5. CẤU TRÚC LUẬN VĂN
3.2.1. Định hƣớng chung
Chiến lƣợc DS giai đoạn 2000 - 2015 là một bộ phận của chiến lƣợc phát triển KT - XH giai đoạn 2000 - 2015 của tỉnh. Đây là một trong các công tác phát huy nhân tố con ngƣời, nên việc này tập trung giải quyết các nhiệm vụ vừa có tính cấp bách, vừa có tính lâu dài góp phần thực hiện chiến lƣợc phát triển KT - XH và các chiến lƣợc khác. Công tác dân số là bộ phận quan trọng của đất nƣớc, là yếu tố cơ bản để nâng cao chất lƣợng cuộc sống của từng ngƣời, từng gia đình và toàn xã hội, góp phần quyết định thực hiện CNH - HĐH đất nƣớc. Trong những năm tiếp theo cần tập trung vào những nội dung sau
Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Tiếp tục thƣc hiện giảm sinh để duy trì mức sinh thay thế, sớm ổn định quy mô DS; tạo môi trƣờng thuận lợi thu hút các nhà đầu tƣ đến Bắc Kạn nhờ đó sẽ có nhiều ngƣời từ nơi khác chuyển đến làm cho tỷ lệ phát triển dân số của tỉnh ở mức hợp lý hơn.
- Nâng cao chất lƣợng dân số về thể chất, trí tuệ và tinh thần coi đây là “sợi chỉ đỏ” xuyên suốt của chƣơng trình dân số giai đoạn 2011 - 2020.
- Phát triển dân số một cách hài hòa trên cơ sở phải tăng thu nhập bình quân đầu ngƣời.
- Giải quyết từng bƣớc có trọng điểm yếu tố chất lƣợng, cơ cấu và phân bổ dân cƣ.
- Xây dựng hệ cơ sở dữ liệu dân cƣ nhằm phục vụ cho việc hoạch định chính sách của tỉnh.
3.2.2. Một số chỉ tiêu cần đạt được trong BĐDS của tỉnh Bắc Kạn
- Chỉ tiêu chung: Tiếp tục duy trì xu thế giảm sinh một cách vững chắc
nhằm đạt mức sinh thay thế vào năm 2010 (trung bình mỗi căp vợ chồng có hai con), tiến tới ổn định quy mô DS ở mức hợp lý vào giữa thế kỷ XXI; Từng bƣớc nâng cao chất lƣợng DS về thể chất, trí tuệ và tinh thần, góp phần nâng cao chất lƣợng cuộc sống, chất lƣợng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu của CNH - HĐH, góp phần vào sự phát triển nhanh và bền vững của Tỉnh và của đất nƣớc.
- Chỉ tiêu cụ thể: Giai đoạn 2011 - 2015 và định hƣớng đến 2020: Tiếp tục
duy trì xu thế giảm sinh một cách vững chắc nhằm duy trì mức sinh thay thế; Mở rộng các mô hình can thiệp nâng cao chất lƣợng DS; Nâng cao chất lƣợng thông tin quản lý chuyên ngành đáp ứng đƣợc yêu cầu cung cấp thông tin chính xác cho Tỉnh và các ngành trong việc xây dựng và hoạch định chính sách.
Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Biểu 3.1. Một số chỉ tiêu cơ bản cần đạt đƣợc vào năm 2015 và 2020
TT Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2020
1 Quy mô DS năm 2015 320.000 ngƣời 335.000 ngƣời 2 Tổng tỷ suất sinh (TFR) Duy trì mức sinh
thay thế
Duy trì mức sinh thay thế 3 Tỷ lệ tăng DS tự nhiên Dƣới 1,0 % Dƣới 1,0 % 4 Tỷ suất chết trẻ em dƣới 1 tuổi 10 %o Dƣới 10 %o
5 Tỷ lệ DS thành thị 30 % 35%
(Nguồn: Xử lý số liệu của tác giả từ [31])
3.3. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN BĐDS TỈNH BẮC KẠN
Từ thực tế nghiên cứu BĐDS của tỉnh Bắc Kạn, chúng tôi mạnh dạn đƣa ra một số giải pháp nhằm khắc phục những vấn đề còn tồn tại ở trên.
