- Chi phí hoạt động tài chính
b- Phân tích hình thức tổ chức lao động ở cảng.
Cảng hàng không quốc tế là những tổ hợp kinh tế chính vì vậy việc phân công lao động trong doanh nghiệp không chỉ là sự phân chia quá trình sản xuất ra các thành phần phù hợp với trình độ lành nghề và khả năng nghề nghiệp của những người lao động từ đó bố trí công nhân cho phù hợp mà còn ở mức độ cao hơn có nghĩa là cảng đã áp dụng linh hoạt các hình thức phân công lao động sao cho phù hợp với từng đơn vị đó là :
+ Phân công lao động theo chức năng của những người tham gia lao động sản xuất, nghĩa là phân chia công việc phụ thuộc vào đặc điểm và chức năng của những người công nhân khác nhau.
+ Phân theo tính chất cùng loại về mặt kỹ thuật dựa vào đặc tính công nghệ của công việc được phân công tỷ mỷ hơn cho phép xác định chính xá nhu cầu của công nhân, theo mỗi chuyên môn khác nhau.
+ Phân công lao động theo mức độ phức tạp của công việc hay trình độ lành nghề của lao động.
- Các công việc được phân chia : mức độ phức tạp của công nghệ; mức độ chính xác, mức độ quan trọng của mỗi công việc.
Nhận xét: Đây là cái nhìn tiến bộ của cảng trong việc phân công lao động với các hình thức phân công hợp lý, linh hoạt tuy nhiên cần có sự tăng cường gắn bó mối quan hệ giữa các phòng, tổ đội tạo sự thống nhất đồng bộ vì quyền lợi chung của cảng.
2.2.3- Phân tích công tác định mức lao động hiện nay của cảng.
* Nguyên tắc xây dựng định mức lao động của cảng là :
- Đối với các bộ phận áp dụng phương pháp định mức lao động tổng hợp cho đơn vị sản phẩm và sản phẩm.
+ Nếu sản phẩm được thực hiện qua nhiều quy trình công nghệ máy móc khác nhau thì phải chia quá trình sản xuất, phục vụ làm các công đoạn khác nhau để xác định mức thời gian học phí hợp lý, chính xác cho từng công đoạn tổng hợp cho sản phẩm cuối cùng.
+ Nếu sản phẩm được thực hiện toàn bộ trên quy trình công nghệ máy móc thiết bị thì căn cứ vào kế hoạch sản lượng cung ứng hàng năm và công suất của máy móc thiết bị để tính mức thời gian hao phí.
- Đối với các bộ phận áp dụng phương pháp định mức lao động tổng hợp theo định biên phải căn cứ vào mô hình tổ chức, quy trình phục vụ, mạng lưới
kinh doanh, số lượng nơi làm việc hiện có và nhiệm vụ sản xuất kinh doanh hàng năm để xác định.
- Không tính định mức đối với các hoạt động không thuộc dây chuyền sản xuất chính. * Sản phẩm xác định định mức lao động ở cảng: + Lượng hành khách + Lượng hàng hoá + Số lần cất hạ cánh * Căn cứ xác định định mức lao động ở cảng.
- Đối với bộ phận xây dựng định mức lao động theo phương pháp định biên căn cứ để xác định dựa vào chức năng, nhiệm vụ, mô hình tổ chức hiện tại của từng bộ phận đã được phê duyệt.
+ Lao động quản lý (Lgl) : được xác định từ cấp đội trở lên căn cứ vào mô hình tổ chức hiện tại và chức danh lao động quản lý đã được xác định.
+ Lao động trực tiếp sản xuất kinh doanh : căn cứ vào sản lượng doanh thu của từng vị trí, chỗ làm việc cụ thể để định biên lao động (Lyc).
+ Lao động dịch vụ và phụ trợ (Lpv): căn cứ vào chức năng nhiệm vụ của từng chức danh công việc để định biên lao động.
+ Lao động bổ sung (Lbs) : căn cứ vào đặc điểm sản xuất kinh doanh cụ thể của từng đơn vị để xác định lao động bổ sung.
- Đối với bộ phận xây dựng định mức theo sản phẩm.
Mức lao động của lao động công nghệ, lao động phụ trợ và phục vụ và lao động quản lý được tính theo đơn vị sản phẩm căn cứ vào chức năng nhiệm vụ của từng công việc để định biên.
* Phương pháp xác định định mức lao động ở cảng.
Được áp dụng tương tự như đối với định mức lao động ở cảng hàng không đã được giới thiệu ở phần 2 chương 1.
Nhận xét : Từ tình hình thực tế công tác định mức ở cảng HKQTNB và theo các số liệu thì ta có thể nhận xét :
- Tỷ lệ số công việc đã có mức đạt tới 100% (theo số liệu thống kê) tuy nhiên trên thực tế ta thấy công việc này còn phần nhiều mang tính ước lượng do cảng sử dụng mức biên chế không có căn cứ khoa học.
- Tỷ lệ lao động làm việc có mức trên tổng số lao động đạt 100% chỉ mang tính ước lượng.
2.2.4. Phân tích công tác đào tạo - huấn luyện lao động cho cảng.