Cơ cấu dân số theo tuổi

Một phần của tài liệu biến động dân số tỉnh bắc kạn giai đoạn 1999 - 2009 (Trang 55 - 107)

5. CẤU TRÚC LUẬN VĂN

2.2.2.1. Cơ cấu dân số theo tuổi

Cơ cấu DS tỉnh Bắc Kạn theo độ tuổi có sự thay đổi tích cực. Tỷ trọng DS dƣới 15 tuổi giảm từ 36,1% năm 1999 xuống 29,1 năm 2007, 24,2% năm 2009 (phạm vi cả nƣớc từ năm 1999 với 33% xuống 25% năm 2009), và trong khoảng 10 năm qua bình quân mỗi năm tỷ trọng này giảm khoảng 1,19%. Ngƣợc lại, tỷ trọng DS của nhóm 15 - 64 tuổi (là nhóm chủ lực của lực lƣợng lao động) lại tăng từ 56,1% năm 1999 lên 65,4% năm 2007, năm 2009 với 69,9% (phạm vi cả nƣớc tăng từ 58% năm 1999 lên 66% năm 2009), và trong khoảng 10 năm qua bình quân mỗi năm tỷ trọng này tăng khoảng 1,38%. Nhóm DS từ 65 tuổi trở lên tăng từ 4,8% năm 1999 lên 5,5 năm 2007, 5,9% năm 2009 ( cả nƣớc năm 2009 là 8,6%)

Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Hình 2.5. Cơ cấu DS theo nhóm tuổi tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 1999 - 2009

(Nguồn: Xử lý số liệu từ NGTK [3] [8])

Sự thay đổi trong từng nhóm tuổi cụ thể đƣợc thể hiện qua sự khác biệt của hình dạng tháp DS tỉnh năm 1999 và 2009. Do tỷ lệ ngƣời già tăng lên trong khi tỷ lệ trẻ em dƣới 15 tuổi giảm mạnh trong 10 năm qua, nên “chỉ số già hoá ” của DS tỉnh Bắc Kạn tăng từ 14 phần trăm sau 10 năm (từ 19,4% năm 1999 lên 33,4% năm 2009), chỉ số già hoá của Bắc Kạn hiện nay thấp hơn so với cả nƣớc (cả nƣớc 35,9%), tƣơng đƣơng với mức già hoá của tỉnh Lạng Sơn, thấp hơn Cao Bằng (36,2%), nhƣng lại cao hơn tỉnh Hà Giang (19,7%). Đây là dấu hiệu tích cực bởi đã đánh dấu sự phát triển chất lƣợng đời sống dân cƣ. Tuy nhiên, với một tỉnh miền núi nhƣ Bắc Kạn thì đây là vấn đề cần phải giải quyết bởi có ảnh hƣởng đến sự phát triển KT - XH của tỉnh, đặc biệt là việc đảm bảo và ổn định đời sống lâu dài và bền vững cho ngƣời dân.

Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

l(Nguồn: Xử lý số liệu của tác giả từ [(Nguồn: Xử lý số liệu của tác giả từ [3] [8])

Từ kết quả cho thấy tỷ lệ DS phụ thuộc của tỉnh Bắc Kạn giảm nhanh trong 10 năm qua: Năm 1999 là 75,8%; năm 2009 chỉ còn 48,6%. nghĩa là cứ 100 ngƣời trong nhóm 15 - 59 tuổi vào năm 1999 phải “gánh” cho 75,8 ngƣời phụ thuộc, nhƣng đến năm 2009 chỉ còn phải “gánh” 48,6 ngƣời.

Nhƣ vậy Bắc Kạn cũng nhƣ cả nƣớc đang ở trong thời kỳ cơ cấu DS “vàng” nguồn nhân lực dồi dào tạo nhiều cơ hội thuận lợi cho phát triển KT - XH.

2.2.2.2. Cơ cấu dân số theo giới tính

Tỷ số giới tính tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 1999 - 2009 có sự thay đổi, năm 2009 là 101,7 nam/100 nữ cao hơn so với năm 1999 là 1,8 nam/100 nữ (năm 1999 tỷ số giới tính là 99,9) và cao hơn mức bình quân chung của cả nƣớc (cả nƣớc là 98,1).