3.3.1. Thực hiện tốt chính sách dân số - KHHGĐ để giảm gia tăng dân số, tiến tới ổn định quy mô gia đình dân số, tiến tới ổn định quy mô gia đình
Để thực hiện tốt chính sách dân số - KHHGĐ cần những giải pháp cụ thể sau:
- Lãnh đạo tổ chức và quản lý: Tăng cƣờng sự lãnh đạo, chỉ đạo của
Đảng và chính quyền cấp tỉnh, huyện, xã đối với công tác DS. Thực hiện có hiệu quả quản lý nhà nƣớc đối với công tác DS, phát huy cao nhất sự hợp tác tích cực giữa các cơ quan Nhà nƣớc và các tổ chức xã hội trong tỉnh tham gia công tác DS. Củng cố, kiện toàn và ổn định hệ thống làm công tác DS ở cấp tỉnh, huyện và xã đủ mạnh để tham mƣu, quản lý, điều phối và tổ chức thực hiện công tác DS một cách có hiệu quả.
- Truyền thông - giáo dục: Tạo sự chuyển đổi hành vi bền vững về DS,
SKSS - KHHGĐ trên cơ sở cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin với nội dung phù hợp với từng vùng và từng nhóm đối tƣợng, chú trọng hình thức tƣ vấn, đối thoại trực tiếp với các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ, nam giới, thanh
Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
niên và ngƣời chƣa thành niên. Tập trung đƣa hoạt động truyền thông vào những vùng KT - XH còn nhiều khó khăn nhƣ các xã vùng sâu, vùng xa, vùng nghèo có mức sinh và tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên còn cao. Mở rộng các hình thức giáo dục và nâng cao chất lƣợng giáo dục DS trong và ngoài nhà trƣờng.
- Chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình: Nâng cao chất
lƣợng dịch vụ chăm sóc SKSS - KHHGĐ với các nội dung chủ yếu phù hợp với chăm sóc sức khoẻ ban đầu, tiến tới thoả mãn nhu cầu của khách hàng về SKSS - KHHGĐ, hạn chế thấp nhất có thai ngoài ý muốn, giảm nạo phá thai, góp phần nâng cao chất lƣợng DS.
- Nâng cao chất lượng thông tin dữ liệu dân cư: Nâng cao năng lực thu
thập, xử lý và cung cấp thông tin dữ liệu dân cƣ; kết nối hệ cơ sở dữ liệu dân cƣ với các hệ cơ sở dữ liệu khác, tạo môi trƣờng đầy đủ thông tin, dữ liệu cho việc lồng ghép các yếu tố DS vào hoạch định chính sách, xây dựng kế hoạch phát triển KT - XH của tỉnh. Phân tích động thái DS, phát hiện kịp thời các mất cân đối về cơ cấu DS, phân bổ dân cƣ và di dân tự do nhằm đề xuất các giải pháp xử lý phù hợp với điều kiện phát triển KT - XH của tỉnh.
- Nâng cao dân trí, tăng cường vai trò gia đình và bình đẳng giới: Nâng cao
trình độ dân trí, tăng cƣờng vai trò gia đình và thực hiện bình đẳng giới nhằm góp phần nâng cao chất lƣợng DS về thể chất, trí tuệ và tinh thần. Tăng cƣờng bình đẳng giới trong giáo dục, đào tạo, dạy nghề và phân công lao động. Huy động tối đa các cháu đến lớp học, hạn chế thấp nhất học sinh gái bỏ học và lƣu ban. Quan tâm đào tạo và sử dụng lao động nữ. Điều chỉnh nhu cầu và cơ cấu lao động theo ngành, nghề phù hợp với giới tính và độ tuổi để vừa thu hút lao động vừa đảm bảo sử dụng lao động hợp lý, nhất là lao động nữ. Lồng ghép vấn đề giới vào việc xây dựng và triển khai các chính sách lao động đối với vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn để tận dụng hiệu quả cơ cấu DS, góp phần phân bổ dân cƣ hợp lý.
Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Đẩy mạnh xã hội hoá, bổ sung và hoàn thiện các chính sách về dân
số và phát triển: Huy động sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội tham gia công
tác DS, tạo mọi điều kiện để mỗi cá nhân, mỗi gia đình và toàn thể cộng đồng tự nguyện và chủ động tham gia công tác DS. Thực hiện tốt các chính sách về DS đã ban hành, đồng thời bổ sung hoàn thiện hệ thống chính sách DS gắn với phát triển, tạo cơ sở pháp lý và động lực thúc đẩy quá trình tổ chức thực hiện nhằm tăng cƣờng hiệu lực quản lý Nhà nƣớc bằng pháp luật đối với công tác DS.
Xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách có liên quan đến công tác DS. Tiếp tục hƣớng dẫn quán triệt và chấp hành toàn diện chính sách DS - KHHGĐ, chính sách gia đình, chính sách nâng cao chất lƣợng DS... đã đƣợc ban hành, đồng thời tăng cƣờng giám sát việc thi hành luật nhằm bảo vệ quyền, lợi ích và nghĩa vụ hợp pháp của công dân; Đồng thời bổ sung hoàn thiện các chính sách của tỉnh đối với công tác DS không mâu thuẫn với các chính sách xã hội khác, nhằm tạo môi trƣờng thuận lợi để mọi ngƣời dân trong tỉnh tham gia vào công tác DS.
- Đào tạo và nghiên cứu: Nâng cao chất lƣợng đào tạo và đào tạo lại
cho đội ngũ cán bộ DS nhằm đáp ứng yêu cầu của chiến lƣợc. Tăng cƣờng công tác nghiên cứu khoa học, gắn nghiên cứu với thực tiễn để tìm mô hình hoạt động có hiệu quả.
Tỉnh Bắc Kạn cần tăng cƣờng sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp, ngành nhằm thƣc hiện triệt để mục tiêu hạ tỷ lệ tăng dân số cho phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội. Tích cực thực hiện công tác dân số - kế hoạch hoá gia đình, hạn chế số ngƣời sinh con thứ 3, giảm tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên dƣới 1%, dần tiến tới ổn định quy mô gia đình và quy mô nguồn lao động của tỉnh. Để đạt đƣợc kết quả nhƣ vậy, công tác truyền thông dân số cần đƣợc đẩy mạnh hơn nữa giúp ngƣời dân hiểu đƣợc sự cần thiết phải thực hiện kế hoạch
Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
hoá gia đình, tự bản thân họ chấp nhận quy mô gia đình nhỏ, điều đó đồng nghĩa với chất lƣợng cuộc sống đƣợc nâng cao. Hệ thống dịch vụ y tế cũng cần phát huy hơn nữa vai trò của mình, tiếp cận với ngƣời dân, giúp họ có những kiến thức cần thiết chủ động số con trong gia đình. Bên cạnh đó, các biện pháp hành chính cũng cần đƣợc duy trì và phát huy tác trong những trƣờng hợp cần thiết. Công tác giáo dục dân số cần đƣợc đƣa vào dạy lồng ghép trong nhà trƣờng, giúp thế hệ trẻ sớm có những nhận thức cần thiết về vấn đề dân số hiện nay. Quy mô gia đình nhỏ, kết hợp sự phát triển KT - XH của tỉnh làm tăng thu nhập cho ngƣời lao động, chất lƣợng cuộc sống nhân dân ngày một nâng cao. Đó là cái cốt lõi cần phải vƣơn tới của tỉnh Bắc Kạn.
3.3.2. Đào tạo và nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực của tỉnh
Trong vòng 10 năm qua tỷ trọng những ngƣời từ 15 tuổi trở lên đƣợc đào tạo chuyên môn kỹ thuật của tỉnh Bắc Kạn đã tăng từ 8,7% vào năm 1999 lên 13,4% vào năm 2009. Cụ thể tỷ trọng dân số có bằng sơ cấp tăng từ 2% vào năm 1999 lên 2,1% vào năm 2009; tỷ trọng dân số có bằng trung cấp chuyên nghiệp và trung cấp nghề tăng từ 4,7% lên 6,7%; tỷ trọng dân số có bằng cao đẳng và cao đẳng nghề tăng từ 0,7% lên 1,7%; tỷ trọng dân số có bằng đại học trở lên tăng từ 1,3% lên 2,9%. Mặc dù tỷ trọng những ngƣời từ 15 tuổi trở lên đƣợc đào tạo chuyên môn kỹ thuật của tỉnh Bắc Kạn đã đƣợc cải thiện trong 10 năm qua, song với tỷ lệ 13,4% nhƣ hiện nay là rất thấp và nó phản ánh chất lƣợng không cao của lực lƣợng lao động đang làm việc tại tỉnh Bắc Kạn. Vì vậy cần xây dựng quy hoạch đào tạo cán bộ quản lý, khoa học kỹ thuật, công nhân kỹ thuật cho các ngành, nhanh chóng nâng cao dân trí và trình độ học vấn cho nhân dân trong tỉnh. Phải xác định rõ nguồn nhân lực là tài nguyên quý giá nhất phục vụ cho công cuộc đổi mới và phát triển của tỉnh.
