- Dự kiến tăng vốn
3.2.5. Hoàn thiện phương pháp phân tích
Phương pháp so sánh và tỷ số mà Công ty đang sử dụng hiện nay mới chỉ dừng lại ở việc phản ánh sự biến động của các chỉ tiêu phân tích qua các kỳ, chưa cho thấy mối quan hệ giữa các chỉ tiêu đó cũng như mức độ ảnh hưởng của các yếu tố khác đến chỉ tiêu phân tích. Điều này gây khó khăn cho Ban giám đốc khi đưa ra quyết định tài chính.
Để khắc phục hạn chế này, Công ty cần xem xét áp dụng phương pháp Dupont. Như phần lý thuyết đã giới thiệu, đây là phương pháp phân tích có ưu điểm hơn hẳn hai phương pháp truyền thống nói trên - giúp đánh giá sự tác động tương hỗ giữa các tỷ số tài chính, biến một chỉ tiêu tổng hợp thành một hàm số của một loạt các biến số. Cụ thể hơn, một tỷ số tài chính lúc này được trình bày bằng tích một vài tỷ số khác. Theo đó, cán bộ phân tích có thể phân tích tác động của từng tỷ số - từng yếu tố tới chỉ tiêu tài chính tổng hợp, từ đó giúp đưa ra các quyết định tài chính xác thực hơn, phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp.
ROA = Lợi nhuận sau thuế Tổng tài sản bình quân ROA = Lợi nhuận sau thuế
x Doanh thu thuần Doanh thu thuần Tổng tài sản bình quân ROA = Doanh lợi tiêu thụ sản phẩm x Hiệu suất sử dụng tổng tài sản
Thử phân tích chỉ tiêu ROA của hai năm 2009 và 2010, có thể dễ dàng nhận ra phần đóng góp của từng chỉ tiêu tài chính liên quan.
- Tính ROA năm 2009:
+ Theo số liệu ở Bảng 2.3, ROA 2009 = 4,74% + Theo Bảng 2.1 và Bảng 2.2, năm 2009, Lợi nhuận sau thuế = 5.912.068;
Doanh thu thuần = 246.034.434
=> Doanh lợi tiêu thụ sản phẩm = 5.912.068/246.034.434 = 0,024 Doanh thu thuần = 246.034.434;
Tổng tài sản bình quân = (116.285.560 + 132.936.569)/2 = 124.611.064,5 => Hiệu suất sử dụng tổng tài sản = 246.034.434/124.611.064,5 = 1,974 ROA = 0,024 x 1,974 = 0,0474
- Tính ROA năm 2010:
+ Theo số liệu ở Bảng 2.3, ROA 2010 = 5,44% + Theo Bảng 2.1 và Bảng 2.2, năm 2010, Lợi nhuận sau thuế = 6.809.626;
Doanh thu thuần = 234.754.994
=> Doanh lợi tiêu thụ sản phẩm = 6.809.626/234.754.994 = 0,029 Doanh thu thuần = 234.754.994;
Tổng tài sản bình quân = (132.936.569 + 117.495.660)/2 = 125.216.114,5 => Hiệu suất sử dụng tổng tài sản = 234.754.994/125.216.114,5 = 1,875 ROA = 0,029 x 1,875 = 0,054
Năm 2010 Công ty đã thực hiện hiệu quả hơn việc đầu tư tài sản, thể hiện ở tỷ số ROA cao hơn, chứng tỏ khả năng sinh lời trên một đồng tài sản của Công ty
lớn hơn năm 2009. Qua tính toán, có thể nhận thấy sự đóng góp của tỷ suất sinh lời của doanh thu thuần và vòng quay của tài sản đối với chỉ số này: số vòng quay tài sản giảm khoảng 1 vòng nhưng tỷ suất sinh lời của doanh thu thuần lại tăng 0,5%.
