Mô hình mới về quản trị rủi ro tín dụng áp dụng tại NHTMCPCTVN –

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - chi nhánh Khánh Hòa (Trang 79)

6. Một số công trình nghiên cứu về QT RRTD31

2.2.3.4 Mô hình mới về quản trị rủi ro tín dụng áp dụng tại NHTMCPCTVN –

  Bộ máy tổ chức cấp tín dụng tại NHTMCPCTVN – CN KhánhHòa:

Về bộ máy tổ chức cấp tín dụng theo mô hình mới tại NHTMCPCTVN – CN Khánh Hòa tuân thủ đúng quy định của NHTMCPCTVN. Trong đó bộ máy cấp tín dụng cũ vẫn được duy trì, cụ thể:

Tham gia trực tiếp vào hoạt động cấp tín dụng có các phòng nghiệp vụ tại Trụ sở chính, các Chi nhánh và các Phòng Giao dịch.

Cấp có thẩm quyền quyết định tín dụng:

+ Tại Hội sở Chi nhánh: Giám đốc, phó Giám đốc Chi nhánh (được ủy quyền). + Tại Phòng Giao dịch: Trưởng phòng Giao dịch, phó phòng Giao dịch (được ủy quyền).

Về cấp có thẩm quyền kiểm soát phê duyệt thông qua tại Trụ sở chính gồm có: Hội đồng quản trị; Hội đồng tín dụng Trụ sở chính; Tổng giám đốc; Phó Tổng giám đốc được ủy quyền tuy nhiên theo mô hình mới có bổ sung thêm cấp phê duyệt tại Trụ sở chính là Trưởng/phó phòng Đánh giá xếp hạng và phê duyệt giới hạn tín dụng tại Trụ sở chính, tại TP.HCM; Trưởng/phó phòng Kiểm soát giải ngân tại Trụ sở chính, tại TP.HCM.

* Về bộ máy cấp tín dụng theo mô hình mới, NHTMCPCTVN – CN Khánh Hòa đã tuân thủ tuyệt đối theo quy định của NHTMCPCTVN.

Thẩm quyền phán quyết của Chi nhánh

Theo mô hình mới, trụ sở chính đã thiết lập 02 mức kiểm soát đối với Chi nhánh gồm mức kiểm soát thẩm định và mức kiểm soát giao dịch. Mức kiểm soát thẩm định là ngưỡng giới hạn cấp tín dụng đối với một khách hàng hoặc một nhóm khách hàng mà vượt mức đó Chi nhánh phải trình TSC kiểm soát phê duyệt thông qua. Mức kiểm soát giao dịch là ngưỡng giới hạn cho một lần giải ngân đối với một khách hàng mà vượt mức đó Chi nhánh phải trình TSC kiểm soát phê duyệt thông qua. Mức kiểm soát thẩm định đối với từng đối tượng khách hàng (cá nhân hoặc tổ chức kinh tế) là khác nhau và phụ thuộc vào kết quả chấm điểm và xếp hạng tín dụng của khách hàng đó.

Mức kiểm soát đối với từng Chi nhánh được xây dựng trên cơ sở xếp loại Chi nhánh, căn cứ vào kết quả xếp hạng và đánh giá của Ban lãnh đạo ngân hàng. Định kỳ/đột xuất Ban lãnh đạo sẽ đánh giá lại để xếp loại Chi nhánh làm căn cứ giao các mức kiểm soát phù hợp.

Về cơ bản, NHTMCPCTVN – CN Khánh Hòa đã và đang tuân thủ tuyệt đối theo thẩm quyền phán quyết này. Tuy nhiên trong giai đoạn đầu mới triển khai mô hình mới còn nhiều lúng túng nên có xảy ra sai sót, một vài khoản phê duyệt tín dụng và phê duyệt giải ngân thuộc mức phán quyết của Trụ sở chính, tuy nhiên Chi nhánh đã tự giải quyết.

* Về thẩm quyền phán quyết, NHTMCPCTVN – CN Khánh Hòa đã tuân thủ gần như đầy đủ 02 mức kiểm soát đối với Chi nhánh.

Chính sách tín dụng

- Hướng tới phục vụ nhu cầu hợp lý của khách hàng và đảm bảo kiểm soát rủi ro. - Đảm bảo tăng trưởng tín dụng hiệu quả và bền vững.

