phương án sử dụng các quỹ, phương án đầu tư mở rộng, liên doanh liên kết; Thực hiện quyết toán chi phí thực tế của đơn vị phụ thuộc theo quy định, theo dõi tình hình bảo toàn vốn ở các công ty con, công ty cổ phần.

KIỂM SOÁT VIÊN

PHÒN G KẾ HOẠC H PHÒNG TÀI CHÍNH PHÒNG TỔ CHỨC LAO ĐỘNG PHÒNG ĐẦU PHÒNG CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT BAN HÀNH CHÍNH VĂN PHÒN G HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN BAN TỔNG GIÁM ĐỐC

c. Phòng Đầu tư: Nghiên cứu thị trường, cơ chế, chính sách, pháp luật của Nhà nước và định hướng phát triển của Công ty để tìm cơ hội đầu tư; Phối hợp với các phòng chức năng, các đơn vị trong toàn Công ty nghiên cứu đề xuất phương án mở rộng ngành nghề sản xuất kinh doanh, hợp tác, liên doanh, liên kết, sát nhập, mua lại các doanh nghiệp trong và ngoài nước; Lập dự án đầu tư, báo cáo kinh tế kỹ thuật của các dự án do Công ty mẹ làm chủ đầu tư; Thẩm định các dự án đầu tư, báo cáo kinh tế kỹ thuật trong toàn Công ty; Theo dõi, kiểm tra thường xuyên quá trình thực hiện dự án đầu tư, đề xuất điều chỉnh dự án đầu tư nếu xuất hiện yếu tố ngoài dự kiến, lập báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư định kỳ theo quy định.

d. Phòng Kế hoạch: Xây dựng kế hoạch ngắn hạn, dài hạn của toàn Công ty; Hướng dẫn các đơn vị xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh; Đôn đốc, chỉ đạo các đơn vị thực hiện kế hoạch đã được phê duyệt; Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trực tiếp của Công ty; Xây dựng và quản lý bộ định mức kinh tế kỹ thuật của toàn Công ty; Tổng hợp, phân tích đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh hàng tháng, quý, năm của các đơn vị trong toàn Công ty.

e. Phòng Công nghệ - Kỹ thuật: Nghiên cứu nắm vững thị trường công nghệ kỹ thuật, vật tư phụ tùng, chọn phương án đầu tư các phương tiện, máy móc phục vụ sản xuất kinh doanh trong Công ty; Hướng dẫn chỉ đạo các Công ty con, các xí nghiệp quản lý, sử dụng máy móc thiết bị đảm bảo kỹ thuật đúng theo qui trình ISO 9001:2000; Đào tạo, hướng dẫn cho các đơn vị khai thác sử dụng máy móc thiết bị.

f. Phòng Tổ chức lao động: Xây dựng biên chế lao động hàng năm và từng thời kỳ theo phương án sản xuất kinh doanh; Chỉ đạo xây dựng chức danh, chức năng nhiệm vụ cơ quan, các đơn vị trực thuộc Công ty; Quản lý lao động, thống kê, tổng hợp phân tích, đánh giá tình hình về số lượng, chất lượng lao động, sử dụng lao động, thời gian lao động, hiệu quả sử dụng lao động, lao động dôi thừa, nghỉ việc; Tuyển dụng lao động ,điều động, sắp xếp, bố trí lao động theo nhu cầu; Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo, thi tay nghề bậc thợ hàng năm cho người lao động; Xây dựng quy chế quản lý và sử dụng định mức lao động, đơn giá tiền lương tiên tiến cho các ngành nghề phù hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh và

đúng chế độ Nhà nước. Xác định quỹ tiền lương thực hiện theo quy định của Nhà nước và quy chế của công ty.

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại tổng công ty hợp tác kinh tế (Trang 48 - 50)