Thực hiện tốt chính sách dân số KHHGĐ để giảm gia tăng dân số, tiến

Một phần của tài liệu biến động dân số tỉnh bắc kạn giai đoạn 1999 - 2009 (Trang 90 - 93)

5. CẤU TRÚC LUẬN VĂN

3.3.1. Thực hiện tốt chính sách dân số KHHGĐ để giảm gia tăng dân số, tiến

dân số, tiến tới ổn định quy mô gia đình

Để thực hiện tốt chính sách dân số - KHHGĐ cần những giải pháp cụ thể sau:

- Lãnh đạo tổ chức và quản lý: Tăng cƣờng sự lãnh đạo, chỉ đạo của

Đảng và chính quyền cấp tỉnh, huyện, xã đối với công tác DS. Thực hiện có hiệu quả quản lý nhà nƣớc đối với công tác DS, phát huy cao nhất sự hợp tác tích cực giữa các cơ quan Nhà nƣớc và các tổ chức xã hội trong tỉnh tham gia công tác DS. Củng cố, kiện toàn và ổn định hệ thống làm công tác DS ở cấp tỉnh, huyện và xã đủ mạnh để tham mƣu, quản lý, điều phối và tổ chức thực hiện công tác DS một cách có hiệu quả.

- Truyền thông - giáo dục: Tạo sự chuyển đổi hành vi bền vững về DS,

SKSS - KHHGĐ trên cơ sở cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin với nội dung phù hợp với từng vùng và từng nhóm đối tƣợng, chú trọng hình thức tƣ vấn, đối thoại trực tiếp với các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ, nam giới, thanh

Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

niên và ngƣời chƣa thành niên. Tập trung đƣa hoạt động truyền thông vào những vùng KT - XH còn nhiều khó khăn nhƣ các xã vùng sâu, vùng xa, vùng nghèo có mức sinh và tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên còn cao. Mở rộng các hình thức giáo dục và nâng cao chất lƣợng giáo dục DS trong và ngoài nhà trƣờng.

- Chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình: Nâng cao chất

lƣợng dịch vụ chăm sóc SKSS - KHHGĐ với các nội dung chủ yếu phù hợp với chăm sóc sức khoẻ ban đầu, tiến tới thoả mãn nhu cầu của khách hàng về SKSS - KHHGĐ, hạn chế thấp nhất có thai ngoài ý muốn, giảm nạo phá thai, góp phần nâng cao chất lƣợng DS.

- Nâng cao chất lượng thông tin dữ liệu dân cư: Nâng cao năng lực thu

thập, xử lý và cung cấp thông tin dữ liệu dân cƣ; kết nối hệ cơ sở dữ liệu dân cƣ với các hệ cơ sở dữ liệu khác, tạo môi trƣờng đầy đủ thông tin, dữ liệu cho việc lồng ghép các yếu tố DS vào hoạch định chính sách, xây dựng kế hoạch phát triển KT - XH của tỉnh. Phân tích động thái DS, phát hiện kịp thời các mất cân đối về cơ cấu DS, phân bổ dân cƣ và di dân tự do nhằm đề xuất các giải pháp xử lý phù hợp với điều kiện phát triển KT - XH của tỉnh.

- Nâng cao dân trí, tăng cường vai trò gia đình và bình đẳng giới: Nâng cao

trình độ dân trí, tăng cƣờng vai trò gia đình và thực hiện bình đẳng giới nhằm góp phần nâng cao chất lƣợng DS về thể chất, trí tuệ và tinh thần. Tăng cƣờng bình đẳng giới trong giáo dục, đào tạo, dạy nghề và phân công lao động. Huy động tối đa các cháu đến lớp học, hạn chế thấp nhất học sinh gái bỏ học và lƣu ban. Quan tâm đào tạo và sử dụng lao động nữ. Điều chỉnh nhu cầu và cơ cấu lao động theo ngành, nghề phù hợp với giới tính và độ tuổi để vừa thu hút lao động vừa đảm bảo sử dụng lao động hợp lý, nhất là lao động nữ. Lồng ghép vấn đề giới vào việc xây dựng và triển khai các chính sách lao động đối với vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn để tận dụng hiệu quả cơ cấu DS, góp phần phân bổ dân cƣ hợp lý.

Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Đẩy mạnh xã hội hoá, bổ sung và hoàn thiện các chính sách về dân

số và phát triển: Huy động sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội tham gia công

tác DS, tạo mọi điều kiện để mỗi cá nhân, mỗi gia đình và toàn thể cộng đồng tự nguyện và chủ động tham gia công tác DS. Thực hiện tốt các chính sách về DS đã ban hành, đồng thời bổ sung hoàn thiện hệ thống chính sách DS gắn với phát triển, tạo cơ sở pháp lý và động lực thúc đẩy quá trình tổ chức thực hiện nhằm tăng cƣờng hiệu lực quản lý Nhà nƣớc bằng pháp luật đối với công tác DS.

Xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách có liên quan đến công tác DS. Tiếp tục hƣớng dẫn quán triệt và chấp hành toàn diện chính sách DS - KHHGĐ, chính sách gia đình, chính sách nâng cao chất lƣợng DS... đã đƣợc ban hành, đồng thời tăng cƣờng giám sát việc thi hành luật nhằm bảo vệ quyền, lợi ích và nghĩa vụ hợp pháp của công dân; Đồng thời bổ sung hoàn thiện các chính sách của tỉnh đối với công tác DS không mâu thuẫn với các chính sách xã hội khác, nhằm tạo môi trƣờng thuận lợi để mọi ngƣời dân trong tỉnh tham gia vào công tác DS.

- Đào tạo và nghiên cứu: Nâng cao chất lƣợng đào tạo và đào tạo lại

cho đội ngũ cán bộ DS nhằm đáp ứng yêu cầu của chiến lƣợc. Tăng cƣờng công tác nghiên cứu khoa học, gắn nghiên cứu với thực tiễn để tìm mô hình hoạt động có hiệu quả.

Tỉnh Bắc Kạn cần tăng cƣờng sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp, ngành nhằm thƣc hiện triệt để mục tiêu hạ tỷ lệ tăng dân số cho phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội. Tích cực thực hiện công tác dân số - kế hoạch hoá gia đình, hạn chế số ngƣời sinh con thứ 3, giảm tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên dƣới 1%, dần tiến tới ổn định quy mô gia đình và quy mô nguồn lao động của tỉnh. Để đạt đƣợc kết quả nhƣ vậy, công tác truyền thông dân số cần đƣợc đẩy mạnh hơn nữa giúp ngƣời dân hiểu đƣợc sự cần thiết phải thực hiện kế hoạch

Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

hoá gia đình, tự bản thân họ chấp nhận quy mô gia đình nhỏ, điều đó đồng nghĩa với chất lƣợng cuộc sống đƣợc nâng cao. Hệ thống dịch vụ y tế cũng cần phát huy hơn nữa vai trò của mình, tiếp cận với ngƣời dân, giúp họ có những kiến thức cần thiết chủ động số con trong gia đình. Bên cạnh đó, các biện pháp hành chính cũng cần đƣợc duy trì và phát huy tác trong những trƣờng hợp cần thiết. Công tác giáo dục dân số cần đƣợc đƣa vào dạy lồng ghép trong nhà trƣờng, giúp thế hệ trẻ sớm có những nhận thức cần thiết về vấn đề dân số hiện nay. Quy mô gia đình nhỏ, kết hợp sự phát triển KT - XH của tỉnh làm tăng thu nhập cho ngƣời lao động, chất lƣợng cuộc sống nhân dân ngày một nâng cao. Đó là cái cốt lõi cần phải vƣơn tới của tỉnh Bắc Kạn.

Một phần của tài liệu biến động dân số tỉnh bắc kạn giai đoạn 1999 - 2009 (Trang 90 - 93)