Bảng 7: Các mức xếp hạng khách hàng theo hệ thống XHTDNB
3.2.6. Sử dụng các công cụ phái sinh
Sử dụng các công cụ phái sinh hiện nay chưa được chú trọng tại PG Bank nói riêng và toàn bộ hệ thống ngân hàng ở Việt Nam nói chung. Bằng việc sử dụng các công cụ phái sinh này (gồm: giao dịch kỳ hạn, hoán đổi, quyền chọn và tương lai), các ngân hàng có thể chuyển giao những tổn thất mà mình có thể gặp phải sang cho những tổ chức sẵn sàng chấp nhận rủi ro. Nhờ vậy có thể giảm thiểu tổn thất khi rủi ro xảy ra, đồng thời chỉ phải trả một khoản phí nhỏ hơn rất nhiều cho bên đối tác. Trong tương lai, PG Bank cũng như toàn bộ hệ thống ngân hàng Việt Nam nên tận dụng biện pháp này trong phòng ngừa rủi ro. Tuy nhiên, để áp dụng ngay lập tức trong thời gian gần là một khó khăn đối với Ngân
hàng. Bởi hiện nay, PG Bank chưa có một văn bản nào được coi là hướng dẫn chuẩn hóa cho nghiệp vụ này. Do vậy, để có thể sớm tiếp cận nghiệp vụ này, PG Bank cần trải qua các bước sau:
− Thực hiện liên kết với các ngân hàng nước ngoài nhằm học hỏi kinh nghiệm và sự tư vấn từ họ. Mời chuyên gia từ các nước có nền kinh tế phát triển về hướng dẫn, đào tạo cán bộ, giúp cán bộ quen thuộc hơn với nghiệp vụ này. Bên cạnh đó, tích cực trong việc tuyển dụng, ưu tiên ứng viên được đào tạo chuyên môn trong các nghiệp vụ phái sinh.
− Đưa ra các văn bản, quy định hướng dẫn cụ thể về việc áp dụng nghiệp vụ phái sinh trong thực tế dưới sự tư vấn của các ngân hàng lớn trên thế giới và phù hợp với luật pháp cũng như môi trường, tập quán của Việt Nam.
− Đổi mới công nghệ, đẩy nhanh ứng dụng của khoa học kỹ thuật trong việc áp dụng các nghiệp vụ phái sinh.