- Tổ chức bộ máy tín dụng ngày càng chuyên nghiệp hơn.

- Xây dựng hệ thống khuôn khổ cơ chế chính sách tín dụng rõ ràng đồng bộ. - Quản lý điều hành tập trung bằng cơ chế, chính sách, quy trình tín dụng, thực hiện phân quyền cho các cá nhân đơn vị trong quá trình thực hiện.

* Về chính sách tín dụng của NHTMCPCTVN, NHTMCPCTVN - CN Khánh Hòa đã lĩnh hội. Tuy nhiên khi áp dụng vào thực tế kinh doanh đã không thực hiện được, không đảm bảo tăng trưởng bền vững đảm bảo kiểm soát được rủi ro.

Quy trình tín dụng

Hiện nay NHTMCPCTVN – CN Khánh Hòa đang thực hiện cấp tín dụng theo 02 quy trình cơ bản:

- Quy trình cấp giới hạn tín dụng đối với khách hàng, nhóm KHLQ số 1067/2013/QĐ-TGĐ-NHCT35 ngày 08/04/2013 hướng dẫn các bước cấp GHTD cho khách hàng tại Chi nhánh và tại TSC (trường hợp Chi nhánh phải trình TSC kiểm soát, phê duyệt).

- Quy trình cấp khoản tín dụng đối với khách hàng số 1068/2013/QĐ-TGĐ- NHCT35 ngày 08/04/2013 hướng dẫn các bước cấp khoản tín dụng cho khách hàng tại Chi nhánh và tại TSC (trường hợp Chi nhánh phải trình TSC kiểm soát, phê duyệt).

* Các quy trình cấp giới hạn tín dụng và cấp tín dụng do NHTMCPCTVN ban hành rất đầy đủ và đã ẩn chứa các chốt quản trị rủi ro trong quy trình. Tuy nhiên đến nay tình trạng chung vẫn là hầu như mọi phòng ban, mọi nhân viên làm công tác tín dụng đều chưa tuân thủ tuyệt đối quy trình cấp GHTD, cấp tín dụng do NHTMCPCTVN đưa ra.

Bảo đảm tiền vay

Phương án kinh doanh khả thi, hiệu quả là tiêu chí quyết định trong việc xem xét cho vay. Tuy nhiên những rủi ro tín dụng rất đa dạng và có những rủi ro nằm ngoài tầm kiểm soát của con người mà thẩm định tín dụng không thể lường hết được. Đồng

thời việc áp dụng các biện pháp bảo đảm tiền vay sẽ nâng cao tính chịu trách nhiệm và chia sẻ rủi ro của khách hàng với ngân hàng. Do đó NHTMCPCTVN cũng rất chú trọng tăng cường áp dụng các biện pháp bảo đảm tiền vay, đa dạng về hình thức: thế chấp, cầm cố tài sản, bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay… Tỷ lệ cho vay có bảo đảm bằng tài sản có xu hướng gia tăng, góp phần vào giảm thiểu tổn thất khi rủi ro xảy ra.

Tuy tỷ lệ tài sản bảo đảm được nâng cao nhưng tính thanh khoản của các tài sản còn hạn chế nên khả năng thu hồi nợ còn thấp hoặc liên quan đến vụ án, tranh chấp, kiện tụng. Do đó, khi xử lý tài sản bảo đảm trên thực tế rất phức tạp, cả về mặt pháp lý cũng như khả năng chuyển nhượng tài sản, mất rất nhiều thời gian và công sức.

Mặc dù NHTMCPCTVN đã ban hành mô hình tín dụng mới nhưng vấn đề về bảo đảm tiền vay thường phụ thuộc nhiều vào diễn biến thị trường và chỉ đạo của Chính phủ, Nhà nước, do đó NHTMCPCTVN trong từng giai đoạn luôn có những chỉ đạo riêng về vấn đề TSBĐ bên cạnh Quy định bảo đảm cấp tín dụng số 1168/QĐ- HĐQT-NHCT35 đã được ban hành ngày 11/11/2011.

