Phương pháp quản trị rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - chi nhánh Khánh Hòa (Trang 32)

6. Một số công trình nghiên cứu về QT RRTD31

1.2.2.2 Phương pháp quản trị rủi ro tín dụng

- Thực hiện đúng các quy định của pháp luật về cho vay, bảo lãnh, cho thuê tài chính, chiết khấu, bao thanh toán và bảo đảm tiền vay. Xem xét và quyết định việc cho vay có bảo đảm bằng tài sản hoặc không có bảo đảm bằng tài sản, cho vay có bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay, tránh các vướng mắc khi xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ vay. Đặc biệt chú trọng thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng tín

dụng, không để nợ xấu gia tăng.

- Tăng cường kiểm tra, giám sát việc chấp hành các nguyên tắc, thủ tục cho vay và cấp tín dụng khác, tránh xảy ra sự cố gây thất thoát tài sản; sắp xếp lại tổ chức bộ máy, tăng cường công tác đào tạo cán bộ để đáp ứng yêu cầu kinh doanh ngân hàng trong điều kiện hội nhập quốc tế.

- Xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ phù hợp với hoạt động kinh doanh, đối tượng khách hàng, tính chất rủi ro của khoản nợ của TCTD.

- Thực hiện chính sách quản trị rủi ro tín dụng, mô hình giám sát rủi ro tín dụng, phương pháp xác định và đo lường rủi ro tín dụng có hiệu quả, trong đó bao gồm cách thức đánh giá về khả năng trả nợ của khách hàng, hợp đồng tín dụng, các tài sản bảo đảm, khả năng thu hồi nợ và quản lý nợ của TCTD.

- Thực hiện các quy định bảo đảm kiểm soát rủi ro và an toàn hoạt động tín dụng:

+ Xây dựng và thực hiện đồng bộ hệ thống các quy chế, quy trình nội bộ về quản lý rủi ro; trong đó đặc biệt chú trọng việc xây dựng chính sách khách hàng vay vốn, sổ tay tín dụng, quy định về đánh giá, xếp hạng khách hàng vay, đánh giá chất lượng tín dụng và xử lý các khoản nợ xấu.

+ Mở rộng tín dụng trung và dài hạn ở mức thích hợp, đảm bảo cân đối thời hạn cho vay với thời hạn của nguồn vốn huy động.

+ Thực hiện đúng quy định về giới hạn cho vay, bảo lãnh, cho thuê tài chính, bao thanh toán đối với một khách hàng và các tỷ lệ an toàn hoạt động kinh doanh.

- Đối với các trường hợp chây ỳ nhận nợ và trả nợ vay, các tổ chức tín dụng cần áp dụng các biện pháp kiên quyết, đúng pháp luật để thu hồi nợ vay, kể cả việc xử lý tài sản thế chấp, cầm cố và bảo lãnh, khởi kiện lên cơ quan tòa án.

- Phân tán rủi ro trong cho vay: không dồn vốn cho vay quá nhiều đối với một khách hàng hoặc không tập trung cho vay quá nhiều vào một ngành, lĩnh vực kinh tế có rủi ro cao.

- Thực hiện tốt việc thẩm định khách hàng và khả năng trả nợ trước khi quyết định tín dụng.

- Phải có chính sách tín dụng hợp lý và duy trì các khoản dự phòng để đối phó với rủi ro.

bản như là: Khả năng trả nợ của khách hàng so với mức cho vay; Trị giá tài sản đảm bảo so với mức cho vay; Giới hạn tổng dư nợ cho vay một khách hàng, một nhóm khách hàng có liên quan;….

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - chi nhánh Khánh Hòa (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)