Nguyên tắc “phản ánh chính sách quốc gia – Reflective of national policy”

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - chi nhánh Khánh Hòa (Trang 42)

6. Một số công trình nghiên cứu về QT RRTD31

1.5.8 Nguyên tắc “phản ánh chính sách quốc gia – Reflective of national policy”

Chính sách tín dụng của ngân hàng phải phù hợp với chính sách kinh tế của chính phủ tại quốc gia mà ngân hàng đó đang hoạt động. Cụ thể, ngân hàng cần biết rõ các ngành được ưu tiên đẩy mạnh để nhận sự hỗ trợ trực tiếp từ phía chính phủ. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng cần quan tâm đến các chính sách, chương trình xã hội của chính phủ.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1:

Trong kinh doanh ngân hàng việc đương đầu với rủi ro tín dụng là điều không thể tránh khỏi được. Thừa nhận một tỷ lệ rủi ro tự nhiên trong hoạt động kinh doanh ngân hàng là yêu cầu khách quan hợp lý. Vấn đề là làm thế nào để hạn chế rủi ro này ở một tỷ lệ thấp nhất có thể chấp nhận được. Chương 1 của luận văn đã khái quát các vấn đề cơ bản về rủi ro tín dụng cũng như đề cập đến các mô hình và biện pháp đảm bảo giảm thiểu rủi ro tín dụng, làm cơ sở cho các chương tiếp theo của luận văn.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG

TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CN KHÁNH HÒA 2.1 Giới thiệu chung về NH TMCP Công thương Việt Nam – CN Khánh Hòa 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – CN Khánh Hòa

Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Khánh Hòa được thành lập vào tháng 9/1988 theo quyết định số 98/NH-QĐ ngày 01/07/1989 của Thống đốc Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam trong bối cảnh đất nước chuyển mình “mở cửa”, nền kinh tế còn nhiều khó khăn, môi trường kinh doanh không thuận lợi, hành lang pháp lý chưa bảo đảm, tình hình sản xuất kinh doanh trên địa bàn sa sút. Trụ sở của NHTMCP CTVN – CN Khánh Hòa nằm ở trung tâm TP Nha Trang. Vị trí trung tâm được vây quanh bởi các doanh nghiệp và các cơ quan hành chính của tỉnh là một trong những thuận lợi cho các kế hoạch phát triển kinh doanh của NHTMCPCTVN – CN Khánh Hòa. Tính đến năm 2013, NHTMCPCTVN – CN Khánh Hòa đã trải qua 25 năm kiên trì thực hiện mục tiêu phát triển ổn định, bền vững và không ngừng lớn mạnh, góp phần vào sự nghiệp đổi mới của hệ thống Ngân hàng Việt Nam và đóng góp đáng kể vào sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.

Trong 25 năm qua, hoạt động kinh doanh của NHTMCPCTVN – CN Khánh Hòa không ngừng tăng trưởng và đạt mức tăng bình quân từ 15-20%, góp phần tích cực vào việc phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Khánh Hòa.

Hiện nay mạng lưới phân phối của NHTMCPCTVN – CN Khánh Hòa bao gồm: - Trụ sở chính tại địa chỉ: số 04, đường Hoàng Hoa Thám, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà

- 5 phòng giao dịch: Chợ Đầm, Xóm Mới, Vĩnh Hải, Bình Tân và Cam Ranh. - 2 phòng giao dịch loại 2: Nguyễn Trãi và Thái Nguyên.

