6. Một số công trình nghiên cứu về QT RRTD31
2.2.1 Tình hình dư nợ tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công thương VN – CN
các khó khăn chung và đạt được con số lợi nhuận ấn tượng.
2.2 Thực trạng hoạt động tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng tại NH TMCP Công thương Việt Nam – CN Khánh Hòa Công thương Việt Nam – CN Khánh Hòa
2.2.1 Tình hình dư nợ tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công thương VN – CN Khánh Hòa Khánh Hòa
Ngân hàng huy động để phục vụ cho mục tiêu cuối cùng của mình là đầu tư và cho vay để thu lợi nhuận. Cùng với việc huy động vốn tăng cao thì kết quả sử dụng vốn của NHTMCPCTVN – CN Khánh Hòa trong thời gian qua cũng tăng lên. Việc sử dụng vốn để đầu tư cho vay phải đảm bảo được mức độ an toàn và sinh lời. Trong những năm qua NHTMCPCTVN – CN Khánh Hòa đã thận trọng trong việc phân tích, đánh giá và lựa chọn khách hàng để cho vay và đầu tư, tuân thủ đúng
các bước của quy trình cho vay. Bên cạnh việc đáp ứng kịp thời nhu cầu tín dụng của những khách hàng truyền thống NHTMCPCTVN – CN Khánh Hòa đã tăng cường cải tiến chất lượng phục vụ, tăng cường ứng dụng các sản phẩm công nghệ mới vào phục vụ khách hàng. Chủ động cùng với khách hàng tháo gỡ những khó khăn để kịp thời giải ngân những dự án đã hội đủ điều kiện vay vốn.
Bảng 2.2: Cơ cấu dư nợ tín dụng tại Vietinbank Khánh Hòa năm 2010 – 2013 (ĐVT: Tỷ VNĐ)
Chỉ tiêu
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Tổng dư nợ tín dụng 2.399 100 2.581 100 2.853 100 2.944 100 Theo kỳ hạn - ngắn hạn 1.870 77.95 2.068 80.12 2.085 73.08 2.091 71.03 - trung dài hạn 529 22.05 513 19.88 768 26.92 853 28.97 Theo tiền tệ - VNĐ 2.095 87.32 1.981 76.75 1.828 64.07 1.982 67.32 - Ngoại tệ quy ra VNĐ 304 12.68 600 23.25 1.025 35.93 962 32.68 Theo khách hàng - Khách hàng DN lớn 466 19.42 644 24.95 1.313 46.02 1.266 43.00 - Khách hàng DNVVN 1.058 44.10 1.194 46.26 1.002 35.12 1.187 40.32
- Khách hàng cá nhân 875 36.48 743 28.79 538 18.86 491 16.68
Có bảo đảm/không bảo đảm bằng tài sản
- Không có BĐ bằng TS 296 12.34 362 14.02 464 16.26 838 28.46
- Có BĐ bằng TS 2.103 87.66 2.219 85.98 2.389 83.74 2.106 71.54
Tốc độ tăng trưởng 42 1.78 182 7.58 272 10.54
(Nguồn: Báo cáo của Vietinbank Khánh Hòa 2010-2013)
Từ những số liệu trên cho thấy hoạt động tín dụng của NHTMCPCTVN – CN Khánh Hòa liên tục tăng trưởng qua các năm, tốc độ tăng trưởng tăng. Dư nợ tín dụng đến cuối năm 2010 tăng 42 tỷ đồng so với năm 2009, năm 2011 tăng 182 tỷ đồng so với năm 2010, năm 2012 tăng 272 tỷ đồng so với năm 2011. Tuy tốc độ tăng trưởng qua các năm đạt được chưa cao nhưng với địa bàn tỉnh thì quy mô dư nợ tín dụng của chi nhánh là khá tốt, tốc độ tăng trưởng an toàn. Đặc biệt trong giai đoạn nền kinh tế trên thế giới và trong nước đang trong gặp suy thoái trầm trọng, NHTMCPCTVN – CN Khánh Hòa vẫn tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước.
Xét về cơ cấu tín dụng, có một số đặc điểm chính như sau: - Theo kỳ hạn:
Cơ cấu dư nợ phân theo kỳ hạn biến động qua các năm nhưng vẫn theo xu hướng tỷ trọng nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng khá cao. Trong giai đoạn năm 2010 - 2011, tỷ trọng nợ ngắn hạn trên tổng dư nợ ở mức rất cao (năm 2010 ở mức gần 78% và năm 2011 lên đến 80%). Nguyên nhân chủ yếu là vì nguồn vốn trung dài hạn của chi nhánh còn hạn chế do tiền gửi huy động được của các tổ chức và cá nhân đa phần hạn ngắn. Bên cạnh đó còn có nguyên nhân từ phía khách hàng thích lựa chọn kỳ hạn vay ngắn để được hưởng lãi suất vay thấp. Điều này dẫn đến việc một số phương án, dự án phù hợp với thời gian vay trung dài hạn nhưng phải ký hợp đồng vay ngắn hạn. Khi đến kỳ hạn trả nợ, khách hàng buộc phải dùng nguồn tiền khác (do nguồn tiền tạo ra từ phương án chưa đủ trả nợ) để thanh toán nợ vay.
Nhận thấy tình trạng này có thể gây mất an toàn vốn vay do khó giám sát kiểm tra được việc sử dụng vốn, năm 2012 chi nhánh đã nỗ lực sắp xếp nguồn vốn và cùng đàm phán với khách hàng đưa tỷ trọng nợ này về mức 73%. Đây là một điểm sách, một chuyển biến tích cực trong công tác tín dụng tại chi nhánh. Trong thời gian sắp tới, chi nhánh cần tiếp tục điều chỉnh cơ cấu theo định hướng trên để đảm bảo an toàn
vốn vay và gia tăng lợi nhuận cho chi nhánh (vì lãi suất vay trung dài hạn thường cao hơn lãi suất vay ngắn hạn từ 1%-2%).
- Theo đồng tiền cho vay:
Số liệu trên cho thấy dư nợ cho vay VNĐ đang giảm mạnh trong 03 năm gần đây. Mặc dù dư nợ tăng trưởng qua các năm nhưng dư nợ cho vay bằng VNĐ giảm mạnh cả về số tuyệt đối lẫn tương đối, dư nợ cho vay bằng ngoại tệ có xu hướng tăng. Năm 2010, chi nhánh vẫn tập trung cho vay bằng VNĐ là chủ yếu, tỷ trọng dư nợ cho vay VNĐ là 87,32%, số tuyệt đối 2.095 tỷ đồng. Năm 2011, tỷ trọng này giảm xuống mức 76,75% và đến năm 2012 chỉ còn ở mức 64,07%. Điều này chứng tỏ dư nợ tăng trưởng của chi nhánh chủ yếu là do cho vay các doanh nghiệp lớn, đa phần các doanh nghiệp lớn có tham gia hoạt động xuất nhập khẩu nên vay vốn bằng ngoại tệ.
- Theo loại hình khách hàng:
Phân tích cơ cấu dư nợ tín dụng theo loại hình khách hàng một lần nữa đã khẳng định các phân tích trên là hợp lý. Tỷ trọng dư nợ cho vay đối với đối tượng khách hàng doanh nghiệp lớn tăng nhanh qua các năm. Từ chỗ chỉ chiếm tỷ trọng 19,24% trong năm 2010 đến năm 2012 đã là 46,02% chứng tỏ việc tăng trưởng dư nợ từ năm 2011, 2012 chủ yếu dựa vào nhóm khách hàng này.
- Theo biện pháp bảo đảm tiền vay:
Tỷ trọng dư nợ cho vay không có bảo đảm bằng tài sản trên tổng dư nợ tăng khoảng 2%/năm. Tốc độ tăng tuy thấp nhưng xu hướng này không tốt trong bối cảnh việc xử lý nợ xấu vẫn dựa vào tài sản bảo đảm là chủ yếu. Điều này cũng cho thấy độ an toàn trong hoạt động tín dụng của chi nhánh đã có sự giảm sút.
2.2.2 Thực trạng và nguyên nhân rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công thương VN – CN Khánh Hòa