- Chi phí hoạt động tài chính
b- Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch đào tạo huấn luyện lao động.
- Phòng tổ chức cán bộ lao động là nơi chủ trì công tác tuyển sinh đào tạo xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch đào tạo huấn luyện, tuyển sinh. Cần thiết phải thành lập hội đồng tuyển sinh, xây dựng các chức danh, nguyên tắc tuyển chọn để đảm bảo chất lượng mới tuyển. Phải tổ chức kiểm tra phân loại số lao động hiện có về trình độ đào tạo, trình độ quản lý, trình độ ngoại ngữ tin học và báo cáo kết quả cho Tổng giám đốc cảng vụ.
- Xây dựng quy chế đào tạo và bộ giáo trình chuẩn của cảng vụ sân bay cho từng loại đối tượng với các khối kiến thức phải cung cấp cho từng học viên đồng thời phải chọn và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên kiêm chức theo từng chuyên ngành.
- Và cuối cùng trên cơ sở kết quả đào tạo tổ chức thi cấp chứng chỉ đào tạo cho các loại công nhân kỹ thuật hoạt động trong các nhà ga theo hướng tiếp cận yêu cầu của trình độ quốc tế. Các kết quả đào tạo là một phần cơ sở để bố trí lực lượng và quy hoạch hợp lý các bộ phận.
Sau đây là bảng phản ánh kết quả đào tạo nhân lực cho cảng:
Bảng 2.18 : Thể hiện mức đầu tư nhân lực của cảng.
Đơn vị tính: tỷ đồng
STT Nội dung 2005 2006 2007
1 Đào tạo trong nước 2,86 2.66 2,22
2 Đào tạo nước ngoài 2,24 2,04 2,16
3 Tổng 5,1 4,7 4,37
Bảng 2.19 : Thể hiện số lượng cán bộ công nhân viên được đào tạo.
Đơn vị tính: Người ST T Nội dung 2005 2006 2007 1 Trong nước 3.230 2.433 1.769 2 Nước ngoài 68 80 40 3 Tổng 3.298 2.513 1.809 c- Các hình thức đào tạo.
Hiện nay các hình thức đào tạo tại cảng hàng không quốc tế Nội Bài có sự chuyển biến theo mối quan hệ quốc tế với hai hình thức chủ yếu. Cụ thể :
* Đào tạo trong nước :
- Đào tạo tại chỗ làm việc : hình thức này thường được áp dụng để đào tạo cho
nhận viên, công nhân kỹ thuật khi tiếp thu một công việc mới hoặc khai thác một thiết bị mới, giáo viên trong trường hợp này thường là giáo viên kiêm chức, cán bộ quản lý trực tiếp (ca trưởng, kíp trưởng, đội trưởng...).
Nhận xét :
Ưu điểm :
+ Đào tạo được nhiều lao động cùng một lúc, thời gian đào tạo ngắn, tái sản xuất được sức lao động nhanh.
+ Không đòi hỏi trường sở, giáo viên ngoài, bộ máy quản lý thiết bị thực tập do đó tiết kiệm được chi phí đào tạo.
+ Vừa học tập vừa trực tiếp làm việc, người lao động dễ nắm vững kỹ năng.
Nhược điểm :
+ Kiến thức lý luận không đi từ thấp đến cao, không có hệ thống.
+ Kết quả học tập bị hạn chế, phụ thuộc trực tiếp vào trình độ, khả năng truyền đạt của người giảng dạy.
- Đào tạo tại ngay cảng HKQTNB.
Hình thức này thường được tổ chức chung cho cán bộ của cảng hàng không theo chương trình dự định sẵn, giáo viên có thể là do cán bộ cảng hàng không đảm nhiệm hoặc mời giáo viên ngoài vào.
- Các đối tượng học viên thường là các chuyên viên, cán bộ quản lý cấp cơ sở, các ban ngành của cảng. Hình thức này có thể được áp dụng một hoặc nhiều phương pháp sau :
+ Lên lớp + Hội thảo
+ Seminar khoá học
+ Dùng phương pháp nghe nhìn Audio - Visal + Phương tiện mô phỏng
+ Phương tiện máy tính
Nhận xét :
Ưu điểm :Kết hợp hài hoà giữa thực tiễn và lý thuyết thời gian đào tạo dài, số lượng lớn, chi phí vừa phải.
Nhược điểm : Đôi khi giáo viên làm sai lệch mục tiêu đào tạo của doanh nghiệp do không sát được với thực tế của cảng.
- Đào tạo tại các cơ sở đào tạo trong nước như :
+ Trường hàng không (TPHCM) + Trường Đại học Ngoại ngữ Hà Nội + Trường Kinh tế
Hình thức này dành cho đào tạo các đối tượng trong quy hoạch phát triển các cán bộ quản lý, các cán bộ khoa học kỹ thuật, các khoá học có thể là dài hạn chính quy, bổ túc, tại chức hoặc theo một chuyên đề.
Nhận xét :
Ưu điểm : Đào tạo có hệ thống từ lý thuyết đến thực hành, từ đơn giản đến phức tạp tạo điều kiện tiếp thu kiến thức nhanh chóng, đội ngũ giáo viên có chuyên môn nghiệp vụ sâu sát.
Nhược điểm : Chi phí đào tạo tương đối lớn.
* Đào tạo nước ngoài.
Hình thức này gồm :
- Đào tạo cơ bản trên đại học :Master, PH-D hoặc đại học ở các trường đại học lớn ở nước ngoài, chủ yếu là dành chi phí cho cán bộ quản lý cao cấp và trung cấp.
- Đào tạo ngắn hạn theo chương trình chuyên sâu từng lĩnh vực theo các cơ sở nước ngoài như Học viện hàng không SAX (Sinhgapo), IAMTI (Canada), các cơ sở của ICAO, IATA...
- Đào tạo theo đặt hàng, hình thức này thường áp dụng cho sân bay có nhu cầu đào tạo chuyên sâu theo một chủ đề cho một nhóm học viên có cùng chức năng nhiệm vụ.
- Đào tạo kết hợp trong và ngoài nước, đào tạo từ xa, hình thức này liên hệ giữa hai hay nhiều cơ sở đào tạo trong và ngoài nước để thực hiện các học phần khác nhau và cuối cùng lấy một văn bằng của một trường đại học danh tiếng.
- Huấn luyện, thực tập ở sân bay quốc tế nước ngoài, hình thức này tuy ít được áp dụng nhưng khi có quan hệ tốt với sân bay quốc tế tiên tiến thì có thể phối hợp tổ chức đặc biệt rất thuận lợi cho việc chuẩn bị mở sân bay mới.
- Đào tạo ở các nhà máy thiết bị nước ngoài... hình thức này thường được áp dụng đi kèm với các hợp đồng thuê, mua các trang thiết bị kỹ thuật của cảng hàng không, khi nhà ga mới được xây xong và ký kết hợp đồng nhập thiết bị thì hình thức này được áp dụng.
Nhận xét :
Ưu điểm : Đây là hình thức đào tạo có chất lượng cao, chuyên sâu và luôn đáp ứng kịp theo sự phát triển chung của ngành hàng không quốc tế.