20 0-4 5-9 10-14 15-19 20-24 25-29 30-34 35-39 40-44 45-49 50-54 55-59 60-64 65-69 70-74 75-79 80-84 85+ 5 15 10 5 0 0 10 15 20 Nghìn người Nghìn người NAM NỮ Tuổi NĂM 1999 20 0-4 5-9 10-14 15-19 20-24 25-29 30-34 35-39 40-44 45-49 50-54 55-59 60-64 65-69 70-74 75-79 80-84 85+ 5 15 10 5 0 0 10 15 20 Nghìn người Nghìn người NAM NỮ Tuổi NĂM 2009 Hình 2.6. Tháp dân số tỉnh Bắc Kạn năm 1999 và 2009

Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Biểu 2.2. Tỉ số giới tính chia theo đơn vị hành chính tỉnh Bắc Kạn năm 1999 - 2009

Đơn vị Năm 1999 Năm 2009 Nam (Ngƣời) Nữ (Ngƣời) Tỷ số giới tính (%) Nam (Ngƣời) Nữ (Ngƣời) Tỷ số giới tính (%) Toàn tỉnh 137.528 137.637 99,9 148.119 145.707 101,7 Thị xã Bắc Kạn 14.529 14.368 101,1 18.107 19.073 94,9 Huyện Pác Nặm 10.992 13.760 79,8 14.979 15.080 99,3 Huyện Ba Bể 23.130 22.750 101,6 23.240 23.110 100,6 Huyện Ngân Sơn 13.706 13.961 98,1 13.967 13.713 101,9 Huyện Bạch Thông 14.684 14.841 98,9 15.369 14.847 103,5 Huyện Chợ Đồn 23.427 23.147 101,2 24.597 23.525 104,6 Huyện Chợ Mới 17.837 17.539 101,6 18.636 18.111 102,9 Huyện Na Rì 18.348 18.146 101,1 19.224 18.248 105,3

(Nguồn: Xử lý của tác giả từ [8])

Tỷ số giới tính bình quân toàn tỉnh là 101,7 nhƣng xét từng địa phƣơng có sự chênh lệch khác nhau. Các huyện, thị đều có xu hƣớng tăng về tỷ số này, trong số các huyện, thị xã thì huyện Na Rì có tỷ số giới tính cao nhất (105,3 nam/100 nữ), tiếp đến là huyện Chợ Đồn (104,6 nam/100 nữ). Ngƣợc lại, Thị xã Bắc Bắc Kạn có tỷ số giới tính thấp nhất với 94,9 nam/100 nữ, tiếp đến là huyện Pác Nặm có tỷ số là 99,3 nam/ 100 nữ. Sự khác biệt này do nhiều nguyên nhân, một trong số đó vẫn là tâm lý chung thích con trai hơn con gái, điều này cũng phản ánh sự chƣa đồng đều trong hiệu quả của công tác DS - KHHGĐ giữa các địa phƣơng trong tỉnh.

Tỷ số giới tính khi sinh (SRB) đã có xu hƣớng tăng lên trong 10 năm qua, năm 1999 tỷ lệ này là 99,9 bé trai/100 bé gái, đến nay đã tăng lên 102 bé trai/100 bé gái. Sự gia tăng này phù hợp với xu hƣớng chung trong những năm gần đây trên phạm vi cả nƣớc (cả nƣớc năm 2009 ở mức 110,5 bé trai/100 bé gái). Tuy nhiên đang có hiện tƣợng mất cân bằng giới tính, đây là chủ đề

Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

xã hội nóng đã và đang đƣợc dƣ luận xã hội đặc biệt quan tâm trong những năm gần đây bởi những hệ quả mà nó mang lại về sự ổn định giới tính, cơ cấu lao động và đáp ứng những yêu cầu trong đời sống. Sự mất cân bằng này đòi hỏi sự điều chỉnh chính sách dân số ngay ở tầm vi mô từ các cơ sở.

2.2.2.3. Cơ cấu dân số theo dân tộc

Bức tranh dân tộc của tỉnh Bắc Kạn rất phong phú và đa dạng. Trong giai đoạn 1999 - 2009, cơ cấu dân tộc tỉnh Bắc Kạn có sự thay đổi. Kết quả điều tra cho thấy, năm 2009 toàn tỉnh có 20 dân tộc khác nhau (so với năm 1999 có 23 dân tộc). Trong tổng số 20 dân tộc, ngƣời Tày chiếm tỷ trọng nhiều nhất 52,93% (năm 1999 là 54,32%), với tốc độ tăng bình quân năm là 0,4%. Đứng thứ 2 là dân tộc Dao chiếm 17,63% (năm 1999 là 16,51%), với tốc độ tăng bình quân năm là 1,3%. Đứng thứ ba là dân tộc Kinh chiếm 13,37% (năm 1999 là 13,3%), với tốc độ bình quân năm là 0,7%. Tiếp theo, lần lƣợt là các dân tộc: Nùng chiếm tỷ lệ 9,36%, Hmông 5,95%, Hoa 0,36%,...

