8. Các tài khoản tại ngân hàng
1.3.2. Bài học rút ra cho các ngân hàng Việt Nam
1.3.2.1. Kinh nghiệm cần học hỏi
- Xây dựng và hoàn thiện bộ máy quản lý rủi ro độc lập, đảm bảo tính độc lập giữa các
cán bộ tín dụng, cán bộ quản lý tín dụng với cán bộ quản lý rủi ro, cán bộ thẩm định rủi ro. Cấp chi nhánh phải có đội ngũ cán bộ quản lý rủi ro chuyên trách, đảm bảo chức năng quản lý RRTD phải được giao cho một bộ phận hoạt động độc lập với các đơn vị kinh doanh của ngân hàng và sẽ không tham gia vào hoạt động tạo ra rủi ro.
- Xây dựng thị trường mục tiêu và mức rủi ro chấp nhận của ngân hàng. Thị trường mục tiêu được xây dựng dựa trên cơ sở phân tích các bước sau:
(1) Nhận dạng thị trường tiềm năng dựa vào tổng quan các thành viên tham gia trên thị trường.
(2) Liệt kê các cơ hội đầu tư trong thị trường đó.
(3) Theo dõi môi trường kinh doanh, đánh giá vị trí của ngân hàng trên mỗi thị trường, từ đó điều chỉnh thị trường mục tiêu.
(4) Miêu tả các yếu tố về chất và lượng của khách hàng mục tiêu trên mỗi thị trường. - Xây dựng mức độ rủi ro chấp nhận của ngân hàng dựa trên các yếu tố sau: Mức doanh thu; Chất lượng quản lý; Tăng trưởng tiềm năng; Quan hệ với chính phủ; Vị trí trong ngành công nghiệp; Các chỉ số tài chính; Các điều khoản tín dụng phù hợp; Thu nhập tiềm năng cho ngân hàng từ khoản vay đó.
- Thường xuyên tổ chức đào tạo và bồi dưỡng kiến thức cho các cán bộ tín dụng, cán bộ quản lý tín dụng cũng như đội ngũ cán bộ thẩm định RRTD, cán bộ rủi ro chuyên trách nhằm từng bước xây dựng đội ngũ chuyên gia về quản trị RRTD vì các phương pháp phân tích dù có hiện đại, phức tạp đến mấy thì cũng không thể thay thế được kinh nghiệm và đánh giá chuyên môn trong quản trị RRTD.
- Chú trọng nhiều hơn nữa đến việc đầu tư và nâng cấp công nghệ thông tin nhằm phục vụ cho việc phân tích, đánh giá, đo lường RRTD, thực hiện chấm điểm tín dụng theo tiêu chuẩn quốc tế, giám sát độc lập khoản vay, chú trọng thực hiện phân nhóm khách hàng.
- Tạo hành lang pháp lý cho sự ra đời của các ngân hàng bảo lãnh, các tổ chức mua bán nợ, kinh doanh rủi ro góp phần tăng cường các biện pháp, giải pháp trong hoạt động tài trợ rủi ro đồng thời góp phần phát triển đầy đủ các thị trường.
1.3.2.2. Bài học từ những sai lầm
Hiện nay, Việt Nam đang học tập mô hình xử lý nợ khó đòi kiểu Trung. Hoạt động này được dự báo sẽ vấp phải những vấn đề nan giải mà Trung Quốc đang và sẽ vấp phải. Đã đến lúc Việt Nam cần phải tìm một giải pháp toàn diện, triệt để, và hữu hiệu hơn cho vấn đề nợ khó đòi, vốn cũng chiếm từ 10 đến 20% tổng dư nợ cho vay, tùy theo ước tính, chứ không nên đơn thuần quan niệm rằng thành lập AMC là điều kiện cần và đủ để giải quyết vấn đề này.
- Lợi nhuận càng cao thì càng tiềm ẩn nhiều nguy cơ dẫn tới rủi ro. Khủng hoảng Mỹ vừa rồi là một minh chứng. Trong khi chạy theo lợi nhuận, các ngân hàng đã bỏ qua việc kiểm soát các hoạt động cho vay vào các lĩnh vực mạo hiểm (bất động sản, chứng khoán…). Trong quá trình kinh doanh của mình, ngoài lợi nhuận, các ngân hàng Việt Nam cần coi trọng tới quản trị RRTD cũng như rủi ro thanh khoản.
Kết luận:
Chương 1 đã khái quát lên những vấn đề cơ bản về RRTD, công tác quản trị RRTD, các dấu hiệu và phương pháp đo lường RRTD trong hoạt động kinh doanh của các NHTM. Đồng thời cũng nêu lên một số kinh nghiệm về quản trị RRTD của một số ngân hàng trên thế giới, từ đó rút ra những bài học cho các NHTM Việt Nam. Những vấn đề được đề cập đến trong chương này sẽ làm tiền đề, cơ sở lý luận cho chúng ta tiếp tục nghiên cứu trong các chương tiếp theo.
CHƯƠNG 2