Phần thực trạng đã chỉ rõ chỉ số doanh lợi tổng tài sản của công ty năm 2010 tăng so với 2009, cho thấy khả năng sinh lời trên tổng tài sản của Công ty đang có đà tăng lên. Khi vận dụng phương pháp Dupont, sẽ nhận thấy nhận định của công ty về đà tăng lên của chỉ số này là chưa hợp lý, khả năng tăng của ROA phụ thuộc vào việc cải thiện doanh lợi tiêu thụ sản phẩm và hiệu suất sử dụng tổng tài sản của Công ty; trong khi khi chưa sử dụng phương pháp Dupont, Công ty chỉ có thể nhận thấy sự tác động của chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế và tổng tài sản bình quân đối với chỉ tiêu doanh lợi tổng tài sản. Như thế, khi vận dụng phương pháp Dupont, để nâng cao khả năng sinh lời của một đồng tài sản mà Công ty đang sử dụng, Ban lãnh đạo cần phải nghiên cứu xem xét áp dụng những biện pháp phù hợp cho việc nâng cao khả năng sinh lời của doanh thu và sự vận động của tài sản.
Hay thí dụ với chỉ tiêu doanh lợi trên vốn chủ sở hữu:
ROE = Lợi nhuận sau thuế
Vốn chủ sở hữu bình quân
Thông thường, muốn gia tăng chỉ tiêu ROE, công ty cần có biện pháp để tăng lợi nhuận sau thuế. Nếu áp dụng phương pháp Dupont, Công ty sẽ thấy được tác động của từng yếu tố liên quan tới chỉ tiêu này, từ đó, có thể có nhiều lựa chọn khác nhau để đưa ra quyết định phù hợp.
Do Vốn chủ sở hữu bình quân = Tổng tài sản bình quân – Tổng nợ phải trả bình quân, nên từ công thức chung ở trên, ta cũng có:
ROE =
Lợi nhuận sau thuế Tổng tài sản
bình quân -
Tổng nợ phải trả bình quân
ROE = Lợi nhuận sau thuế
Tổng tài sản bình quân
Tổng tài sản bình quân Tổng tài sản bình quân ROE = Lợi nhuận sau thuế x Doanh thu thuần x 1
Doanh thu thuần Tổng tài sản bình quân 1- Tỷ số nợ => ROE = Doanh lợi tiêu thụ sản phẩm x Hiệu suất sử dụng tổng tài sản x 1/(1- Tỷ số nợ)
Nhìn vào quan hệ này, ta thấy ROE chịu tác động của 3 nhân tố: - Doanh lợi tiêu thụ sản phẩm,
- Hiệu suất sử dụng tổng tài sản, - Tỷ số nợ.
Hay ROE = ROA x 1/ (1- Tỷ số nợ)
Hay có thể phân tích ROE dưới dạng khác:
ROE = Lợi nhuận sau thuế
Vốn chủ sở hữu bình quân
ROE = Lợi nhuận sau thuế x Doanh thu thuần x Tài sản bình quân Doanh thu thuần Tài sản bình quân Vốn chủ sở hữu
ROE = Doanh lợi tiêu thụ sản phẩm x Hiệu suất sử dụng tổng tài sản x Đòn bẩy tài chính
Nhìn vào quan hệ này, ta thấy ROE chịu tác động của 3 nhân tố: - Doanh lợi tiêu thụ sản phẩm
- Hiệu suất sử dụng tổng tài sản - Đòn bẩy tài chính
Hay ROE = ROA x Đòn bẩy tài chính
Thử phân tích chỉ tiêu ROE của hai năm 2009 và 2010, có thể dễ dàng nhận ra phần đóng góp của từng chỉ tiêu tài chính liên quan. Theo đó, để đẩy nhanh tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu, có thể đưa ra các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của từng nhân tố như kể ra ở trên theo những cách phân tách ROE khác nhau.
Như vậy, sử dụng phương pháp Dupont, bằng cách phân tách nhỏ hơn các tỷ số cần phân tích, có thể rõ ràng nhận ra sự đóng góp của từng tỷ số liên quan, từ đó xác định các biện pháp phù hợp tác động đến các tỷ số này, dẫn đến cải thiện tỷ số
cần phân tích theo mong muốn.