Quy mô của một số dân tộc chiếm đa số trong tỉnh tăng rõ rệt nhƣ: Tày, Dao, Nùng, Hmông,...Tuy nhiên, vẫn còn một số dân tộc nhƣ Hoa, Sán Chay số lƣợng ngƣời năm 2009 giảm so với năm 1999 nhƣng không đáng kể.

Hình 2.7. Cơ cấu dân tộc tỉnh Bắc Kạn năm 1999 và năm 2009

Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Qua đặc điểm trên có thể khẳng định chính sách quan tâm đến các đồng bào dân tộc trên địa bàn tỉnh đƣợc thực hiện có hiệu quả. Quy mô và số lƣợng các dân tộc trong tỉnh ngày càng phong phú, đa dạng, góp phần làm cho xã hội ngày càng phát triển bền vững.

2.2.2.4. Cơ cấu dân số theo trình độ văn hoá

Kết quả điều tra cho thấy tỷ lệ biết chữ của dân số 15 tuổi trở lên của tỉnh Bắc Kạn năm 1999 đạt 85%, năm 2007 đạt 88,3%, năm 2009 đạt 90,14%. Sau 10 năm tăng 5,14%, tỷ lệ biết chữ của nữ giới tăng 6,25% trong khi nam giới chỉ tăng 3,89% trong giai đoạn này. Tỷ lệ biết chữ giữa nam và nữ đã đƣợc thu hẹp dần về khoảng cách (chênh giữa hai giới năm 1999 là 8,67%, 7,65% năm 2007, 6,31% năm 2009). Điều này chứng tỏ bất bình đẳng giới trong giáo dục ở tỉnh Bắc Kạn hiện nay đã đƣợc xóa bỏ.

Biểu 2.3. Tỷ lệ biết chữ của dân số từ 15 tuổi trở lên chia theo giới tính, khu vực và đơn vị hành chính giai đoạn 1999 - 2009

(Đơn vị: %) Khu vực và giới tính 1999 2001 2003 2007 2009 Toàn tỉnh 85,0 86,1 86,5 88,3 90,14 Chia theo khu vực Thành thị 94,39 94,79 95,15 96,87 97,48 Nông thôn 83,32 84,00 85,34 87,99 88,68 Chia theo giới tính Nam 89,39 89,97 90,13 92,98 93,28 Nữ 80,72 81,55 83,42 85,63 86,97

(Nguồn: Xử lý số liệu của tác giả từ [3] [8])

Tỷ lệ biết chữ của thành thị cao hơn nông thôn do điều kiện sống và cơ sở vật chất giáo dục của thành thị tốt hơn nông thôn. Những năm qua nhờ có chính sách phổ cập giáo dục tiểu học và xóa mù chữ, nên chênh lệch về tỷ lệ biết chữ giữa khu vực thành thị và nông thôn đã đƣợc thu hẹp nhƣng vẫn còn ở mức khá cao lên tới 8,8% (năm 1999 mức chênh lệch là 11,07%).

Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Trong giai đoạn 1999 - 2009, tỷ lệ biết chữ của các huyện đều tăng. Tăng nhanh nhất: Huyện Ba Bể (10,5%), Ngân Sơn (8,3%), Chợ Đồn (4,19%), chậm nhất huyện Pắc Nặm (2,05%). Thị xã Bắc Kạn là địa phƣơng có tỷ lệ biết chữ cao nhất (98,15%), tiếp đến huyện Na Rì (94,38%), thấp nhất là huyện Pắc Nặm (68,18%). Hiện nay các nhóm tuổi trẻ hơn tỷ lệ biết chữ ngày càng cao, đồng thời tỷ lệ biết chữ giữa thành thị và nông thôn cũng dần thu hẹp khoảng cách. Nhƣ vậy, các số liệu cho thấy trình độ dân cƣ tỉnh Bắc Kạn đã đƣợc cải thiện rõ rệt trong vòng 10 năm qua.

