Nhóm nhân tố kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu biến động dân số tỉnh bắc kạn giai đoạn 1999 - 2009 (Trang 28 - 30)

5. CẤU TRÚC LUẬN VĂN

1.1.2.1. Nhóm nhân tố kinh tế xã hội

- Chính sách phát triển dân số: Chính sách DS là những quy định của cơ quan nhà nƣớc nhằm thay thế hoặc sửa đổi xu hƣớng phát triển DS sao cho

Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

phù hợp với nhu cầu và khả năng phát triển của đất nƣớc trong mỗi thời kỳ. Các chính sách dân số thể hiện những nỗ lực nhằm duy trì tăng hay giảm tỷ lệ gia tăng dân số tuỳ theo nhu cầu của xã hội với mục tiêu chính là kiểm soát quy mô dân số và xem xét sự ảnh hƣởng tới cơ cấu và phân bố dân số. Vì thế có thể nói rằng chính sách dân số là một nhân tố quan trọng ảnh hƣởng trực tiếp và mạnh mẽ đến tăng mức sinh của một vùng, một quốc gia.

- Tăng trưởng kinh tế và mức sống dân cư: Thực tế cho thấy, đời sống thấp thì mức sinh đẻ cao và ngƣợc lại. Đối với các nƣớc có nền kinh tế kém phát triển dân số tăng nhanh hơn các nƣớc có nền kinh tế phát triển, hoặc trong cùng một nƣớc, cùng một thời kì, cùng đi liền theo thang bậc của xã hội, mức sinh giảm một cách hoàn toàn hợp quy luật. Mức sinh giảm một cách liên tục cùng với sự phát triển kinh tế xã hội.

Mức thu nhập sẽ ảnh hƣởng lớn đến hành vi sinh đẻ. Những nƣớc có mức thu nhập cao thì nhu cầu về vật chất và tinh thần của con ngƣời ngày càng tăng, mong muốn hƣởng thụ đƣợc đặt lên hàng đầu, nhu cầu sinh con đẻ cái giảm đi. Ngƣợc lại, những nƣớc nghèo nhất thƣờng là những nƣớc có tỷ suất sinh và tỷ lệ gia tăng tự nhiên cao nhất. Đồng thời, khi thu nhập tăng lên, mức sống nâng cao góp phần tạo điều kiện hạ thấp mức độ tử vong, nâng cao thể lực, trí lực, sức khỏe…

- Điều kiện xã hội, điều kiện sống và mức sống: Điều kiện xã hội cũng tác động mạnh lên mức sinh. Xã hội càng văn minh, tiến bộ, trình độ văn hoá càng cao, nhất là trình độ của ngƣời phụ nữ cùng với địa vị của họ cao thì mức sinh của DS sẽ càng đƣợc hạ thấp. Xã hội càng văn minh thì những phong tục tập quán lạc hậu ít có cơ sở để tồn tại. Con ngƣời có trình độ hiểu biết sẽ có khả năng điều chỉnh hành vi sinh đẻ đến mức hợp lý tối ƣu. Điều kiện sống và mức sống có ảnh hƣởng rất lớn đến mức sinh, mức tử, tuổi thọ. Đồng thời những nơi mà có điều kiện sống tốt cả về tự nhiên và

Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

KT - XH thƣờng thu hút nhiều dân cƣ chuyển cƣ đến sinh sống, ví dụ nhƣ thành phố, thị xã, các điểm đầu nút giao thông…vì vậy chênh lệch điều kiện sống, mức sống giữa các khu vực sẽ dẫn tới tình trạng di dân xảy ra phổ biến với nhiều hình thức.

- Trình độ phát triển của y học và trình độ văn hoá: Trình độ phát triển của y học, mạng lƣới y tế, vệ sinh phòng bệnh, vệ sinh môi trƣờng công cộng, mở rộng và tăng cƣờng dịch vụ y tế giáo dục sức khoẻ cộng đồng,… đều góp phần làm giảm dịch bệnh, giảm mức chết. Nhìn chung, y học càng phát triển thì mức chết càng giảm nhanh chóng.

Trình độ văn hóa cũng ảnh hƣởng đến mức chết. Con ngƣời có trình độ văn hoá cao, đƣợc tiếp nhận các thông tin về y học, biết áp dụng kiến thức vào cuộc sống, biết nuôi dƣỡng chăm sóc con cái một cách khoa học, mức chết càng thấp. Trình độ văn hoá thấp sẽ ngƣợc lại. Trình độ văn hoá tỉ lệ nghịch với mức chết.

- Phong tục tập quán và tâm lý xã hội: Mỗi quốc gia, mỗi dân tộc, mỗi thời kì, mỗi hình thái kinh tế xã hội đều có phong tục tập quán và tâm lý xã hội khác nhau. Nó có tác động rất lớn đến gia tăng dân số. Phong tục tập quán và tâm lý xã hội cũ biểu hiện ở chỗ: kết hôn sớm, muốn có nhiều con, thích con trai…chính vì vậy làm mức sinh tăng. Nền kinh tế thay đổi, đời sống ngƣời dân đƣợc cải thiện, phong tục tập quán và tâm lý xã hội cũ mất đi, xuất hiện phong tục tập quán và tâm lý xã hội mới nhƣ kết hôn muộn, gia đình ít con, nam nữ bình đẳng… tất cả điều đó sẽ làm giảm mức sinh.

Một phần của tài liệu biến động dân số tỉnh bắc kạn giai đoạn 1999 - 2009 (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)