* Ban lãnh đạo NHTMCPCTVN – CN Khánh Hòa đã luôn chỉ đạo đội ngũ nhân sự làm công tác tín dụng tuân thủ đầy đủ quy trình, quy định chỉ đạo về bảo đảm tiền vay của NHTMCPCTVN. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện do vấn đề nhân sự trình độ vẫn còn hạn chế nên vẫn để xảy ra sơ suất trong việc nhận thế chấp cầm cố TSBĐ. Bên cạnh đó công tác theo dõi, giám sát TSBĐ sau cấp tín dụng chưa được quan tâm đúng mức đã gây ra rủi ro trong trường hợp khách hàng không có khả năng trả nợ phải xử lý TSBĐ.

Phòng ngừa, phát hiện và hạn chế rủi ro tín dụng tại NHTMCPCTVN – CN Khánh Hòa

Kiểm tra và phát hiện các dấu hiệu rủi ro là công việc không chỉ của các cán bộ tham gia vào quy trình cấp tín dụng mà còn được quán triệt đến từng cán bộ của NHTMCPCTVN. Theo quy trình, nhiệm vụ phát hiện các dấu hiệu rủi ro do phòng Khách hàng, phòng Giao dịch, phòng Tổng hợp tại Chi nhánh và phòng Quản lý rủi ro tại TSC đảm nhận.

Tuy nhiên tại NHTMCPCTVN – CN Khánh Hòa, nhiệm vụ phát hiện các rủi ro chủ yếu do phòng Khách hàng doanh nghiệp, phòng Bán lẻ tại Hội sở Chi nhánh và 05 phòng Giao dịch thực hiện bởi đây là bộ phận trực tiếp làm việc với khách hàng, thường xuyên thu thập các thông tin, kiểm tra sử dụng vốn vay, kiểm tra toàn diện

khách hàng theo định kỳ … nên có khả năng phát hiện kịp thời những thay đổi của khách hàng có thể ảnh hưởng đến khả năng trả nợ. Phòng Tổng hợp tại Chi nhánh có chức năng nhiệm vụ xử lý nợ nhưng cho đến nay vẫn chưa thực hiện tiếp nhận bất cứ hồ sơ khoản nợ xấu của các phòng để xử lý. 

Công tác xử lý nợ xấu tại NHTMCPCTVN – CN Khánh Hòa

Để xử lý nợ xấu một cách hiệu quả, Ban giám sát xử lý nợ xấu của NHTMCPCTVN yêu cầu các Chi nhánh linh hoạt trong xây dựng các giải pháp xử lý nợ phù hợp với tình hình thực tế. Giải pháp cơ bản đã thực hiện trong thời gian qua là thành lập Ban xử lý nợ xấu tại các chi nhánh gồm những thành viên là phụ trách phòng của các Phòng nghiệp vụ có liên quan để xây dựng kế hoạch và các biện pháp cụ thể, tham mưu cho Giám đốc Chi nhánh các quyết định thích hợp để xử lý nợ xấu kịp thời và đúng tiến độ. Ban xử lý nợ xấu thực hiện họp định kỳ mỗi tháng một lần để đảm bảo việc kiểm tra, giám sát thực hiện các hoạt động xử lý nợ một cách toàn diện và liên tục.

Định hướng chung của NHTMCPCTVN trong xử lý nợ xấu là thực hiện các giải pháp hợp lý trên cơ sở phân tích tình hình của từng khách hàng cụ thể. Chủ trương của NHTMCPCTVN là thực hiện thương lượng, phối hợp với khách hàng trong xử lý nợ xấu để quá trình triển khai được nhanh chóng và ít tốn thời gian. Đối với các khách hàng có thái độ thiếu hợp tác, chây ỳ và thoái thác trách nhiệm trả nợ, thì kiên quyết thực hiện các biện pháp pháp lý, khởi kiện ra tòa để tăng cường khả năng thu hồi nợ.

Tại NHTMCPCTVN – CN Khánh Hòa tuy có lập ra Ban xử lý nợ xấu theo chỉ đạo của NHTMCPCTVN nhưng chỉ mang tính hình thức, đối phó còn thực chất vẫn là khoản nợ xấu phát sinh tại phòng nghiệp vụ nào thì phòng nghiệp vụ đó tự xử lý và báo cáo trực tiếp lên Ban giám đốc Chi nhánh.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - chi nhánh Khánh Hòa (Trang 79)