2.2.2.5. Cơ cấu dân số theo nguồn lao động

Từ năm 1999 đến năm 2009, dân số tỉnh Bắc Kạn tăng thêm 18.661 ngƣời, bình quân mỗi năm tăng thêm 1.866 ngƣời. Nhƣ vậy mỗi năm tỉnh Bắc Kạn sẽ đƣợc bổ sung một nguồn lao động nhất định. Quy mô dân số tăng kéo theo sự tăng trƣởng về quy mô nguồn lao động trên địa bàn toàn tỉnh.

Năm 2009, toàn tỉnh có 171.897 ngƣời trong độ tuổi lao động đang làm việc, chiếm 58,50% tổng số dân, năm 1999 có 130.701 ngƣời trong độ tuổi

Hình 2.8. Tỷ lệ biết chữ của dân số 15 tuổi trở lên chia theo đơn vị hành chính năm 1999 và 2009

Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

đang làm việc, chiếm 47,50% tổng dân số. Nhƣ vậy sau 10 năm số lƣợng ngƣời trong độ tuổi lao động đang làm việc tăng 31,52%, tốc độ tăng bình quân mỗi năm là 2,78% (khoảng 4,12 nghìn lao động/năm). Nhƣ vậy quy mô nguồn lao động của tỉnh Bắc Kạn tăng nhanh hơn so với gia tăng quy mô dân số 3,9 lần (gia tăng dân số 0,7%).

Biểu 2.4. Nguồn lao động chia theo giới tính, khu vực và đơn vị hành chính năm 2009

(Đơn vị: %)

Tên đơn vị Tổng số Nam Nữ Chênh lệch nam - nữ

Toàn tỉnh 84,97 87,40 82,51 4,89 Chia theo khu vực Thành thị 75,06 77,79 72,52 5,27 Nông thôn 87,04 89,33 84,70 4,63 Thị xã Bắc Kạn 76,07 79,82 72,58 7,24 Huyện Pác Nặm 88,85 90,14 87,63 2,51 Huyện Ba Bể 86,50 88,12 84,83 3,29

Huyện Ngân Sơn 86,78 88,51 85,05 3,46

Huyện Bạch Thông 86,35 89,06 83,56 5,50

Huyện Chợ Đồn 83,36 86,03 80,56 5,47

Huyện Chợ Mới 87,77 90,40 85,07 5,33

Huyện Na Rì 86,88 89,27 84,40 4,87

(Nguồn: Xử lý số liệu của tác giả từ [3] [8])

Trong cơ cấu lực lƣợng lao động: Tỷ lệ lao động đang làm việc chiếm 98,37% và tỷ lệ thất nghiệp chiếm 1,63%. Trong tổng số lực lƣợng lao động của tỉnh, nữ chiếm tỷ trọng thấp hơn nam giới (47,05% nữ so với 52,95% nam giới); thành thị chiếm tỷ trọng 15,13% và nông thôn chiếm 84,87%.

Tỷ lệ tham gia nguồn lao động khá lớn, năm 2009 trong tổng số 222.714 ngƣời từ 15 tuổi trở lên có 78,46% tham gia lực lƣợng lao động. Tỷ lệ tham gia lao động chênh lệch đáng kể giữa nam và nữ (87,40% so với 82,51%), giữa khu vực thành thị và nông thôn (87,04% so với 75,06%). Đồng thời không đồng đều giữa các huyện, tỷ lệ tham gia lao động thay đổi từ mức

Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

thấp nhất là 76,07% ở Thị xã Bắc Kạn lên mức cao nhất là 88,85% ở huyện Pắc Nặm. Tỷ lệ tham gia lực lƣợng lao động của nữ thấp nhất ở Thị xã Bắc Kạn và tất cả các huyện, tỷ lệ tham tham gia lực lƣợng lao động của nữ đều thấp hơn của nam. Mức chênh lệch nam, nữ thấp nhất là huyện Pác Nặm 2,51% và Thị xã Bắc Kạn có mức chênh lớn nhất tới 7,24%.

Hình 2.9. Cơ cấu lao động trong tuổi trở lên có việc làm chia theo 3 nhóm ngành và khu vực năm 1999 và 2009

(Nguồn: Xử lý số liệu của tác giả từ [3] [8])

Trong 10 năm qua, lao động Bắc Kạn đã có sự chuyển dịch từ khu vực I, sang khu vực II, III. Đến nay, khu vực I chiếm 79,17% (giảm 6,32% so với năm 1999), khu vực II chiếm 5,97% lao động (tăng 3,05% so với năm 1999), khu vực III chiếm 14,86% lao động (tăng 3,05% so với năm 1999).

