Tăng trưởng tín dụng phải đi đôi với quản trị rủi ro

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - chi nhánh Khánh Hòa (Trang 94)

6. Một số công trình nghiên cứu về QT RRTD31

3.2.1.2 Tăng trưởng tín dụng phải đi đôi với quản trị rủi ro

Thực tế cho thấy sau cuộc đua giành thị phần tín dụng thiếu kiểm soát giữa các Ngân hàng thường phải trả giá bằng nợ xấu. Để giành giật khách hàng nhằm đạt được chỉ tiêu tín dụng đề ra, các Ngân hàng thường tự hạ chuẩn cho vay hoặc sợ mất lòng khách hàng sẽ chuyển sang vay vốn tại Ngân hàng khác mà kiểm soát lỏng lẻo. Cũng vì sợ mất khách hàng, các ngân hàng không thể ngồi lại với nhau để tìm hiểu, chia sẻ thông tin về khách hàng để hạn chế rủi ro. Hoặc vì quá tin tưởng uy tín của các khách hàng doanh nghiệp lớn, kinh doanh trong nhiều năm hiệu quả mà áp dụng phương thức thế chấp hàng tồn kho luân chuyển là phương thức rất rủi ro. Hiện nay, trong bối cảnh “sức khỏe” nhiều doanh nghiệp bị yếu đi, nhiều doanh nghiệp mất khả năng trả nợ cũng là lúc bộc lộ rõ nhất những bất cập trong hoạt động tín dụng của các ngân hàng vì chạy theo chỉ tiêu mà cho vay bừa bãi, từ đó dẫn đến rủi ro mất vốn là rất lớn.

NHTMCPCTVN phải chịu áp lực chỉ tiêu lợi nhuận rất lớn từ các cổ đông trong khi lợi nhuận vẫn dựa vào hoạt động tín dụng là chính. Do đó NHTMCPCTVN thường đặt ra chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng đối với các Chi nhánh trong đó có NHTMCPCTVN – CN Khánh Hòa Năm rất cao. Tuy nhiên NHTMCPCTVN – CN Khánh Hòa chỉ nên xem đây là mục tiêu để phấn đấu chứ không phải một mục tiêu phải đạt được bằng mọi giá. Vì nếu tăng trưởng tín dụng thấp hơn nhưng đầu tư vào đúng nơi đúng chỗ sẽ phát huy hiệu quả cao so với việc thực hiện mục tiêu đặt ra nhưng lại đầu tư vào nơi kém hiệu quả. Mục tiêu tăng trưởng tín dụng có thể không thực hiện được nhưng nếu tăng trưởng tín dụng không an toàn tiếp tục phát sinh nợ xấu sẽ khó giải quyết hơn.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - chi nhánh Khánh Hòa (Trang 94)