Đào tạo và nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực của tỉnh

Một phần của tài liệu biến động dân số tỉnh bắc kạn giai đoạn 1999 - 2009 (Trang 93 - 95)

5. CẤU TRÚC LUẬN VĂN

3.3.2. Đào tạo và nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực của tỉnh

Trong vòng 10 năm qua tỷ trọng những ngƣời từ 15 tuổi trở lên đƣợc đào tạo chuyên môn kỹ thuật của tỉnh Bắc Kạn đã tăng từ 8,7% vào năm 1999 lên 13,4% vào năm 2009. Cụ thể tỷ trọng dân số có bằng sơ cấp tăng từ 2% vào năm 1999 lên 2,1% vào năm 2009; tỷ trọng dân số có bằng trung cấp chuyên nghiệp và trung cấp nghề tăng từ 4,7% lên 6,7%; tỷ trọng dân số có bằng cao đẳng và cao đẳng nghề tăng từ 0,7% lên 1,7%; tỷ trọng dân số có bằng đại học trở lên tăng từ 1,3% lên 2,9%. Mặc dù tỷ trọng những ngƣời từ 15 tuổi trở lên đƣợc đào tạo chuyên môn kỹ thuật của tỉnh Bắc Kạn đã đƣợc cải thiện trong 10 năm qua, song với tỷ lệ 13,4% nhƣ hiện nay là rất thấp và nó phản ánh chất lƣợng không cao của lực lƣợng lao động đang làm việc tại tỉnh Bắc Kạn. Vì vậy cần xây dựng quy hoạch đào tạo cán bộ quản lý, khoa học kỹ thuật, công nhân kỹ thuật cho các ngành, nhanh chóng nâng cao dân trí và trình độ học vấn cho nhân dân trong tỉnh. Phải xác định rõ nguồn nhân lực là tài nguyên quý giá nhất phục vụ cho công cuộc đổi mới và phát triển của tỉnh.

Mở rộng hợp tác với các cơ sở đào tạo có trang bị hiện đại trong và ngoài tỉnh để đào tạo lao động kỹ thuật lành nghề. Khuyến khích các doanh

Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

nghiệp có sử dụng lao động góp vốn và trang bị phƣơng tiện để nâng cao chất lƣợng đào tạo hoặc liên kết đào tạo tại doanh nghiệp, nhà nƣớc sẽ hỗ trợ một phần kinh phí. Tạo sự liên kết giữa cơ quan quản lý nhà nƣớc về phát triển công nghiệp, các cơ quan tƣ vấn về phát triển kinh tế - kỹ thuật công nghệ, các doanh nghiệp với các trƣờng đại học, các cơ sở đào tạo công nhân kỹ thuật để hỗ trợ nhau trong vấn đề đào tạo, cung ứng, sử dụng nhân lực một cách có hiệu quả nhất.

Xây dựng và mở rộng thêm các trƣờng, cơ sở đào tạo, mở rộng thêm các ngành nghề mới, chú ý đến đầu tƣ các trang thiết bị hiện đại phục vụ dạy nghề, nhằm nâng cao chất lƣợng và số lƣợng đào tạo đi đôi với việc liên kết, thu hút đội ngũ giảng viên có chuyên môn cao về giảng dạy.

Có kế hoạch cập nhật kiến thức mới về tiến bộ khoa học công nghệ cho đội ngũ công nhân trong tỉnh. Rà soát lại lực lƣợng kỹ sƣ – công nhân kỹ thuật đƣợc đào tạo trong các cơ quan nhà nƣớc trong tỉnh để có kế hoạch điều chỉnh phân công hợp lý, nhằm tăng cƣờng thêm nhân lực cho các cơ sở công nghiệp của tỉnh. Tạo điều kiện thuận lợi để khuyến khích ngƣời có khả năng đƣợc học tập, có chính sách khuyến khích tài năng trẻ đi vào nghiên cứu, sáng tạo và ứng dụng những thành quả công nghệ mới.

Trẻ hoá đội ngũ cán bộ quản lý ngành, tạo điều kiện tham quan, học tập, giao lƣu với nƣớc ngoài để kịp thời nắm bắt các thông tin về thị trƣờng, công nghệ...

Thƣờng xuyên mở các lớp đào tạo cán bộ quản lý doanh nghiệp để nâng cao trình độ quản lý doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu hội nhập và cạnh tranh.

Tích cực phát hiện và bồi dƣỡng nhân tài, đào tạo nhanh cán bộ giỏi ngoại ngữ, vi tính và tin học, những nhà quản lý, kinh doanh giỏi, thợ lành nghề.

Tích cực giải quyết việc làm cho ngƣời lao động, cải thiện một bƣớc đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Phấn đấu không có hộ đói, nghèo. Cần chú trọng bồi dƣỡng nhân lực, đào tạo nhân tài.

Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Tỉnh Bắc Kạn là tỉnh có số ngƣời xuất cƣ nhiều hơn số ngƣời nhập cƣ, mà hầu hết những ngƣời xuất cƣ đến các tỉnh khác đều có trình độ chuyên môn kỹ thuật rất cao. Vì vậy cũng cần phải có các chính sách rõ ràng, minh bạch đúng đắn đối với việc sử dụng, trọng dụng nhân tài, nhất là trọng dụng các nhà khoa học và chuyên gia thật sự có tài năng cống hiến, thực hiện các chính sách ƣu đãi đối với ngƣời tài. Đồng thời tạo ra nhiều việc làm thu hút nguồn nhân lực có trình độ cao từ tỉnh khác đến.

Chất lƣợng nguồn nhân lực không chỉ ở trình độ học vấn mà còn cần phải nâng cao hơn nữa về chất lƣợng con ngƣời. Chất lƣợng con ngƣời đƣợc thể hiện, trƣớc hết phải tính đến chất lƣợng sinh nở, ngành y tế cần phải có những chính sách cụ thể nhƣ kiểm tra sức khỏe, bệnh tật, tính di chuyền… trƣớc khi đăng ký giá thú và vợ chồng quan hệ để sinh con. Hiện nay, tỉnh Bắc Kạn có tình trạng sinh con không tính toán, cân nhắc, nhất là phổ biến ở giới trẻ và ở vùng sâu, vùng xa của tỉnh, làm cho những đứa con sinh ra kém phát triển về trí tuệ. Vì vậy hằng năm cần phải tổng kết về lý luận và thực tiễn nguồn nhân lực của tỉnh, đánh giá mặt đƣợc, mặt chƣa đƣợc, kịp thời rút ra những kinh nghiệm. Trên cơ sở đó xây dựng những chính sách mới và điều chỉnh chính sách sao cho phù hợp với yêu cầu phát triển của nền kinh tế.

Cần phải tăng cƣờng hơn nữa chất lƣợng hoạt động của các cơ quan chức năng. Bảo đảm cho ngƣời dân có thể lực dồi dào, có trí tuệ minh mẫn, trình độ dân trí cao sẽ góp phần quan trọng có tính quyết định việc thực hiện các mục tiêu trên.

Một phần của tài liệu biến động dân số tỉnh bắc kạn giai đoạn 1999 - 2009 (Trang 93 - 95)