Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu hoàn thiện phân tích tài chính tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu hàng không (Trang 68 - 71)

- Phân tích tài chính đã chú ý tới yếu tố đặc thù kinh doanh của Công ty: mặt hàng kinh doanh chủ yếu là vật tư phụ tùng trang thiết bị phục vụ ngành hàng

2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân

2.3.2.1. Hạn chế

- Hạn chế về tổ chức bộ máy phân tích: Thực tế bộ máy phân tích tại Công ty chỉ bao gồm vị trí công việc thuộc Phòng Tài chính Kế toán. Trong đó, Kế toán tổng hợp là người được phân công thực hiện phân tích tài chính của Công ty dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Kế toán trưởng. Kế toán tổng hợp chịu trách nhiệm toàn bộ từ việc thu thập thông tin, lựa chọn phương pháp phân tích cho đến tiến hành phân tích. Cho nên, kết quả phân tích phụ thuộc chủ yếu vào kinh nghiệm chủ quan của Kế toán tổng hợp.

Việc phân tích tài chính của Công ty chỉ được thực hiện theo niên độ và thường được hoàn thành vào quý 1 năm sau. Như thế, phải đến quý 2 năm sau,

Công ty mới có thể xác định được nguyên nhân hạn chế của tình hình tài chính Công ty của năm trước, và có những biện pháp khắc phục những hạn chế đó. Ngoài ra, việc xây dựng kế hoạch, mục tiêu cho năm sau của Công ty cũng bị chậm, từ đó lại tiếp tục ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện những kế hoạch, mục tiêu này.

- Hạn chế về cơ sở vật chất phục vụ phân tích: Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ phân tích còn nghèo nàn, Công ty chưa sử dụng phần mềm phân tích tài chính mà chỉ thực hiện đơn giản trên Excel.

- Hạn chế về thông tin phục vụ phân tích: Chất lượng của thông tin phân tích - “đầu vào” của công tác phân tích chưa cao, cách thức thu thập và xử lý thông tin còn thủ công, góp phần dẫn đến chất lượng chưa đảm bảo của kết quả phân tích. Thông tin mà Công ty sử dụng để phân tích tài chính là các báo cáo tài chính, bao gồm bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, các thông tin bên ngoài như thông tin về môi trường kinh tế trong nước và quốc tế, thông tin ngành, thông tin của các đối thủ cạnh tranh,... chưa được Công ty sử dụng để phân tích.

- Hạn chế về phương pháp phân tích: Công ty mới chỉ sử dụng phương pháp so sánh và phương pháp tỷ số, chưa sử dụng phương pháp Dupont. Như đã giới thiệu ở phần lý thuyết, phương pháp Dupont có ưu việt hơn hai phương pháp trên là cho biết sự tương tác qua lại giữa các chỉ tiêu tài chính bộ phận. Cụ thể, đó là khi một chỉ tiêu bộ phận thay đổi dẫn đến sự thay đổi như thế nào của chỉ tiêu tài chính đang nghiên cứu. Phương pháp so sánh chủ yếu được Công ty sử dụng để đánh giá sự biến động của các chỉ tiêu giữa các năm nghiên cứu, đôi khi chưa chỉ ra được nguyên nhân của những biến động đó, do đó cũng chưa xác định được phương hướng giải pháp để khắc phục. Phương pháp tỷ số giúp thu được các tỷ số ở dạng con số độc lập, riêng lẻ mà thiếu sự liên kết với các số liệu tài chính liên quan khác, thiếu sự so sánh với các tỷ số ngành hay doanh nghiệp cạnh tranh, vì thế kết quả phân tích vẫn ít nhiều mang tính chủ quan.

- Hạn chế về nội dung phân tích: Nội dung phân tích tài chính của Công ty còn sơ sài, vẫn mang tính chất cục bộ từ số liệu kế toán, chưa có sự liên kết chặt

chẽ giữa đặc điểm kinh doanh của Công ty và tình hình kinh tế xã hội trong và ngoài nước.

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ chưa được phân tích. Diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn, tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh chưa được thực hiện phân tích. Ngoài ra, như đã chỉ rõ ở phần thực trạng, nhóm chỉ tiêu về khả năng hoạt động, một số chỉ tiêu về khả năng cân đối vốn chưa được phân tích. Vì vậy, bức tranh tài chính toàn cảnh của Công ty mới chỉ dừng lại ở dạng phác thảo, chưa thực sự rõ nét. Ngay cả với các chỉ tiêu đã thực hiện phân tích, Công ty cũng mới chỉ dừng lại ở việc tính toán con số thuần tuý toán học, thiếu sự đánh giá, hoặc đánh giá chưa đầy đủ.

- Hạn chế về quy trình phân tích: Quy trình công tác phân tích tài chính của Công ty chưa làm rõ được sự liên kết giữa các phòng ban có liên quan trong nội bộ Công ty, dù quy trình này được tổ chức khá chặt chẽ, từ bước xác định mục tiêu phân tích, thu thập thông tin, lựa chọn phương pháp cho đến việc thực hiện phân tích.

Sản phẩm cuối cùng của quy trình phân tích, kết quả của quá trình phân tích tài chính - báo cáo phân tích tài chính chưa được lập. Trên thực tế, hiện nay cũng không có quy định yêu cầu bắt buộc cho việc lập báo cáo phân tích, và cũng chưa có mẫu quy định cho loại hình báo cáo này. Các kết quả phân tích rời rạc thiếu độ gắn kết, không được đặt trong tổng thể có sự đối chiếu so sánh để thấy rõ mối quan hệ của các chỉ tiêu phân tích. Kết quả cuối cùng thấy được chỉ là những con số, mà chưa thấy được các yếu tố ảnh hưởng đến nó, đến chất lượng, độ tin cậy của kết quả phân tích. Dựa trên kết quả phân tích như vậy, Ban Lãnh đạo Công ty gặp không ít khó khăn khi đưa ra quyết định tài chính.

Do những hạn chế nói trên, hoạt động phân tích tài chính tại Công ty chưa thực sự giúp Ban giám đốc Công ty đánh giá được toàn diện, sát thực tình hình tài chính của Công ty: tình trạng ngân quỹ, khả năng thu hồi các khoản nợ, hiệu suất sử dụng tài sản, hiệu quả sử dụng vốn vay và vốn chủ sở hữu,…. Từ đó, một số quyết định tài chính của Công ty thiếu hiệu quả. Quyết định đầu tư công trình nhà C vào thời điểm năm 2009 (đến giữa năm 2010, dự án này mới được xem xét tạm dừng)

hay quyết định đưa mã cổ phiếu ARM của công ty giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội quý 3 năm 2010 đúng vào thời điểm thị trường đang ảm đạm,… là những thí dụ minh chứng cụ thể.

Các hạn chế này xuất phát từ một số nguyên nhân chính như sau:

Một phần của tài liệu hoàn thiện phân tích tài chính tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu hàng không (Trang 68 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w