Địa hình

Một phần của tài liệu biến động dân số tỉnh bắc kạn giai đoạn 1999 - 2009 (Trang 45 - 47)

5. CẤU TRÚC LUẬN VĂN

2.1.2.1. Địa hình

Bắc Kạn có địa hình tƣơng đối phức tạp, đa dạng, độ chia cắt mạnh gồm nhiều dạng địa hình nhƣ: Thung lũng, đồi, núi thấp, núi trung bình và núi đá vôi,... núi đá xen lẫn núi đất dễ gây sạt lở.

Phía Tây có độ cao thấp dần từ Đông Bắc xuống Đông Nam, có nhiều đỉnh cao trên 1.000 m, địa hình chia cắt mạnh, độ dốc bình quân 260

- 300, nhiều dãy núi đá đồ sộ nằm ở phía Bắc huyện Chợ Đồn và phía Nam huyện Ba Bể xen kẽ núi đất tạo thành những thung lũng hẹp.

Phía Đông địa hình hiểm trở nằm trong phần cuối của cánh cung Ngân Sơn - Yên Lạc, có Dãy núi đá vôi Kim Hỷ tạo nên dạng địa hình cac - xtơ với nhiều khối đá đồ sộ.

Phía Tây Bắc là hồ Ba Bể có diện tích tự nhiên khoảng 400 ha, độ sâu khoảng 20 - 30 m. Đây là một phong cảnh đẹp, một khu du lịch lý tƣởng.

Phía Nam là vùng núi thấp chuyển tiếp dần đến miền trung du , độ cao bình quân từ 300 - 400 m so với mặt nƣớc biển, đây là phần cuối cùng của cánh cung Sông Gâm, Ngân Sơn - Yên Lạc. Tuy độ cao không lớn, độ dốc bình quân 260 nhƣng địa hình vẫn bị chia cắt mạnh, tạo nên nhiều thung lũng rộng hơn, điển hình là các thung lũng ven sông Cầu. Với đặc điểm địa hình nhƣ vậy gặp nhiều khó khăn trong việc trao đổi hàng hoá, đi lại giữa các vùng với nhau. Đồng thời ảnh hƣởng tới việc phân bố dân cƣ, canh tác nông lâm nghiệp và phát triển kinh tế.

Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

2.1.2.2. Đất đai

Diện tích đất tự nhiên của Bắc Kạn là 486.841 ha (2009), trong đó đất nông nghiệp (bao gồm cả đất lâm nghiệp) là 371.767 ha chiếm 76,4%; đất phi nông nghiệp là 18.582 ha chiếm 3,8% và đất chƣa sử dụng là 96.492 ha chiếm 19,8%. Trong tƣơng lai, sự phát triển kinh tế của tỉnh sẽ thúc đẩy quá trình đô thị hoá nhanh hơn, dân số của tỉnh cũng tăng thêm trong khi quỹ đất nông nghiệp hạn chế, quỹ đất chƣa sử dụng chủ yếu là lớp đất có hiện tƣợng xói mòn, thoái hoá làm cho tầng đất mỏng, nghèo dinh dƣỡng, khô cằn. Vì vậy cần có các giải pháp hợp lý để sử dụng có hiệu quả quỹ đất, tránh tình trạng xâm chiếm diện tích đất nông nghiệp vào mục đích khác ảnh hƣởng đến nhân dân, do phần lớn dân cƣ đều sống dựa vào nghề nông.

2.1.2.3. Khí hậu

Bắc Kạn nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa vùng Đông Bắc Việt Nam, một năm có 2 mùa rõ rệt: mùa đông lạnh và mùa hè nóng ẩm. Nhiệt độ bình quân năm khoảng 22,50C, tháng 2 có nhiệt độ thấp nhất khoảng 15,70C, tháng nóng nhất là tháng 6 có nhiệt độ khoảng 280C. Nhìn chung, khí hậu của tỉnh có nhiều thuận lợi cho việc phát triển nông, lâm nghiệp cũng nhƣ phát triển một số cây nông phẩm cận nhiệt và ôn đới. Bên cạnh những thuận lợi, Bắc Kạn cũng có nhiều khó khăn do khí hậu nhƣ sƣơng muối, mƣa đá, lốc... làm ảnh hƣởng đến đời sống và hoạt động kinh tế trong tỉnh. Đây cũng là nhân tố ảnh hƣởng tạo ra sự khác biệt trong phân bố dân cƣ giữa các vùng trong tỉnh.

2.1.2.4. Thủy văn

Bắc Kạn là đầu nguồn của 5 con sông lớn chảy sang các tỉnh lân cận, sông Gâm, sông Lô chảy sang tỉnh Tuyên Quang; sông Kỳ Cùng chảy sang tỉnh Lạng Sơn; sông Cầu chảy về tỉnh Thái Nguyên; sông Bằng Giang chảy

Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

sang tỉnh Cao Bằng. Ngoài hệ thống sông ngòi dầy đặc, Bắc Kạn còn nổi tiếng với hồ Ba Bể. Đây là một trong những hồ kiến tạo đẹp và lớn nhất nƣớc ta, và là một địa điểm có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch của tỉnh. Sông ngòi có ý nghĩa quan trọng đối với sản xuất và đời sống của nhân dân tỉnh Bắc Kạn. Sông ngòi là nguồn cung cấp nƣớc chủ yếu cho nông nghiệp, ngƣ nghiệp và là nguồn nƣớc sinh hoạt thiết yếu của ngƣời dân.

2.1.2.5. Khoáng sản

Tài nguyên khoáng sản tại Bắc Kạn tƣơng đối phong phú, đa dạng và giầu tiềm năng, trong đó quặng chì - kẽm, quặng vàng, quặng sắt và vật liệu xây dựng có trữ lƣợng khá. Đây là một trong những thế mạnh để phát triển kinh tế - xã hội nói chung và công nghiệp khai thác nói riêng. Đây cũng là nhân tố ảnh hƣởng đến cơ cấu giới tính theo nghề nghiệp của tỉnh.

2.1.2.6. Tài nguyên rừng

Bắc Kạn có 333.564 ha đất lâm nghiệp (2009), trong đó đất có rừng là 263.503,9 ha, (rừng tự nhiên 224.151,4 ha, rừng trồng là 39.352,5 ha) và đất chƣa có rừng là 70.060,1 ha. Nếu nhƣ năm 1997 diện tích rừng tự nhiên của Bắc Kạn chiếm tới 95% thì đến năm 2009 diện tích rừng tự nhiên còn 85%, trong đó rừng giầu và rừng trung bình chỉ chiếm có khoảng 9%, diện tích rừng phục hồi và rừng nghèo chiếm khoảng 50% và rừng tre nứa hỗn giao khoảng 20%. Rừng của Bắc Kạn có vị trí quan trọng, ảnh hƣởng lớn đến sản xuất nông nghiệp, môi trƣờng sinh thái và đời sống nhân dân.

Một phần của tài liệu biến động dân số tỉnh bắc kạn giai đoạn 1999 - 2009 (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)