Thực trạng rủi ro tín dụng tại NHTMCP Xăng Dầu Petrolimex.

Một phần của tài liệu giải pháp quản lý rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh tại ngân hàng tmcp xăng dầu petrolimex (2) (Trang 49 - 55)

3. Theo loại tiền

2.2.1. Thực trạng rủi ro tín dụng tại NHTMCP Xăng Dầu Petrolimex.

Qua phân tích về tình hình hoạt động tín dụng tại PG Bank trong giai đoạn 2010-2012 có thể thấy: tín dụng tăng trưởng khá tốt qua các năm, cơ cấu cho vay đang được điều chỉnh dần. Tuy nhiên, để đánh giá tình hình tăng trưởng tín dụng có ổn định không và chất lượng tín dụng có thực sự cao không thì cần xem xét mức độ rủi ro trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng, thể hiện qua các chỉ tiêu dưới đây:

2.2.1.1. Tình hình chung về nợ quá hạn và nợ xấu..

Nợ quá hạn và nợ xấu là những vấn đề luôn song hành với hoạt động kinh doanh của các ngân hàng. Đến cuối năm 2010, tỷ lệ nợ xấu theo cách tính của Việt Nam là 2,5%. Theo NHNN, hiện tại nợ xấu của hệ thống ngân hàng xung quanh mức 3% và mục tiêu cơ quan này đề ra cho năm nay là trường hợp xấu nhất thì cũng chỉ dưới 5%. Bản thân mục tiêu đề ra như vậy cũng cho thấy vấn đề nợ xấu có chiều hướng tiếp tục tăng. Dưới sức ép của Nợ quá hạn và nợ xấu, PGBank cũng đã có các biện pháp quản lý rủi ro trong hoạt động tín dụng. Kết quả báo cáo nợ quá hạn và nợ xấu qua các năm 2010 – 2012 dưới đây đã phản ánh những nỗ lực đó tại PGBank:

Bảng 4: Phân loại nợ của ngân hàng giai đoạn 2008-2010

Đơn vị: Tỷ VNĐ.

Phân loại dư nợ

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Số dư Tỷ trọng (%) Số dư Tỷ trọng (%) Số dư Tỷ trọng (%) Nợ nhóm 1 2308 97.6 6137 98 10638 97.7 Nợ nhóm 2 23.1 0.98 53 0.85 94 0.86 Nợ nhóm 3 12.5 0.53 6.8 0.1 55 0.52 Nợ nhóm 4 12.9 0.5 52 0.83 69 0.64 Nợ nhóm 5 8.5 0.39 18.2 0.22 31 0.28 Tổng nợ xấu 33.9 77 155 Tổng dư nợ 2365 6267 10887 Tổng nợ xấu/ Tổng dư nợ 1.42% 1.23% 1.42%

Giai đoạn năm 2010- 2012 nền kinh tế thế giới và nền kinh tế Việt Nam xảy ra rất nhiều biến động. Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp liên tục gặp khó khăn bởi quá trình suy thoái kinh tế nói trên. Tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu đã phản ánh rõ những khó khăn của doanh nghiệp và rủi ro thực tế đối với Ngân hàng. Tỷ lệ nợ xấu qua tại PG Bank các năm 2010 – 2012 đều duy trì ở mức 1.42% và 1.23% đây là mức nợ xấu thấp so với mặt bằng chung của ngành. Con số trên phản ánh khả năng quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động tín dụng của PGBank là khá tốt quy chiếu theo mức dư nợ tăng thêm rất nhanh qua các năm. Phân tích cụ thể ta có thể thấy:

Tỷ lệ tiêu chuẩn - nợ nhóm 1: luôn ở tỷ lệ cao. Năm 2010 tỷ lệ nhóm nợ này chiếm 97.6% tổng dư nợ, tỷ lệ này được cải thiện qua các năm 2011 là 98%, tới năm 2012 là 97.7% .Trong nền kinh tế biến động thì việc duy trì tỷ lệ nợ tiêu chuẩn trên là tương đối ấn tượng.Nó phản ánh việc quản trị tốt công tác thu hồi nợ và thông báo nợ đối với khách hàng. PG Bank đã có những quy trình rõ ràng về nhiệm vụ, trách nhiệm của từng đơn vị liên quan đến công tác kinh doanh. Cụ thể, chuyên viên quan hệ khách hàng kết hợp với chuyên viên quản lý tín dụng theo dõi cụ thể các món vay đến hạn của khách hàng, thông báo trước 15 ngày số tiền phải trả theo các kỳ trả nợ đối với doanh nghiệp, thông báo trước 10 ngày đối với cá nhân số tiền phải trả theo các kỳ trả nợ.

