II Nhóm tỷ số về khả năng hoạt động
3.2.6.3. Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh
Công ty chưa tiến hành phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh, vì thế các nhà quản trị Công ty chưa thấy được vốn của Công ty có đủ tài trợ cho tài sản nhằm đáp ứng kịp thời cho hoạt động kinh doanh hay không? Hay Công ty đầu tư quá nhiều vào tài sản làm giảm sức sinh lời của đồng vốn? Do đó, phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh cũng là một nội dung không thể thiếu trong hoạt động phân tích tài chính của Công ty.
Để phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh, ta cần tính toán vốn lưu động thường xuyên và nhu cầu vốn lưu động thường xuyên.
- Tính toán vốn lưu động thường xuyên:
Từ chỉ tiêu tổng hợp rất quan trọng này có thể nhận biết: doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn hay không, tài sản dài hạn của doanh nghiệp có được tài trợ một cách vững chắc bằng nguồn vốn dài hạn không?
Áp dụng vào công ty Airimex trong 3 năm nghiên cứu từ 2008 đến 2010: Vốn lưu động thường xuyên = Nguồn vốn dài hạn - Tài sản dài hạn Vốn lưu động thường xuyên 2008 = 28.077.739 – 7.311.188 = 20.766.551
Vốn lưu động thường xuyên 2009 = 37.341.266 – 7.593.815 = 29.474.451 Vốn lưu động thường xuyên 2010 = 39.263.243 – 10.152.015 = 29.111.228 Như vậy, qua 3 năm nghiên cứu, vốn lưu động thường xuyên của Công ty luôn >0. Như vậy, nguồn vốn dài hạn của Công ty luôn lớn hơn tài sản dài hạn. Tức là, nguồn vốn dài hạn dư thừa sau khi đầu tư vào tài sản dài hạn được đầu tư vào tài sản ngắn hạn. Mặt khác, tài sản ngắn hạn trong cả 3 năm 2008, 2009 và 2010 của Công ty đều lớn hơn nguồn vốn ngắn hạn. Có thể đánh giá khả năng thanh toán của Công ty là tốt, phù hợp với các tỷ số đánh giá về khả năng thanh toán của Công ty thể hiện ở phần trên. Như vậy, dựa vào chỉ tiêu vốn lưu động thường xuyên, có thể giúp khẳng định Công ty có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn, tài sản dài hạn của Công ty được tài trợ một cách vững chắc bằng nguồn vốn dài hạn.
- Tính toán nhu cầu Vốn lưu động thường xuyên:
Nhu cầu Vốn lưu động thường xuyên là lượng vốn ngắn hạn doanh nghiệp cần để tài trợ cho một phần tài sản ngắn hạn, đó là hàng tồn kho và các khoản phải thu (tài sản ngắn hạn không phải là tiền).
Áp dụng vào công ty Airimex trong 3 năm nghiên cứu từ 2008 đến 2010: Nhu cầu Vốn lưu động thường xuyên = (Tồn kho + các khoản phải thu) – nợ ngắn hạn Nhu cầu Vốn lưu động thường xuyên 2008 = 50.742.188 – 88.207.821 = -37.465.633 Nhu cầu Vốn lưu động thường xuyên 2009 = 93.206.674 – 95.595.303 = -2.388.629 Nhu cầu Vốn lưu động thường xuyên 2010 = 55.587.916 – 78.232.417 = -22.644.501 Nhu cầu Vốn lưu động thường xuyên của Công ty luôn < 0, tức là tồn kho và các khoản phải thu < nợ ngắn hạn. Tại đây, các tài sản ngắn hạn của Công ty nhỏ hơn nguồn vốn ngắn hạn mà Công ty có được từ bên ngoài, Công ty không phải dùng nguồn vốn dài hạn để tài trợ cho nhu cầu vốn lưu động thường xuyên.