- 26 máy ATM đặt tại 21 điểm trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa

Ngoài ra, hệ thống NHTMCPCTVN còn kết nối hệ thống Banknet và Smart link với các ngân hàng như: NH Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Ngân hàng TMCP An Bình, NH TMCP Sài Gòn Công Thương, Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng, Ngân hàng Ngoại thương, Ngân hàng Kỹ thương …

Các hoạt động chính của NHTMCPCTVN – CN Khánh Hòa

oHuy động vốn

oCho vay, đầu tư

oBảo lãnh

oThanh toán và Tài trợ thương mại

oNgân quỹ

oThẻ và ngân hàng điện tử

oHoạt động khác  Chức năng nhiệm vụ

Giám đốc Chi nhánh chịu trách nhiệm điều hành chung toàn chi nhánh. Kế đó là Phó Giám đốc phụ trách từng mảng nghiệp vụ khác nhau và chịu trách nhiệm điều hành một số phòng nghiệp vụ. NHTMCPCTVN – CN Khánh Hòa có 3 Phó Giám đốc điều hành 3 mảng nghiệp vụ chính gồm: (1) Tín dụng, (2) Nguồn vốn và (3) Kế toán và Tổ chức hành chính. Sau Phó Giám đốc là Trưởng và Phó các phòng nghiệp vụ.

Tại Trụ sở chính gồm có 7 phòng nghiệp vụ bao gồm:

- Phòng Kế toán phụ trách nghiệp vụ Kế toán giao dịch, Kế toán nội bộ, Chứng khoán, Thẻ ATM và các dịch vụ Ngân hàng điện tử.

- Phòng Tổ chức hành chính phụ trách về nhân sự.

- Phòng Ngân quỹ phụ trách về thu, chi tiền mặt của chi nhánh.

- Phòng Tổng hợp chịu trách nhiệm thống kê, báo cáo, lập các kế hoạch; Cân đối vốn; Tiếp thị và Chăm sóc khách hàng; Phụ trách Quản lý chất lượng (ISO) và quản lý các khoản nợ có vấn đề của chi nhánh.

- Phòng Điện toán phụ trách về công nghệ, thông tin điện toán của chi nhánh. - Phòng Khách hàng doanh nghiệp phụ trách nghiệp vụ tín dụng các khách hàng doanh nghiệp lớn; Tài trợ thương mại; Kinh doanh ngoại tệ; Tổng hợp (các thống kê, báo cáo); Lập các kế hoạch; Cân đối vốn; Tiếp thị và Chăm sóc khách hàng; Phụ trách Quản lý chất lượng (ISO).

- Phòng Bán lẻ phụ trách nghiệp vụ tín dụng các khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ, khách hàng cá nhân, đại lý bảo hiểm, thẻ Tín dụng quốc tế và tiền gửi.

- Các phòng giao dịch loại 1 làm nghiệp vụ Tín dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các cá nhân và Kế toán giao dịch bao gồm các phòng: Cam Ranh, Vĩnh Hải, Xóm Mới, Bình Tân và Chợ Đầm.

- Các phòng giao dịch loại 2 làm nghiệp vụ Kế toán giao dịch bao gồm: Nguyễn Trãi, Thái Nguyên.

Sơ đồ tổ chức

Sơ đồ tổ chức của NHTMCPCTVN – CN Khánh Hòa phân cấp như sau: - Cấp cao nhất (cấp 1): Giám đốc

- Cấp 2: Phó Giám đốc - Cấp 3: Trưởng phòng - Cấp 4: Phó phòng

Sơ đồ 1.2: Mô hình tổ chức và mạng lưới của NHTMCPCTVN – CN KhánhHòa

(Nguồn: Báo cáo của Vietinbank Khánh Hòa)

Giám Đốc Phó Giám Đốc Phó Giám Đốc Phòng Kế Toán Phòng TCHC Phòng Ngân Quỹ Phòng GD Nguyễn Trãi Phòng GD Thái Nguyên Phòng Điện toán Phòng KHDN Phòng Tổng hợp Phòng Bán lẻ Phòng GD Cam Ranh Phòng GD Vĩnh Hải Phòng GD Xóm Mới Phòng GD Bình Tân Phòng GD Chợ Đầm Phó Giám Đốc

2.1.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Khánh Hòa Nam – Chi nhánh Khánh Hòa

Kể từ khi đi vào hoạt động cho đến nay, NHTMCPCTVN – CN Khánh Hòa đã khẳng định được vị trí dẫn đầu của mình trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa và đóng góp vào sự tăng trưởng chung của toàn hệ thống NHCT.

