Mô hình mới về quản trị rủi ro tín dụng tại NHTMCPCTVN

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - chi nhánh Khánh Hòa (Trang 76)

6. Một số công trình nghiên cứu về QT RRTD31

2.2.3.3 Mô hình mới về quản trị rủi ro tín dụng tại NHTMCPCTVN

Năm 2012 đánh dấu một bước bước thay đổi lớn trong công tác quản trị rủi ro tín dụng tại NHTMCPCTVN nói chung và NHTMCPCTVN - CN Khánh Hòa nói riêng, đó là bước chuyển đổi mô hình tín dụng giai đoạn 1 cụ thể là thành lập Phòng Quản lý rủi ro tại các Chi nhánh để kiểm soát và phê duyệt các khoản vay. Đây chính là tiền đề để tiếp tục chuyển đổi mô hình tín dụng giai đoạn 2 chuyển một phần lớn công việc kiểm soát và phê duyệt cấp GHTD và khoản tín dụng về 02 Phòng Đánh giá xếp hạng và phê duyệt GHTD và Phòng Kiểm soát giải ngân đặt tại TSC và TP.HCM.

Việc chuyển đổi sâu rộng mô hình tín dụng chính là nhân tố chủ chốt, tạo bước đột phá căn bản để NHTMCPCTVN thực hiện mục tiêu gia tăng thị phần đi đôi với nâng cao chất lượng tín dụng, chất lượng phục vụ khách hàng trong thời gian tới. Không những vậy, đây là bước đi quan trọng để NHTMCPCTVN tiệm cận với mô hình hoạt động ngân hàng chuẩn mực, phù hợp thông lệ quốc tế, tạo dựng một khung quản trị rủi ro vững chắc, cân bằng giữa lợi nhuận dự kiến và rủi ro có thể chấp nhận được. Theo mô hình này, công tác QTRRTD được tăng cường theo chiều dọc, tách biệt các khâu, đảm bảo chuyên môn

hóa cao, phân định rõ trách nhiệm và quyền hạn của các cá nhân, đơn vị trong việc quan hệ khách hàng, thẩm định và quyết định tín dụng.

Nhận thức rõ điều đó, trong thời gian qua, NHTMCPCTVN đã có sự chuẩn bị thận trọng, kỹ lưỡng về mô hình tổ chức, con người, hạ tầng công nghệ,.v.v. để chuyển đổi toàn diện mô hình tín dụng. Sự thay đổi này tạo ra sự chuyên môn hóa sâu sắc giữa các bộ phận nghiệp vụ, tăng cường kiểm soát rủi ro tín dụng hướng tới các yêu cầu, thông lệ quốc tế về quản trị rủi ro theo Basel II.

Mô hình tín dụng giai đoạn 2 được xây dựng theo chuẩn Basel II, đảm bảo quản trị rủi ro toàn diện, chặt chẽ. Tính đến nay, NHTMCPCTVN là ngân hàng Việt Nam đầu tiên triển khai mô hình này.

Thay đổi mô hình tín dụng và chuyên môn hóa cao các khâu trong quy trình cấp tín dụng tại Chi nhánh và TSC hướng đến mục tiêu phục vụ khách hàng tốt nhất đi đôi với nâng cao hiệu quả hoạt động.

Thứ nhất, các Chi nhánh thẩm định sơ bộ khách hàng đưa ra đề xuất cấp tín dụng đối với khách hàng. Việc tái thẩm định và phê duyệt cấp giới hạn tín dụng cho khách hàng, các khoản vay tập trung tại TSC, theo đó việc đánh giá và phê duyệt tín dụng khách quan hơn.

Thứ hai, do các Chi nhánh tập trung vào công việc tiếp thị, cung cấp sản phẩm, dịch vụ, chăm sóc khách hàng nên các khách hàng của NHTMCPCTVN đều được hưởng các sản phẩm tín dụng đồng nhất, chất lượng cao cùng dịch vụ hỗ trợ, tư vấn chuyên nghiệp. Với bề dày kinh nghiệm, mức độ chuyên sâu của đội ngũ bán hàng, khách hàng sẽ được sử dụng các sản phẩm tín dụng tiện ích nhất với chi phí cạnh tranh so với các ngân hàng khác.