Sự chuyển dịch lao động giữa các nhóm ngành kinh tế trong vòng 10 năm qua cho thấy xu thế phát triển tỉnh Bắc Kạn, giảm dần tỷ trọng khu vực I, tăng khu vực II, III nhằm phục vụ sự nghiệp đổi mới và phát triển kinh tế theo hƣớng CNH - HĐH. Tuy nhiên quá trình chuyển đổi này chƣa tƣơng xứng với khả năng và tiềm năng của tỉnh.

2.2.3. Phân bố dân cƣ

Một trong những đặc điểm của phân bố dân cƣ tỉnh Bắc Kạn là không đồng đều, đặc biệt là sự không đồng đều theo không gian do sự tác động tổng hợp của nhiều nhân tố KT - XH và tự nhiên. Nhƣng chủ yếu là địa hình và tốc

Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

độ phát triển kinh tế quyết định. Các huyện có địa hình phức tạp, đƣờng sá đi lại khó khăn, xa trung tâm mức độ tập trung dân cƣ thấp hơn (ví dụ: huyện Ngân Sơn, Huyện Pác Nặm). Ngƣợc lại những huyện có địa hình bằng phẳng, đƣờng giao thông thuận lợi, kinh tế phát triển, tập trung nhiều nguồn tài nguyên nhất là tài nguyên khoảng sản, tài nguyên du lịch là nhƣng huyện có dân số tập trung đông đúc hơn (ví dụ: Chợ Đồn, Ba Bể, Na Rì).

Năm 2009 Chợ Đồn là địa phƣơng tập trung đông dân nhất tỉnh Bắc Kạn với 48.122 ngƣời (chiếm 16,4% dân số toàn tỉnh); tiếp theo là huyện Ba Bể với 15,8% DS; Na Rì với 12,8%. Mặc dù là trung tâm của tỉnh nhƣng thị xã Bắc Kạn cũng chỉ đứng thứ 4 về mức độ tập trung dân cƣ với 37.180 ngƣời (chiếm 12,6%). Hai huyện ít dân nhất tỉnh là Ngân Sơn và Pác Nặm với số dân lần lƣợt là 27.680 ngƣời và 30.059 ngƣời tƣơng ứng với 9,4% và 10,2% tổng số dân. Trong giai đoạn 1999 - 2009, Thị xã Bắc Kạn là địa phƣơng có số dân tăng nhiều nhất với 8.283 ngƣời; tiếp theo là huyện Pác Nặm với 5.307 ngƣời. Hai địa phƣơng có số dân tăng ít nhất là Ngân Sơn với 13 ngƣời; Ba Bể 470 ngƣời.

Cùng với sự gia tăng về quy mô DS là sự thay đổi và sự khác biệt về mật độ DS. Năm 1999 mật độ DS chung của tỉnh là 57 ngƣời/km2; đến 2009 tăng lên 60 ngƣời/km2. Bắc Kạn có mật độ DS thấp hơn trung bình cả nƣớc (259 ngƣời/km2) và các tỉnh lân cận nhƣ: Hà Giang 91 ngƣời/km2; Cao Bằng 76 ngƣời/km2; Lạng Sơn 88 ngƣời/km2

. Thị xã Bắc Kạn là địa phƣơng có mật độ DS cao nhất tỉnh (271 ngƣời/km2), thấp nhất là huyện Ngân Sơn (43 ngƣời/km2) và huyện Na Rì (44 ngƣời/km2

). Chênh lệch giữa Thị xã Bắc Kạn và hai huyện Ngân Sơn, Na Rì về mật độ DS là 6 lần. Sự chênh lệch về phân bố dân cƣ nói chung và mật độ DS nói riêng của tỉnh cũng nhƣ các đơn vị hành chính trong tỉnh phản ánh sự tác động của các nhân tố cả tự nhiên và KT - XH tới dân cƣ.

Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

2.2.4. Tỷ suất sinh

2.2.4.1. Tỷ suất sinh thô (CBR)

Năm 2009 CBR của tỉnh là 16,06‰. CBR của thành thị và nông thôn vẫn còn sự khác biệt lớn: khu vực nông thôn là 15,56‰ và thấp hơn so với

Một phần của tài liệu biến động dân số tỉnh bắc kạn giai đoạn 1999 - 2009 (Trang 55 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)