Mở rộng hợp tác với các cơ sở đào tạo có trang bị hiện đại trong và ngoài tỉnh để đào tạo lao động kỹ thuật lành nghề. Khuyến khích các doanh
Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
nghiệp có sử dụng lao động góp vốn và trang bị phƣơng tiện để nâng cao chất lƣợng đào tạo hoặc liên kết đào tạo tại doanh nghiệp, nhà nƣớc sẽ hỗ trợ một phần kinh phí. Tạo sự liên kết giữa cơ quan quản lý nhà nƣớc về phát triển công nghiệp, các cơ quan tƣ vấn về phát triển kinh tế - kỹ thuật công nghệ, các doanh nghiệp với các trƣờng đại học, các cơ sở đào tạo công nhân kỹ thuật để hỗ trợ nhau trong vấn đề đào tạo, cung ứng, sử dụng nhân lực một cách có hiệu quả nhất.
Xây dựng và mở rộng thêm các trƣờng, cơ sở đào tạo, mở rộng thêm các ngành nghề mới, chú ý đến đầu tƣ các trang thiết bị hiện đại phục vụ dạy nghề, nhằm nâng cao chất lƣợng và số lƣợng đào tạo đi đôi với việc liên kết, thu hút đội ngũ giảng viên có chuyên môn cao về giảng dạy.
Có kế hoạch cập nhật kiến thức mới về tiến bộ khoa học công nghệ cho đội ngũ công nhân trong tỉnh. Rà soát lại lực lƣợng kỹ sƣ – công nhân kỹ thuật đƣợc đào tạo trong các cơ quan nhà nƣớc trong tỉnh để có kế hoạch điều chỉnh phân công hợp lý, nhằm tăng cƣờng thêm nhân lực cho các cơ sở công nghiệp của tỉnh. Tạo điều kiện thuận lợi để khuyến khích ngƣời có khả năng đƣợc học tập, có chính sách khuyến khích tài năng trẻ đi vào nghiên cứu, sáng tạo và ứng dụng những thành quả công nghệ mới.
Trẻ hoá đội ngũ cán bộ quản lý ngành, tạo điều kiện tham quan, học tập, giao lƣu với nƣớc ngoài để kịp thời nắm bắt các thông tin về thị trƣờng, công nghệ...
Thƣờng xuyên mở các lớp đào tạo cán bộ quản lý doanh nghiệp để nâng cao trình độ quản lý doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu hội nhập và cạnh tranh.
Tích cực phát hiện và bồi dƣỡng nhân tài, đào tạo nhanh cán bộ giỏi ngoại ngữ, vi tính và tin học, những nhà quản lý, kinh doanh giỏi, thợ lành nghề.
Tích cực giải quyết việc làm cho ngƣời lao động, cải thiện một bƣớc đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Phấn đấu không có hộ đói, nghèo. Cần chú trọng bồi dƣỡng nhân lực, đào tạo nhân tài.
Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Tỉnh Bắc Kạn là tỉnh có số ngƣời xuất cƣ nhiều hơn số ngƣời nhập cƣ, mà hầu hết những ngƣời xuất cƣ đến các tỉnh khác đều có trình độ chuyên môn kỹ thuật rất cao. Vì vậy cũng cần phải có các chính sách rõ ràng, minh bạch đúng đắn đối với việc sử dụng, trọng dụng nhân tài, nhất là trọng dụng các nhà khoa học và chuyên gia thật sự có tài năng cống hiến, thực hiện các chính sách ƣu đãi đối với ngƣời tài. Đồng thời tạo ra nhiều việc làm thu hút nguồn nhân lực có trình độ cao từ tỉnh khác đến.
Chất lƣợng nguồn nhân lực không chỉ ở trình độ học vấn mà còn cần phải nâng cao hơn nữa về chất lƣợng con ngƣời. Chất lƣợng con ngƣời đƣợc thể hiện, trƣớc hết phải tính đến chất lƣợng sinh nở, ngành y tế cần phải có những chính sách cụ thể nhƣ kiểm tra sức khỏe, bệnh tật, tính di chuyền… trƣớc khi đăng ký giá thú và vợ chồng quan hệ để sinh con. Hiện nay, tỉnh Bắc Kạn có tình trạng sinh con không tính toán, cân nhắc, nhất là phổ biến ở giới trẻ và ở vùng sâu, vùng xa của tỉnh, làm cho những đứa con sinh ra kém phát triển về trí tuệ. Vì vậy hằng năm cần phải tổng kết về lý luận và thực tiễn nguồn nhân lực của tỉnh, đánh giá mặt đƣợc, mặt chƣa đƣợc, kịp thời rút ra những kinh nghiệm. Trên cơ sở đó xây dựng những chính sách mới và điều chỉnh chính sách sao cho phù hợp với yêu cầu phát triển của nền kinh tế.