Thứ ba, việc kiểm soát tập trung đã tạo ra kênh thông tin gắn kết giữa TSC và Chi nhánh, tạo điều kiện thuận lợi trong việc tiếp thu, ghi nhận ý kiến của Chi nhánh, của khách hàng về việc cung cấp sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng. Trên cơ sở đó kịp thời có các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc nhằm hướng tới mục tiêu phục vụ tốt nhất nhu cầu của khách hàng.

Thứ tư, khối QLRR đóng vai trò kiểm soát độc lập với bộ phận kinh doanh, thực hiện chức năng giám sát và báo cáo độc lập đối với quá trình nhận diện, đo lường, quản lý, kiểm soát, ngăn ngừa toàn diện các loại rủi ro phát sinh trong hoạt động kinh doanh của NHTMCPCTVN, bảo đảm phù hợp với khẩu vị rủi ro của ngân hàng, phù hợp thông lệ quốc tế.

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị rủi ro

Ban kiểm soát Hội đồng quản trị Ủy ban rủi ro Hội

đồng quản trị Các ủy ban khác

Tổng giám đốc

Phó Tổng giám đốc thẩm định & phê duyệt tín

dụng

Giám đốc khối quản lý rủi ro Phó Tổng giám đốc

kinh doanh

Các khối kinh doanh

Khách hàng cá nhân Khách hàng DN vừa & nhỏ Khách hàng DN lớn Kinh doanh vốn & thị trường P.Đánh giá xếp hạng & phê duyệt GHTD P.Kiểm soát giải ngân Phòng kéo dài tại TP. HCM Phòng kéo dài tại TP. HCM Phòng Chế độ Chính sách tín dụng đầu tư Phòng Quản lý rủi ro tín dụng Phòng Quản lý nợ có vấn đề Các phòng khác (QLRRT T, QLRRH Đ, PKSNB …) Phòng Kiểm toán nội bộ Cấp ban điều hành Cấp HĐQT Hội đồng quản trị

Hội đồng quản trị có thẩm quyền cao nhất trong việc QTRRTD tại ngân hàng. Ủy ban rủi ro trực thuộc HĐQT được HĐQT trao một số trách nhiệm quản trị rủi ro tín dụng như:

- Thẩm định và đánh giá các chiến lược quản trị rủi ro tín dụng. - Xây dựng các chính sách tín dụng cho các sản phẩm.

- Tư vấn cho Ban lãnh đạo về cơ cấu danh mục rủi ro tín dụng. - Đánh giá rủi ro tín dụng theo các kịch bản căng thẳng.

- Xem xét, giám sát tín dụng, chất lượng danh mục và đảm bảo các biện pháp xử lý kịp thời.

Ban điều hành chịu trách nhiệm chỉ đạo việc tuân thủ các quy định quản lý rủi ro tín dụng của HĐQT đảm bảo ngân hàng sử dụng phương pháp quản trị rủi ro tín dụng hiệu quả và phù hợp.

Bộ phận kiểm toán nội bộ có trách nhiệm giám sát sự tuân thủ trong các hoạt động kinh doanh của ngân hàng với các quy định của pháp luật và các cơ quan quản lý, các quy định nội bộ. Bộ phận kiểm toán nội bộ đảm bảo độc lập về tổ chức với ban điều hành, báo cáo trực tiếp lên Ban kiểm soát HĐQT.

Giám đốc Khối QLRR chịu trách nhiệm triển khai khung quản trị rủi ro tổng thể, quản lý và đánh giá tính hiệu lực của các quy trình quản trị rủi ro tín dụng. Giám đốc Khối QLRR báo cáo trực tiếp lên Tổng Gíam đốc và với Ủy ban rủi ro thuộc HĐQT.

Phó Tổng giám đốc kinh doanh có vai trò phụ trách lớp bảo vệ thứ nhất trong quy trình quản trị rủi ro tín dụng, chịu trách nhiệm hàng ngày về quản trị rủi ro tin dụng trong các khối khách hàng do mình phụ trách.

Phó Tổng giám đốc thẩm định & phê duyệt tín dụng có trách nhiệm:

- Kiểm soát, phê duyệt hoặc từ chối thông qua đề nghị của các khối kinh doanh về cấp tín dụng và đưa ra các giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng.

- Gíam sát chất lượng danh mục tín dụng của ngân hàng.

2.2.3.4 Mô hình mới về quản trị rủi ro tín dụng áp dụng tại NHTMCPCTVN – CN Khánh Hòa

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - chi nhánh Khánh Hòa (Trang 76)