Bảng 2.1: Kết quả kinh doanh của Vietinbank Khánh Hòa giai đoạn 2008 -2013

(ĐVT: Tỷ đồng)

Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 2013

Nguồn vốn huy động 1.502 1.798 2.711 3.066 4.447 4.183

Dư nợ 1.781 2.357 2.399 2.581 2.853 2.944

Lợi nhuận đã trích DPRR 85.016 58.958 89.343 110.687 93.626 99.196 Tăng trưởng lợi nhuận (26.058) 30.385 21.344 (17.061) 5.570

(Nguồn: Báo cáo của Vietinbank Khánh Hòa)

Lợi nhuận của NHTMCPCTVN – CN Khánh Hòa qua các năm đều ở mức khá cao mà đỉnh cao là năm 2011 với lợi nhuận đạt được trên 110 tỷ đồng. Năm 2011, đánh dấu một năm nhiều biến động và đầy khó khăn đối với nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Khủng hoảng và suy thoái kinh tế toàn cầu đã tác động nghiêm trọng đến nền kinh tế Việt Nam – một nền kinh tế đã có sự hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Trước tình hình đó, ngày 09/01/2011, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 02 yêu cầu các bộ, cơ quan, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện triệt để các giải pháp nhằm ổn định kinh tế vĩ mô và đảm bảo cân đối nền kinh tế:

- Điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt nhằm kiểm soát tín dụng và đảm bảo lãi suất ở mức hợp lý.

- Các bộ ngành phối hợp để xác định sản phẩm, ngành hàng xuất khẩu chủ lực, bên cạnh đó phát triển sản xuất các mặt hàng thay thế hàng nhập khẩu, từ đó kiểm soát vấn đề nhập siêu.

- Phấn đấu giảm bội chi Ngân sách, đảm bảo nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia nằm trong giới hạn an toàn.

- Kiểm soát hoạt động kinh doanh vàng, ngoại tệ.

Có thể nói, các giải pháp trên của Chính phủ đã “giải cứu” nền kinh tế và đem lại tốc độ tăng trưởng GPD 5,89% trong năm 2011. Đây là mức tăng trưởng khá trong bối

cảnh kinh tế khó khăn. Qua các năm, NHTMCPCTVN – CN Khánh Hòa đã vượt qua các khó khăn chung và đạt được con số lợi nhuận ấn tượng.

2.2 Thực trạng hoạt động tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng tại NH TMCP Công thương Việt Nam – CN Khánh Hòa Công thương Việt Nam – CN Khánh Hòa

2.2.1 Tình hình dư nợ tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công thương VN – CN Khánh Hòa Khánh Hòa

Ngân hàng huy động để phục vụ cho mục tiêu cuối cùng của mình là đầu tư và cho vay để thu lợi nhuận. Cùng với việc huy động vốn tăng cao thì kết quả sử dụng vốn của NHTMCPCTVN – CN Khánh Hòa trong thời gian qua cũng tăng lên. Việc sử dụng vốn để đầu tư cho vay phải đảm bảo được mức độ an toàn và sinh lời. Trong những năm qua NHTMCPCTVN – CN Khánh Hòa đã thận trọng trong việc phân tích, đánh giá và lựa chọn khách hàng để cho vay và đầu tư, tuân thủ đúng

các bước của quy trình cho vay. Bên cạnh việc đáp ứng kịp thời nhu cầu tín dụng của những khách hàng truyền thống NHTMCPCTVN – CN Khánh Hòa đã tăng cường cải tiến chất lượng phục vụ, tăng cường ứng dụng các sản phẩm công nghệ mới vào phục vụ khách hàng. Chủ động cùng với khách hàng tháo gỡ những khó khăn để kịp thời giải ngân những dự án đã hội đủ điều kiện vay vốn.

