5. CẤU TRÚC LUẬN VĂN
2.1.3.1. Tốc độ tăng trưởng và cơ cấu kinh tế
Trong giai đoạn 1999 - 2009, nền kinh tế tỉnh Bắc Kạn phát triển khá với tốc độ phát triển bình quân đạt 10,85%/năm. Cơ cấu kinh tế có chuyển biến tích cực theo hƣớng tăng tỉ trọng công nghiệp - xây dựng, dịch vụ và giảm dần tỉ trọng nông - lâm nghiệp. Trong đó, khu vực công nghiệp - xây
Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
dựng tăng từ 9,6% lên 20,8%; khu vực dịch vụ tăng từ 22,8% lên 38,2% và khu vực nông, lâm nghiệp giảm từ 61,6 xuống còn 41%. Mức thu nhập bình quân đầu ngƣời có sự thay đổi, năm 1999 là 108 USD, năm 2009 là 399 USD (bằng khoảng 1/3 mức bình quân của cả nƣớc).
Hình 2.2. Tốc độ tăng trƣởng kinh tế tỉnh Bắc Kạn qua các giai đoạn (%)
Nguồn: Xử lý số liệu của tác giả từ (7)
Thu nhập bình quân tăng tác động tích cực đến mức sống và ảnh hƣởng đến gia tăng dân số. Thu nhập tăng tạo điều kiện tăng tiêu dùng và tăng tích luỹ. Qua đó góp phần tác động đến quy mô và chất lƣợng dân số, chất lƣợng nguồn lao động. Tốc độ tăng trƣởng cao có ý nghĩa quan trọng cho nền kinh tế của tỉnh, góp phần tạo tiền đề cho việc đẩy mạnh xuất khẩu, giải quyết việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân và thực hiện tốt chính sách xoá đói giảm nghèo, chính sách dân số. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn có tác động lớn đến sự chuyển dịch cơ cấu lao động của tỉnh.
%
Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn