5. CẤU TRÚC LUẬN VĂN
2.2.2.4. Cơ cấu dân số theo trình độ văn hoá
Kết quả điều tra cho thấy tỷ lệ biết chữ của dân số 15 tuổi trở lên của tỉnh Bắc Kạn năm 1999 đạt 85%, năm 2007 đạt 88,3%, năm 2009 đạt 90,14%. Sau 10 năm tăng 5,14%, tỷ lệ biết chữ của nữ giới tăng 6,25% trong khi nam giới chỉ tăng 3,89% trong giai đoạn này. Tỷ lệ biết chữ giữa nam và nữ đã đƣợc thu hẹp dần về khoảng cách (chênh giữa hai giới năm 1999 là 8,67%, 7,65% năm 2007, 6,31% năm 2009). Điều này chứng tỏ bất bình đẳng giới trong giáo dục ở tỉnh Bắc Kạn hiện nay đã đƣợc xóa bỏ.
Biểu 2.3. Tỷ lệ biết chữ của dân số từ 15 tuổi trở lên chia theo giới tính, khu vực và đơn vị hành chính giai đoạn 1999 - 2009
(Đơn vị: %) Khu vực và giới tính 1999 2001 2003 2007 2009 Toàn tỉnh 85,0 86,1 86,5 88,3 90,14 Chia theo khu vực Thành thị 94,39 94,79 95,15 96,87 97,48 Nông thôn 83,32 84,00 85,34 87,99 88,68 Chia theo giới tính Nam 89,39 89,97 90,13 92,98 93,28 Nữ 80,72 81,55 83,42 85,63 86,97
(Nguồn: Xử lý số liệu của tác giả từ [3] [8])
Tỷ lệ biết chữ của thành thị cao hơn nông thôn do điều kiện sống và cơ sở vật chất giáo dục của thành thị tốt hơn nông thôn. Những năm qua nhờ có chính sách phổ cập giáo dục tiểu học và xóa mù chữ, nên chênh lệch về tỷ lệ biết chữ giữa khu vực thành thị và nông thôn đã đƣợc thu hẹp nhƣng vẫn còn ở mức khá cao lên tới 8,8% (năm 1999 mức chênh lệch là 11,07%).
Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Trong giai đoạn 1999 - 2009, tỷ lệ biết chữ của các huyện đều tăng. Tăng nhanh nhất: Huyện Ba Bể (10,5%), Ngân Sơn (8,3%), Chợ Đồn (4,19%), chậm nhất huyện Pắc Nặm (2,05%). Thị xã Bắc Kạn là địa phƣơng có tỷ lệ biết chữ cao nhất (98,15%), tiếp đến huyện Na Rì (94,38%), thấp nhất là huyện Pắc Nặm (68,18%). Hiện nay các nhóm tuổi trẻ hơn tỷ lệ biết chữ ngày càng cao, đồng thời tỷ lệ biết chữ giữa thành thị và nông thôn cũng dần thu hẹp khoảng cách. Nhƣ vậy, các số liệu cho thấy trình độ dân cƣ tỉnh Bắc Kạn đã đƣợc cải thiện rõ rệt trong vòng 10 năm qua.