Bảng 2.2: Cơ cấu dư nợ tín dụng tại Vietinbank Khánh Hòa năm 2010 – 2013 (ĐVT: Tỷ VNĐ)

Chỉ tiêu

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Tổng dư nợ tín dụng 2.399 100 2.581 100 2.853 100 2.944 100 Theo kỳ hạn - ngắn hạn 1.870 77.95 2.068 80.12 2.085 73.08 2.091 71.03 - trung dài hạn 529 22.05 513 19.88 768 26.92 853 28.97 Theo tiền tệ - VNĐ 2.095 87.32 1.981 76.75 1.828 64.07 1.982 67.32 - Ngoại tệ quy ra VNĐ 304 12.68 600 23.25 1.025 35.93 962 32.68 Theo khách hàng - Khách hàng DN lớn 466 19.42 644 24.95 1.313 46.02 1.266 43.00 - Khách hàng DNVVN 1.058 44.10 1.194 46.26 1.002 35.12 1.187 40.32

- Khách hàng cá nhân 875 36.48 743 28.79 538 18.86 491 16.68

Có bảo đảm/không bảo đảm bằng tài sản

- Không có BĐ bằng TS 296 12.34 362 14.02 464 16.26 838 28.46

- Có BĐ bằng TS 2.103 87.66 2.219 85.98 2.389 83.74 2.106 71.54

Tốc độ tăng trưởng 42 1.78 182 7.58 272 10.54

(Nguồn: Báo cáo của Vietinbank Khánh Hòa 2010-2013)

Từ những số liệu trên cho thấy hoạt động tín dụng của NHTMCPCTVN – CN Khánh Hòa liên tục tăng trưởng qua các năm, tốc độ tăng trưởng tăng. Dư nợ tín dụng đến cuối năm 2010 tăng 42 tỷ đồng so với năm 2009, năm 2011 tăng 182 tỷ đồng so với năm 2010, năm 2012 tăng 272 tỷ đồng so với năm 2011. Tuy tốc độ tăng trưởng qua các năm đạt được chưa cao nhưng với địa bàn tỉnh thì quy mô dư nợ tín dụng của chi nhánh là khá tốt, tốc độ tăng trưởng an toàn. Đặc biệt trong giai đoạn nền kinh tế trên thế giới và trong nước đang trong gặp suy thoái trầm trọng, NHTMCPCTVN – CN Khánh Hòa vẫn tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước.

Xét về cơ cấu tín dụng, có một số đặc điểm chính như sau: - Theo kỳ hạn:

Cơ cấu dư nợ phân theo kỳ hạn biến động qua các năm nhưng vẫn theo xu hướng tỷ trọng nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng khá cao. Trong giai đoạn năm 2010 - 2011, tỷ trọng nợ ngắn hạn trên tổng dư nợ ở mức rất cao (năm 2010 ở mức gần 78% và năm 2011 lên đến 80%). Nguyên nhân chủ yếu là vì nguồn vốn trung dài hạn của chi nhánh còn hạn chế do tiền gửi huy động được của các tổ chức và cá nhân đa phần hạn ngắn. Bên cạnh đó còn có nguyên nhân từ phía khách hàng thích lựa chọn kỳ hạn vay ngắn để được hưởng lãi suất vay thấp. Điều này dẫn đến việc một số phương án, dự án phù hợp với thời gian vay trung dài hạn nhưng phải ký hợp đồng vay ngắn hạn. Khi đến kỳ hạn trả nợ, khách hàng buộc phải dùng nguồn tiền khác (do nguồn tiền tạo ra từ phương án chưa đủ trả nợ) để thanh toán nợ vay.