Tỷ lệ nợ nhóm 2: Qua các năm tỷ lệ nợ nhóm 2 vẫn được duy trì trong khoảng 0.8 % - 0.9 %. Thời kỳ suy thoái kinh tế tác động mạnh mẽ tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ở bất kỳ các ngành nghề lĩnh vực và được dự báo còn nhiều khó khăn trong năm 2012 và 2013. Tỷ lệ nợ xấu ở nhóm 2 chủ yếu tập trung vào món vay của khách hàng doanh nghiệp. Sở dĩ có điều này là vì năm 2010 cuộc khủng hoảng kinh tế xuất hiện cùng với một loạt bất ổn trong chính sách, nguồn vốn lưu động của doanh nghiệp không đều. Việc các doanh nghệp có nợ quá hạn tới nhóm 2 là điều khó tránh khỏi. Tuy nhiên tỷ lệ này cũng đã có xu hướng giảm trong năm 2010 là 0.86 % ( so với 0.98 % của năm 2008 ) bởi các biện pháp cơ cấu lại thời hạn khoản vay, đi sát tình hình thực tế của doanh nghiệp.

Tỷ lệ nợ xấu nhóm 3,4,5:Các năm 2010, 2011, 2012 tỷ lệ nợ xấu tương ứng là 1.42%, 1.23%, 1.42% . So với quy định 3% tỷ lệ nợ xấu đối với các NHTM của NHNN trong thời kỳ này thì đây là một con số khá thấp. Tuy nhiên, là một ngân hàng mới và có quy mô tín dụng không lớn ( dư tín dụng khoảng 11.000 tỷ ) rõ ràng thẻ hiện sự căng thẳng trong công tác quản trị rủi ro tín dụng của PG Bank.

Biểu đồ 6: Tình hình nợ xấu qua các năm

Biểu đồ 7: Tỷ lệ nợ xấu qua các năm

Từ bảng số liệu, ta thấy nợ xấu năm 2008 ở mức khá cao: 1.42%. Nguyên nhân chính là do năm 2008, kinh tế VN đối mặt với những khó khăn, thử thách rất lớn do bị ảnh hưởng trực tiếp từ cuộc khủng hoảng tài chính, tiền tệ và suy thoái kinh tế thế giới, cũng như hậu quả nặng nề của thiên tai, lũ lụt nên ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Bước sang năm 2009, nền kinh tế dần hồi phục, tỷ lệ nợ xấu giảm xuống còn 1.23%. Tuy nhiên, năm 2010, một lần nữa, những cuộc suy thoái kinh tế nặng đã khiến gia tăng các khoản nợ xấu của Ngân hàng. Theo thống kê, tỷ lệ nợ xấu của hệ thống ngân hàng Việt Nam tính đến cuối năm 2010 vào khoảng 2,5%. Nền kinh tế xuống dốc ảnh hưởng tiêu cực đến tình hình sản xuất kinh doanh của tất cả doanh nghiệp. Ở thời kỳ này, các ngân hàng đều chung sức cùng doanh nghiệp để giảm thiểu tối đa nợ quá hạn, nợ xấu. Tỷ lệ nợ xấu năm này bằng với năm 2008, là 1,42%. Tuy nhiên, con số này vẫn thấp hơn nhiều so với trung bình ngành và với quy định của NHNN.

2.2.1.2. Tình hình trích lập dự phòng rủi ro tín dụng

Việc trích lập dự phòng rủi ro có ý nghĩa rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh ngân hàng.

Nó giúp ngân hàng có được nguồn tài chính để xử lý rủi ro tín dụng, đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói riêng cũng như toàn hệ thống nói chung. Đây vừa là một biện pháp khắc phục rủi ro, đồng thời là một nguyên tắc bắt buộc đối với các ngân hàng thương mại.

Với tỷ lệ nợ quá hạn nằm trong khả năng kiểm soát như đã phân tích, Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex chỉ phải trích lập dự phòng chung theo quyết định 493/2005/QĐ- NHNN. Điều này làm giảm chi phí cho ngân hàng, đồng thời có thể tận dụng được nguồn vốn đó để đầu tư làm tăng thu nhập của ngân hàng.

Bảng 5: Trích lập dự phòng các năm

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Tổng dư nợ 2365 6267 10887 Dự phòng trích lập 22.5 47.1 105.3 Dự phòng chung 17.1 41.2 81 Dự phòng cụ thể 5.4 5.9 24.3 Tỷ lệ DPRRTD 0.95% 0.75% 0.96% Hệ số khả năng bù đắp RRTD 66.4% 163% 67.9%

Biểu đồ 8: Dự phòng được trích lập

Một phần của tài liệu giải pháp quản lý rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh tại ngân hàng tmcp xăng dầu petrolimex (2) (Trang 49 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w