Nhận thấy tình trạng này có thể gây mất an toàn vốn vay do khó giám sát kiểm tra được việc sử dụng vốn, năm 2012 chi nhánh đã nỗ lực sắp xếp nguồn vốn và cùng đàm phán với khách hàng đưa tỷ trọng nợ này về mức 73%. Đây là một điểm sách, một chuyển biến tích cực trong công tác tín dụng tại chi nhánh. Trong thời gian sắp tới, chi nhánh cần tiếp tục điều chỉnh cơ cấu theo định hướng trên để đảm bảo an toàn

vốn vay và gia tăng lợi nhuận cho chi nhánh (vì lãi suất vay trung dài hạn thường cao hơn lãi suất vay ngắn hạn từ 1%-2%).

- Theo đồng tiền cho vay:

Số liệu trên cho thấy dư nợ cho vay VNĐ đang giảm mạnh trong 03 năm gần đây. Mặc dù dư nợ tăng trưởng qua các năm nhưng dư nợ cho vay bằng VNĐ giảm mạnh cả về số tuyệt đối lẫn tương đối, dư nợ cho vay bằng ngoại tệ có xu hướng tăng. Năm 2010, chi nhánh vẫn tập trung cho vay bằng VNĐ là chủ yếu, tỷ trọng dư nợ cho vay VNĐ là 87,32%, số tuyệt đối 2.095 tỷ đồng. Năm 2011, tỷ trọng này giảm xuống mức 76,75% và đến năm 2012 chỉ còn ở mức 64,07%. Điều này chứng tỏ dư nợ tăng trưởng của chi nhánh chủ yếu là do cho vay các doanh nghiệp lớn, đa phần các doanh nghiệp lớn có tham gia hoạt động xuất nhập khẩu nên vay vốn bằng ngoại tệ.

- Theo loại hình khách hàng:

Phân tích cơ cấu dư nợ tín dụng theo loại hình khách hàng một lần nữa đã khẳng định các phân tích trên là hợp lý. Tỷ trọng dư nợ cho vay đối với đối tượng khách hàng doanh nghiệp lớn tăng nhanh qua các năm. Từ chỗ chỉ chiếm tỷ trọng 19,24% trong năm 2010 đến năm 2012 đã là 46,02% chứng tỏ việc tăng trưởng dư nợ từ năm 2011, 2012 chủ yếu dựa vào nhóm khách hàng này.

- Theo biện pháp bảo đảm tiền vay:

Tỷ trọng dư nợ cho vay không có bảo đảm bằng tài sản trên tổng dư nợ tăng khoảng 2%/năm. Tốc độ tăng tuy thấp nhưng xu hướng này không tốt trong bối cảnh việc xử lý nợ xấu vẫn dựa vào tài sản bảo đảm là chủ yếu. Điều này cũng cho thấy độ an toàn trong hoạt động tín dụng của chi nhánh đã có sự giảm sút.

2.2.2 Thực trạng và nguyên nhân rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công thương VN – CN Khánh Hòa thương VN – CN Khánh Hòa

Chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu từ năm 2008 đến nay, nền kinh tế nước ta đã chịu tác động tiêu cực và kinh tế vĩ mô có nhiều yếu tố không thuận lợi. Hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn. Vì vậy nợ xấu của các TCTD có chiều hướng gia tăng, NHTMCPCTVN – CN Khánh Hòa cũng không tránh được thực trạng trên. Các khoản nợ xấu hiện nay chủ yếu đã tích lũy từ trước đây do môi trường kinh doanh xấu đi kể từ năm 2008, khách hàng vay gặp nhiều khó khăn về tài chính và hoạt động, vì vậy nợ xấu có chiều hướng gia tăng nhanh trong những năm gần đây.

2.2.2.1 Chất lượng tín dụng tại NHTMCPCTVN – CN Khánh Hòa

Bảng 2.3: Tình hình nợ quá hạn tại Vietinbank Khánh Hòa từ năm 2008 – 06 tháng năm 2014 (ĐVT: Tỷ VNĐ) Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - chi nhánh Khánh Hòa (Trang 42)